K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

3. Soạn bài Tiếng vọng

Câu 1 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5)

Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn sau: Từ đầu... mãi mãi chẳng ra đời.

Trả lời:

Con chim sẻ nhỏ chết trong cơn bão, xác lạnh ngắt lại bị mèo tha đi. Nó chết để lại trong tổ những quả trứng. Không còn có mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.

Câu 2 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5)

Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn sau: Đêm ấy tôi nằm... đến lúc bão vơi, chú ý tới hành động của tác giả.

Trả lời:

Tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ vì khi bão tố ập đến, "cánh chim đập cửa" như kêu cứu, nhưng nhà thơ đã vô tình và dửng dưng nằm ngủ:

"Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa

Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

Và tôi ngủ ngon lành đến lúc cơn bão vơi".

Câu 3 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5)

Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn cuối bài thơ: Đêm đêm tôi vừa chợp mắt... đến hết.

Trả lời:

Những hình ảnh đã để lại ám ảnh sâu sắc trong tâm trí tác giả là: "cánh chim đập cửa" trong cơn bão, con chim chết lạnh ngắt bị con mèo tha đi, không còn được nghe "tiếng cánh chim về", tiếng hót trong tổ những quả trứng mà "những con chim non mãi mãi chẳng ra đời". Hình ảnh những quả trứng của chim mẹ sau khi chết để lại nỗi ám ảnh nhất, thương xót nhất.

16 tháng 11 2021

Câu 1

Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... mãi mãi chẳng ra đời.

Lời giải chi tiết:

Con chim sẻ nhỏ chết trong cơn bão, xác lạnh ngắt lại bị mèo tha đi. Nó chết để lại trong tổ những quả trứng. Không còn có mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.

Câu 2

Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn sau: Đêm ấy tôi nằm... đến lúc bão vơi, chú ý tới hành động của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Tác giả băn khoăn day dứt về cái chết của con chim sẻ rồi tự trách mình ích kỷ vì: trong đêm mưa bão, nghe cánh chim đập cửa, tác giả đã nằm trong chăn ấm, không muốn dậy mở cửa cho sẻ tránh mưa, vô tình đã gây nên hậu quả đau lòng.

Câu 3

Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn cuối bài thơ: Đêm đêm tôi vừa chợp mắt... đến hết.

Lời giải chi tiết:

Để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả là hình ảnh những quả trứng không có mẹ ủ. Tác giả thấy chúng cả trong giấc ngủ, tiếng lăn như đá lở ở trên ngàn. Chính vì vậy ông đặt tên bài thơ là Tiếng vọng

Câu 4

Hãy đặt một tên khác cho bài thơ?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ tên những tên khác cho bài thơ dựa theo nội dung chính.

Lời giải chi tiết:

Tên khác của bài thơ: Sự ân hận muộn màng, cánh chim đập cửa, cái chết của con chim sẻ nhỏ...

Nội dung

Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Hiểu được điều tác giả muốn nói: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.

Bài đọc

Tiếng vọng

Con chim sẻ nhỏ chết rồi

Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.

Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa

Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.

Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú

Không còn nghe tiếng cánh chim về,

Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.

Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt

Một con mèo hàng xóm lại tha đi

Nó để lại trong tổ những quả trứng

Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.

Đêm đêm tôi vừa chợp mắt

Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh

Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.



 

16 tháng 11 2021

3. Soạn bài Tiếng vọng

Câu 1 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5)

Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn sau: Từ đầu... mãi mãi chẳng ra đời.

Trả lời:

Con chim sẻ nhỏ chết trong cơn bão, xác lạnh ngắt lại bị mèo tha đi. Nó chết để lại trong tổ những quả trứng. Không còn có mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.

Câu 2 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5)

Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn sau: Đêm ấy tôi nằm... đến lúc bão vơi, chú ý tới hành động của tác giả.

Trả lời:

Tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ vì khi bão tố ập đến, "cánh chim đập cửa" như kêu cứu, nhưng nhà thơ đã vô tình và dửng dưng nằm ngủ:

"Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa

Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

Và tôi ngủ ngon lành đến lúc cơn bão vơi".

Câu 3 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5)

Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn cuối bài thơ: Đêm đêm tôi vừa chợp mắt... đến hết.

Trả lời:

Những hình ảnh đã để lại ám ảnh sâu sắc trong tâm trí tác giả là: "cánh chim đập cửa" trong cơn bão, con chim chết lạnh ngắt bị con mèo tha đi, không còn được nghe "tiếng cánh chim về", tiếng hót trong tổ những quả trứng mà "những con chim non mãi mãi chẳng ra đời". Hình ảnh những quả trứng của chim mẹ sau khi chết để lại nỗi ám ảnh nhất, thương xót nhất.

