K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2021

1, C

2, D

3, B

4, A

16 tháng 3 2021

Câu 1

Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì : 

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Câu 2

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

Câu 3

Nhận xét:

- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...

- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

- Kết quả: Đều thất bại

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

Câu 4

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883):

- Về chính trị: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.

+ Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) do triều đình quản lí.

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.

+ Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.

- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế), Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.

- Về kinh tế: Pháp kiểm nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

=> Với bản hiệp ước này, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Chúc e học tốt


 

 



 

16 tháng 3 2021

ảm ơn bạn nhiều 

 

5 tháng 4 2021

Câu 1:

a)

Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm :

-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862

-Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.

-Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883

-Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.

5 tháng 4 2021

Câu 3:

tham khảo

Theo em, nhận định này là đúng vì:

Có thể nói, ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.

Dẫn chứng cho điều này là trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược cũng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Triều đình Nguyễn đã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa.

Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Và chính những sai lầm đó, những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Thực ra trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể chối cải được.

23 tháng 3 2021

Thời gian

Quá trình xâm lược của TDP

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

1-9-1858

Thực dân Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta

-Quân dân ta anh dũng chống trả, quân Pháp bước đầu bị thất bại.

1859

Tấn công Gia Định

-Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra sôi nổi.

-Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm cỏ đông.

 

1867

Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kỳ

-Nhân dân Nam Kỳ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi.

-Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc...

1873

Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất

-Nhân dân Hà Nội anh dũng đứng lên... Trận Cầu Giấy 21-12-1873 giết chết Gác-ni-ê

-Tại các tỉnh, nhân dân lập căn cứ kháng chiến...

1882

Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai

Nhân dân phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến... Đặc biệt trận Cầu Giấy 19-5-1883 giết chết Ri-vi-e.

1883

Đánh chiếm Thuận An, buộc triều đình ký hiệp ước Hác Măng

Phong trào kháng chiến càng được đẩy mạnh, nhiều

văn thân sĩ phu phản đối lệnh bãi binh...

24 tháng 3 2021

cảm mơn bạn nhìu nhavui

7 tháng 9 2021

Tham khảo:

Năm 1917 là năm xảy ra Cách mạng tháng Mười Nga. Nó đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay “chính quốc”, đồng thời đánh vào hậu phương của nó là các nước thuộc địa của Nga hoàng; cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin. Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vô cùng sâu rộng; không một cuộc cách mạng nào trong thời đại ngày nay lại không chịu ảnh hưởng sâu xa của Cách mạng tháng Mười. Nó cho thấy: trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người vươn tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh. \(\Rightarrow\)Năm 1917 là năm kết thúc lịch sử cận đại.

Câu 1:

- Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.

- Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.

=> Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

Câu 2:

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.