15 tháng 11 2021

Câu 1

Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn văn thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện từng loài cây trồng ở ban công.

Câu 2

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có điểm gì nổi bật?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn văn thứ hai.

Lời giải chi tiết:

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu đều có những đặc điểm nổi bật như: cây quỳnh lá dày giữ được nước, cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu, cây hoa giấy bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng, cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to.

Câu 3

Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

Phương pháp giải:

Chim đậu ở ban công chứng tỏ điều gì?

Trước đó, bạn Hằng đã nhận xét gì về ban công nhà Thu?

Lời giải chi tiết:

Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.

Câu 4

Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?

Phương pháp giải:

Nghĩa đen: Những nơi đất tốt, yên bình, an toàn thì chim thường lui tới.

Lời giải chi tiết:

“Đất lành chim đậu” là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu hoặc trú ngụ, sẽ có người tìm đến để làm ăn sinh sống. 

Bài đọc

Chuyện một khu vườn nhỏ

              Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

              Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!

             Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:

- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?

Săm soi: ngắm đi ngắm lại kĩ càng, tỉ mỉ

Cầu viện: xin được trợ giúp

#Mai

15 tháng 11 2021

huyện Một Khu Vườn Nhỏ

Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở.

Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra những chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng… Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!

Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:

Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

-Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?

Theo Vân Long

Chú thích:

  • Săm soi: ngắm đi ngắm lại kĩ càng, tỉ mỉ
  • Cầu viện: Xin được trợ giúp

2. Nội dung bài Chuyện một khu vườn nhỏ

Chuyện về bé Thu và ông nội yêu thiên nhiên. Ông trồng một ban công toàn cây cảnh, hoa lá. Thu thích nghe ông nói về các loài cây. Em còn muốn chứng minh cho bạn thấy ban công của ông là vườn, vì có chim về đậu.

Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.

3. Cách đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.

- Diễn cảm giọng nhẹ nhàng, ngắt nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng Ở các từ gợi tả (khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng, nhọn hoắt...). Đọc đúng giọng hồn nhiên nhí nhảnh của bé Thu, giọng hiền từ, thâm trầm của người ông.

4. Soạn bài Chuyện một khu vườn nhỏ

Câu 1 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)

Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

Trả lời:

Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

Câu 2 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?

Trả lời:

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm

  • Cây quỳnh lá dày, giữ được nhiều nước.
  • Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Những cái vòi ấy đã quấn chặt nhiều vòng cây hoa giấy, rồi một chùm ti gôn hé nở.
  • Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, về sau nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng…

Câu 3 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)

Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

Trả lời:

Khi tiếng con chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu, bắt sâu, rỉa cành, hót lên mấy tiếng líu ríu, bé Thu vội xuống nhà Hằng, mời bạn lên xem. Lâu nay, Hằng cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. Bé Thu mời Hằng lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi…

Câu 4 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)

Em hiểu "Đất lành chim đậu" là như thế nào?

Trả lời:

Câu tục ngữ "Đất lành chim đậu" có nghĩa đen là vùng đất nào bình yên, yên lành, có nhiều mồi ăn, không bị bắn giết thì chim kéo về làm tổ, trú ẩn. Nghĩa bóng khuyên mọi người biết tránh xa những nơi loạn lạc, tìm đến những nơi bình yên để sinh sống, cũng chỉ nơi có điều kiện thuận lợi, nhiều người tìm đến sinh sống. Câu tục ngữ thể hiện ước vọng sống yên vui hòa bình của nhân dân.

21 tháng 3 2018

Em sinh ra không được may mắn như bạn bè cùng trang lứa. Vì sinh ra em, mẹ em đã ra đi trong sự dày vò của căn bệnh ung thư hiểm ác. Em chỉ thấy mẹ qua giấc mơ, lời bố kể và bức ảnh đen trắng được đặt trên bàn thờ.

Trong trái tim em, mẹ luôn là người phụ nữ đẹp nhất thế gian, mặc dù chỉ qua tưởng tượng".

Bài văn tả mẹ đặc biệt này sau đó đã được chia sẻ trên mạng xã hội như một thông điệp về tình yêu thương gia đình, ruột thịt dành cho các bạn trẻ.

Bài văn tả mẹ khiến thầy giáo bật khóc ngay từ dòng đầu tiên - ảnh 1

Bài văn tả mẹ chưa hết một trang giấy của học sinh khiến thầy giáo bật khóc ngay khi đọc dòng đầu tiên. (Ảnh chụp màn hình)

Tương tự như bài văn tả mẹ phía trên, bài văn của một học sinh lớp 8 có tên Kiều Vân cũng từng khiến giáo viên phải cho điểm tối đa và kèm theo lời phê đầy thổn thức: "Bài viết quá xúc động, cảm ơn con". Đề bài đưa ra là: "Hãy tả về một người thân trong gia đình" và em Kiều Vân đã viết về chính người mẹ ruột của mình. Hoàn cảnh của em khá đặc biệt khi em mất bố từ nhỏ và mẹ bỏ rơi em lúc 9 tuổi.

Trái với suy nghĩ của số đông, dù bị mẹ bỏ rơi nhưng Vân chưa bao giờ trách mẹ một câu. Vân biết mẹ có nỗi khổ riêng, vì căn bệnh hiểm nghèo mẹ không muốn trở thành vật cản trong cuộc sống của con gái nên đã lựa chọn cách ra đi.

Nội dung bài văn tả mẹ đạt điểm 10:

"Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Như hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi. Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. 

Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. 

Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc. Mẹ dạy tôi rất nhiều điều "Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. 

Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy". Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? 

Bài văn tả mẹ khiến thầy giáo bật khóc ngay từ dòng đầu tiên - ảnh 2Bài văn tả mẹ đạt điểm 10 của nữ sinh Kiểu Vân. (Ảnh chụp màn hình).

Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ mẹ nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy. Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. 

Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt "Mẹ không sao đâu con.
 
Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi. 

Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi.  Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. 

Và điều tôi muốn nói với mẹ là "Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn". Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!".

21 tháng 3 2018

Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.

Năm nay, mẹ bốn mươi tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn thân thiết của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.

Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.

20 tháng 11 2017

Trên trời cao có muôn ngàn ánh sao, trên đồng xa có muôn ngàn cây lúa, con chim rừng có muôn ngàn tiếng ca, cây trong vườn có muôn ngàn lá hoa, riêng mặt trời chỉ có một mà thôi và MẸ TÔI chỉ có một trên đời...

Ấm áp và yên bình nhất là tình yêu của mẹ. Người luôn thầm lặng dõi theo từng bước đi của con mình. Ngọt ngào nhất cũng chính là tình yêu của mẹ. Người xoa dịu bao cay đắng trong cuộc đời con cũng là mẹ... Nếu có người bảo tôi hãy kể về mẹ mình thì tôi chỉ có thể nói một câu đó là “Mẹ tôi là người có nụ cười thật hiền và một trái tim yêu thương không mệt mỏi”.

Những kỷ niệm và những câu chuyện để kể về mẹ tôi có lẽ không có thứ gì có thể thể diễn tả hết được. Ở đây tôi cũng chỉ kể về những kỷ niệm cũng như những hy sinh của mẹ tôi đối với gia đình và bốn đứa con trai yêu quý của mẹ.

Tôi còn nhớ thời bốn anh em tôi vẫn đang còn là những cậu học sinh cấp 1, 2, 3. Bốn anh em tôi sinh ra cách nhau cũng gần và phải nói là những bậc thang của mẹ. Vì vậy, việc học hành của bốn anh em chúng tôi cũng nối tiếp nhau và chính điều đó là một gánh nặng cho mẹ tôi trong việc chăm lo, nuôi nấng, dạy bảo trong việc ăn học của bốn anh em chúng tôi.

Cuộc sống cũng không ít khó khăn, hàng ngày mẹ tôi đã phải giải nắng dầm mưa, làm từng tấc đất, gieo từng hạt lúa ngoài đồng ruộng để kiếm cái ăn, cái mặc cho anh em chúng tôi. Thực ra, gia đình tôi cũng là gia đình nhà nông, tuy bố tôi là giáo viên những thời đó với đồng lương ít ỏi nên ngoài việc thu nhập từ tiền lương của bố thì bố mẹ tôi cũng phải làm rất nhiều ruộng. Phải nói rất vất vả, khó khăn, bố và mẹ tôi đã tầm tả nuôi chúng tôi ăn học từ nhỏ. Số mẹ tôi không được học hành như bao người khác do hoàn cảnh cũng như điều kiện trước đây, mẹ tôi số sinh ra rất vất vả. Song mẹ tôi là người có đức hy sinh và có trái tim nhân hậu.

Vì phải lo cho bốn anh em tôi ăn học đến trường mà cứ mỗi sáng tinh mơ sáng sớm mẹ tôi đã phải dậy chuẩn bị cơm nước cho chúng tôi. Bởi vì mẹ không muốn chúng tôi phải đói hay không kịp ăn uống gì trước khi đi học, sợ chúng tôi bị chậm giờ học. Mẹ tôi lúc nào cũng cố gắng vì chúng tôi, mẹ đã không nghĩ tới bản thân mẹ mà luôn có cái gì là cho các con, đời mẹ đã hy sinh quá nhiều tại sao mẹ lại không dành cho mẹ một cái gì chứ, nhiều lúc tôi muốn làm một điều gì đó thật lớn lao cho mẹ tôi bớt khổ cực và cảm thấy hạnh phúc hơn.

Nhiều lúc tôi đi học về là cũng các em giúp đỡ mẹ những việc mình làm được. Tôi rất thương mẹ tôi, từng giọt mồ hôi mẹ rơi trên con đường mưu sinh, giữa cái nắng như thiêu như đốt hay những cơn mưa bất chợt nhưng mẹ vẫn không làm mất đi nụ cười của mẹ dành cho con cái sau những giờ mẹ đi làm về cũng như những lời động viên, chia sẻ với tôi và các em tôi bất kể chuyện vui buồn.

Một điều nữa về mẹ đã làm tôi luôn đau đáu trong lòng và thấy rất thương mẹ tôi đó là cách đây khoảng 8 năm từ năm 2001. Thời gian đó vì các cậu tôi đều đi công tác xa ở nước ngoài, trong gia đình mẹ tôi thì chỉ mẹ là con gái duy nhất. Các cậu đi xa hết nên phải đón ông bà ngoại tôi về quê và mẹ tôi phải thay thế các cậu trong việc chăm sóc cho ông bà.

Bà ngoại tôi thì rất khỏe mạnh và phải nói ông trời đã ban cho bà một sức khỏe mà ít người có được, tôi rất tự hào vì mình có một người bà như thế. Tuy nhiên, ông ngoại tôi lại không được như vậy, số ông lại rất khổ và ông bị bệnh Parktinson rung toàn thân và đó là những vất vả và phải nói đây là giai đoạn mà mẹ tôi phải chịu hy sinh và cũng thiệt thòi nhiều nhất.

Kể từ đó mẹ tôi hết ngày này qua ngày khác hết chăm sóc cho bà tôi, lại lo cho ông tôi từ miếng cơm, bát cháo. Thời gian khi ông đang còn có sức khỏe đi lại được thì mẹ tôi còn đỡ vất vả, nhưng cho đến thời gian ông tôi yếu đi và rất khó khăn trong đi lại thì mẹ tôi cực rất nhiều trong việc chăm sóc cho ông. Việc chăm lo cơm nước cho ông, rồi sinh hoạt của ông, lo cho ông ăn ngủ, đi lại rất khó khăn. Mẹ tôi đã phải đút cho ông ăn từng thìa cháo vì ông tôi lúc này chỉ ăn được cháo, phải nói ông tôi ăn cháo hết ngày này qua ngày khác mà chỉ với cháo. Vì thương ông và cũng muốn cho ông ăn được ngon, đỡ chán mẹ tôi lúc nào cũng tìm hết thứ này thứ khác để thay đổi khẩu vị của cháo để ông được ăn ngon và làm cho ông vui.

Ông tôi rất gầy yếu và nhìn ông tôi rất thương, tôi muốn làm một cái gì đó để cho ông được khỏe mạnh như bao người khác, để ông không bị ốm đau, bệnh tật. Với việc chăm sóc ông, hàng đêm mẹ tôi đã phải thức trắng đêm để lo cho ông từng li từng tý trong giấc ngủ và sinh hoạt của ông. Mẹ tôi đã hy sinh rất nhiều qua mấy năm trời chăm sóc cho ông ngoại tôi, tôi thương mẹ tôi nhiều lắm và không biết làm sao để giúp mẹ tôi được nhiều hơn. Việc chăm ông từ năm này qua năm khác chỉ mình mẹ tôi phụ trách và chính thời gian này cũng là thời gian sức khỏe mẹ tôi bị giảm sút rất nhiều, mẹ tôi đã bị ảnh hưởng sức khỏe, thần kinh từ việc thức đêm không ngủ.

Còn nhớ hồi tôi đang đi học ôn thi đại học ở TP.Vinh, chỉ còn 4 tháng nữa là thi đại học thì tôi nghỉ ôn và về nhà tự học. Thế rồi về nhà là tôi chạy sang nhà ông bà, ngủ bên ông bà, tôi muốn thay mẹ tôi chăm cho ông, rãnh lúc nào là tôi thay cho mẹ, tôi không muốn nhìn mẹ lúc nào cũng chịu hy sinh, khổ cực nhiều, tôi thương mẹ tôi, tôi về là sang ngay với ông tôi. Hồi đó tôi chăm ông được 4 tháng và vì tôi có sức khỏe nên việc chăm cũng quen đi, nhưng tôi cũng bị thức đêm nhiều đến gầy đi 7 kg. Thử hỏi việc tôi chăm có 4 tháng mà gầy đi 7kg thì mẹ tôi chăm ông hết ngày này qua ngày khác, hết tháng này qua tháng khác, hết năm này qua năm khác.. mẹ tôi sẽ như thế nào.

Nhưng tôi dám đảm bảo là không ai có thể chăm ông tôi chu đáo như mẹ, trong con mắt tôi mẹ tôi là một người mẹ, một cô giáo, một bác sỹ, một tấm gương cho con cái noi theo.
Quá trình mẹ chăm sóc cho ông tôi đã in theo thời gian và đó là những tình cảm của mẹ tôi dành cho ông tôi là người cha của mẹ, người ông của tôi. Mẹ tôi đã cố gắng hết sức để xứng đáng với công ơn sinh thành của ông ngoại tôi, mẹ tôi đã cố làm tốt bổn phận của một người con cho tròn chữ “ hiếu”. Nhiều lúc tôi tự hỏi, không biết sau này bố mẹ tôi già tôi có chăm sóc được bố mẹ như mẹ làm bây giờ hay không.

Thời gian trôi qua và rồi ông tôi ngày càng yếu đi vì tuổi già và bệnh rung, ông tôi đã mất để lại bao luyến tiếc và đau buồn đối với con cháu và người thân. Ông mất đã làm mẹ tôi sốc rất mạnh, dường như kiệt sức và mẹ tôi khóc trong tiếng nghẹn ngào, mẹ tôi đã như không còn gì nữa, bởi bao nhiêu gắn bó, tình cảm bao năm, sự chăm sóc gói trọn cho ông, công nuôi dưỡng ông hết năm này qua năm khác vậy mà ông ra đi thử hỏi nếu ai là mẹ tôi cũng thế thôi. Trước khi mất ông tôi cũng đã nhỏ từng giọt nước mắt và đó như là một điều mà ông muốn nhắn nhủ với con cháu, chào tạm biệt và là những tình thương của ông dành cho mẹ tôi.

Từ ngày ông mất, mẹ tôi đã suy sụp tinh thần rất nhiều. Chúng tôi đã phải động viên mẹ, chăm sóc mẹ để mẹ được khỏe trở lại, mong mẹ hãy vì chúng con. Tôi thương mẹ lắm, ông mất đi mẹ không chịu ăn uống, lúc nào mẹ cũng bên cạnh bàn thờ ông, những giọt nước mắt của mẹ chảy suốt càng làm cho tôi nghĩ và thương mẹ rất nhiều. Và rồi thời gian trôi qua mẹ tôi cũng đã khá hơn và quay trở lại với cuộc sống bình thường. Nhưng một điều luôn in sâu trong trái tim mẹ đó là hình ảnh của người ông tôi, người đã dạy dỗ nuôi nấng mẹ tôi nên người và cũng là người mà mẹ tôi đã hy sinh bao sức lực để chăm sóc cho ông.

Bạn biết không, mẹ hay răn dạy chúng tôi rằng sống phải biết thương yêu, đùm bọc nhau cho dù hoành cảnh có nghèo nhưng mình phải sống cho đúng đạo làm người. Cứ thế, mẹ thầm lặng gánh trên vai bao bộn bề lo toan để đóng cho trọn vai diễn lớn và thiêng liêng nhất đời mình: “làm MẸ". Từ năm này sang năm khác, mẹ như ngọn đèn cố cháy mãi để thắp sáng cho tương lai của chúng tôi, mong con cái mẹ không phải sống cuộc sống khổ cực, mẹ luôn mong cho các con trưởng thành và có cuộc sống sung sướng. Những hình ảnh đẹp long lanh của mẹ tôi luôn ở trong tim tôi, là một
Tấm gương để chúng tôi noi theo cả cuộc đời. Tôi tự hào về mẹ!

Từ "MẸ" nghe thật vĩ đại mọi người nhỉ, thế nhưng mỗi người mẹ đôi khi lại là những người hết sức bình dị, xuất thân từ mọi tầng lớp trong xã hội. Tôi còn nhớ có một nhà văn nổi tiếng từng nói: “Trong tất cả các kì quan trên thế giới, kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Thực tế, trong lòng mỗi người, chắc ai cũng mong có những phép màu hay điều may mắn sẽ đến với đời mình, nhưng theo tôi, tất cả chúng ta đều đã nhận được một điều kì diệu mà không gì có thể so sánh bằng. Đó là tạo hóa đã ban cho chúng ta một người mẹ - một thiên thần - chỉ có 1 trong đời!

^^

Học vui !

20 tháng 11 2017

Thôi thì mk viết tay vậy !

Mẹ tôi là người mà tôi yêu quý nhất trong cuộc đời này. Với những gì đã làm, bà xứng đáng có cả thế giới. Mẹ tôi là một bà nội trợ 43 tuổi. Bà cao và đặc biệt bà có một mái tóc dài đen rất đẹp. Bà lúc nào cũng cười vì vậy mọi người nhận định bà là một người thân thiện. Mẹ tôi yêu quý tất cả các thành viên trong gia đình bằng cả trái tim. Bà đồng ý trở thành một người nội trợ thay vì ra ngoài làm việc. Mẹ tôi chăm lo tất cả công việc nhà. Bà là người dậy sớm nhất vào buổi sáng và đi ngủ muộn nhất vào buổi tối. Và trong ngày, bà rất bận rộn. Tôi nhớ có một lần mẹ tôi bị bệnh mà không ai làm công việc nhà và mọi thứ rất bẩn. Kể từ đó, bố và tôi cùng chung tay giúp mẹ làm việc nhà bất cứ khi nào chúng tôi có thời gian rảnh. Mẹ tôi rất vui về điều đó. Khi tôi còn bé, mẹ dạy tôi chơi piano vào mỗi dịp cuối tuần. Tôi vẫn còn nhớ những bài hát chứa đựng những kỷ niệm tuổi thơ. Không chỉ dạy tôi chơi đàn mẹ còn dạy tôi trở thành một người tốt. Tôi rất yêu thích những câu chuyện đạo đức mà mẹ kể cho tôi nghe mỗi tối trước khi đi ngủ. Chúng tôi trân trọng những nỗ lực, kiên nhẫn và công việc mệt mỏi của mẹ để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Mẹ tôi là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của tôi. Khi tôi lớn lên tôi muốn trở thành một người phụ nữ như bà. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà vui lòng !

Học tốt !

^^

Nếu ai đã từng đến Hà Nội du lịch, ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, chắc nhiều người đã tới Công viên nước Hồ Tây - một địa điểm vui chơi, giải trí đầy hấp dẫn. Nhìn từ xa, công viên nước nổi bật với chiếc đu quay khổng lồ, sừng sững. Từ cách cổng công viên vài chục mét, ta có thể bất ngờ khi thấy cái cổng cao, to nổi bật dòng chữ sặc sỡ “Chào mừng quý khách đến với Công viên nước Hồ Tây”. Vào trong công viên, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều chiếc phao xanh, đỏ, tím, vàng chất thành từng đống. Ở công viên có rất nhiều trò chơi dành cho cả người lớn và trẻ em. Nhưng vui vẻ và hào hứng nhất là khu vui chơi dành cho trẻ em. Vào đây, bạn nhỏ nào cũng mê ngay bởi có bao nhiêu là trò chơi. Nào là trò rồng thép Thăng Long, ai chơi cũng phải hãi hùng; trò bạch tuộc khiến người ta chóng mặt, quay cuồng; trò đu quay khổng lồ mà chỉ cần ngồi trên đó là có thể nhìn thấy toàn cảnh công viên và xa hơn nữa... Trong công viên, các hồ nước đều xanh ngắt một màu. Ô kìa! Tại các hồ đầm dành cho trẻ em, các cô bé, cậu bé đang nô đùa ầm ĩ, chạy đuổi nhau dưới nước. Đằng kia hồ tạo sóng như một bãi biển thu nhỏ, thích thú làm sao. Những con sóng nhấp nhô, xô vào bờ khiến ai cũng có cảm giác như mình đang ở biển. Lại còn dòng sông lười nữa chứ! Chỉ cần mượn một cái phao, ôm lấy nó rồi nhảy tõm xuống nước là tự dòng nước uốn lượn như con rắn ấy sẽ đưa mình đi... Trưa, ông mặt tròn, to, lơ lửng trên không, tuôn những tia nắng nóng như đổ lửa làm nền gạch nóng ran. Nhưng cái nắng ấy không làm cho bọn trẻ ngần ngại. Đến khi phải có người lớn ra nhắc nhở, các bạn nhỏ mới chịu nghỉ để ăn uống. Em thấy các trò chơi trong công viên nước dều được bày biện hợp lí, đẹp mắt. Chính các trò chơi ấy đã tạo cho công viên nước khung cảnh rực rỡ sắc màu khiến ai đến đây cũng đều cảm thấy thích thú và vui vẻ. Đất nước ta ngày càng đổi mới, văn minh, hiện đại. Không chỉ ở Hà Nội mà nhiều thành phố, trẻ em bat đầu được hưởng những dịch vụ giải trí hoàn hảo. Em ao ước, mọi nơi trên đất nước ta đều có khu vui chơi giải trí thú vị và tuyệt vời dành cho trẻ em.

Hè năm ngoái, em đã được bố em cho lên Hà Nội chơi và đã đến thăm công viên Thủ Lệ. Buổi đi chơi ấy đã giúp em khám phá được nhiều hơn vẻ đẹp của một trong những danh thắng đẹp nhất của thủ đô ngàn năm văn hiến – một không gian thanh bình, tươi đjep để mọi người nghỉ ngơi và vui chơi.

Công viên Thủ Lệ là một công viên lớn nằm ở trung tâm thủ đô với diện tích khoảng bốn héc ta và giáp với nhiều đường phố lớn của Hà Nội. Hằng ngày, công viên luôn đón chào hàng ngàn người từ khắp mọi miền Tổ quốc và cả khách quốc tế đến tham quan, vui chơi, giải trí, đặc biệt là vào dịp cuối tuần và ngày lễ. Sỡ dĩ mọi người có thể vào được trong là nhờ bác cổng tận tụy lúc nào cũng dang rộng cánh tay lực lưỡng của mình chào đón du khách mà chẳng bao giờ mệt mỏi. Trong công viên, bầu không khí trong lành, mát mẻ sẽ làm bạn cảm thấy sảng khoái, dễ chịu.

Buổi sáng, khi mặt trời lên cao, ban phát những ánh sáng rực rỡ, cũng là lúc công viên bừng tỉnh để đón một ngày mới với du khách ghé thăm. Em là một trong những vị khách đầu tiên, háo hức nắm tay bố mẹ bước vào công viên. Chà, công viên mới rộng lớn và đẹp làm sao! Những bồn hoa ngay cạnh cổng vào còn vương sương đêm, hương bay ngào ngạt quyến rũ lũ bướm dập dờn bay lượn. Những thảm cỏ xanh mướt còn đãm nước, được ánh mặt trời chiếu rọi, sáng loáng, lấp lánh. Những con đường bê tông ngả màu xám do gió mưa, thời gian tỏa đi khắp công viên dẫn lối mọi người thăm thú, khám phá khu vui chơi. Hai bên đường, hàng cây cổ thụ xanh rì, khẽ rì rào cùng chị gió tinh nghịch. Mấy chú chim chuyền cành hót véo von, tạo nên những bản nhạc vui nhộn đón chào buổi sớm.

Khách du lịch đến mỗi lúc một đông, từng tốp từng tốp, trong đó có rất nhiều các em nhỏ. Mọi người nhanh chóng tả ra khắp mọi nơi để vui chơi và tham thú. Bên những khóm hoa, các bạn trẻ đang tíu tíu chụp những tấm ảnh kỉ niệm. Em chạy nhảy trên con đường còn ướt sương đêm. Công viên thật rộng. Bên cạnh những hàng cây cao là một chiếc hồ lòng chảo – nguồn nước nuôi sống cây cối trong công viên. Nước hồ xanh biếc. Những nàng cây điệu đà nghiêng mình xuống mặt nước làm dáng. Bắc ngang hồ là chiếc cầu cong cong màu đỏ tươi nối công viên với đảo Cá sâu.

Em háo hức chạy lại các chuồng thú. Các con thú được nhốt trong các chuồng sắt, san sát nhau, đủ các loại khiến em có cảm giác như mình đang lạch vào một khu rừng hoang dã. Những chú  khỉ tinh nghịch chuyền từ cành này sang cành khác rất tài tình, giờ tay ra bắt lấy đồ ăn do những vị khách né, cho. Em cũng tặng chú một trái chuối chín thơm lừng và đã chụp được một tấm ảnh rất dễ thương cạnh chú. Những bác vui già màu xám, đang chậm rãi dùng chiếc vòi ăn cỏ hay mía. Không biết những chiếc xích kia có làm các bác đau chân không nhỉ? Những anh hươu chị nai hiền lành nhởn nhơ dạo chơi. Các loài chim, cong khoe những bộ cánh sặc sỡ, điệu đà. Em đã rất sợ khi đến gần những chuồng cọp, hổ báo. Với những cặp mắt sắc lạnh, hung dữ, chúng đi vòng quanh chuồng, giương mắt nhìn khách khiến bọn trẻ con sợ hại. Rất nhiều, rất nhiều những loài vật khác nhau với những thú vị, đặc sắc riêng, khiến em đi hết từ thích thú này đến thích thú khác.

Khu thu hút đông du khách nhí nhất là khu trò chơi. Ở đây tập trung rất nhiều trò chơi thú vị dành cho các bạn nhỏ, từ những trò nhẹ nhành như đu quạy, đạp vịt, nhà bóng đến những trò mang lại cảm giác mạnh như tàu hỏa, nhà ma … Em cũng được mẹ cho chơi nhà bóng và lái ô tô.

Buổi trưa, ông mặt tời lên đến đỉnh trời, rọi chiếu những ánh sáng gay gắp khắp công viên. Cả công viên Thủ Lệ như được dát vàng. Những hàng cây cối xòe rộng nhất tán lá của mình để giúp du khách chống lại cái nắng. Chị gió tinh nghịch thình thoảng khẽ nô đùa cùng cây cối.

Những hàng ghế đá chất kín người ngồi nghỉ ngơi. Trên thảm cỏ xanh, những anh chị thanh niên ngồi trò chuyện. Mặt hồ không còn xanh trong như buổi sáng mà khoác tấm áo bạc lấp lạnh, phản chiếu ánh mặt trời rực rỡ. Những con thú đến giờ ăn trưa, có vể mừng rỡ. Không gian trở nên yên tĩnh hơn, như đang nghỉ trưa để chuẩn bị cho một buổi chiều náo nhiệt.

Buổi chiều, khi ông mặt trời thu dần những tia nắng vàng gay gắt cũng là lúc công viên đón thêm những đoàn khách mới. Không còn cái nắng nóng của buổi trưa mà không gian mát mẻ, trong lành đã trở lại. Mọi người lại tấp nập quanh những chuồng thú và khu vui chơi. Sự sôi động đã trở lại với công viên Thủ Lệ. Em cùng bố mẹ đi quanh công viên một lần nữa trước khi ra về trong luyến tiếc. Chắc hẳn một lúc nữa thôi, khi mặt trời đi ngủ, cũng là lúc công viên đóng cửa nghỉ ngơi sau một ngày làm việc bận rộn.

Bước ra cổng công viên, em vẫn còn lưu luyến không muốn rời chân. Công viên Thủ Lệ quả là một danh lam thắng cảnh, một khu vui chơi giải trí lớn của thủ đô thân yêu. Hi vọng vẻ đẹp tươi xanh của công viên sẽ còn mãi tô điểm thêm không gian xanh cho thành phố nghìn năm tuổi. 

11 tháng 10 2021

cảm thụ là j hả bn

1 tháng 8 2023

cô ko cho chép mạng mà vẫn hỏi^^

31 tháng 12 2017

nếu chơi theo đúng cách sẽ giải tỏa đầu óc sau mỗi giờ học căng thẳng

nếu chơi khác cách sẽ nhi koioctiiu957 

nếu mk đúng  mk với nhé thank nhìu

31 tháng 12 2017

ai nhanh mik k 

r các bn k lại nha

các bn cứ yên tâm mik sẽ k cho các bn k càng nhìu thì càng tốt cảm ơn các bn

19 tháng 4 2019

I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1967) là nhà văn lớn của Liên Xô, đồng thời là một nhà báo xuất sắc trong đại chiến thế giới II. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời nhà văn là tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu và lao động không mệt mỏi. Ông đã có nhiều cống hiến lớn lao cho nền văn học Xô- viết hiện đại.

Bài văn Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết năm 1942, giai đoạn đầu cuộc chiến tranh ái quốc vì đại chống phát xít Đức. Nó được coi là bài ca bất diệt về cội nguồn và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nga.

Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô-viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nêu lên một chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Ở đoạn văn này, tác giả giải thích về ngọn nguồn của lòng yêu nước. Nhận định của nhà văn được rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân Xô-viết nhận ra vẻ đẹp hết sức quen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh họa bằng một loạt hình ảnh đặc sắc thể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô-viết. Từ đó dẫn đến nhận định khái quát: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Ngọn nguồn của lòng yêu nước đã được chứng minh, mở rộng và nâng cao thành một chân lí ở cuối đoạn văn.

Để nói về vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước Xô-viết rộng lớn, tác giả đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Từ cực bắc nước Nga đến vùng núi phía tây nam thuộc nước Cộng hòa Gru-di-a, những làng quê êm đềm xứ Ư-rcù-na, từ thủ đô MátXCơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng,...

Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêng và tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của mọi người về quê hương mình.

I-li-a Ê-ren-bua đã diễn tả lòng yêu nước từ chỗ là một khái niệm trừu tượng thành một khái niệm cụ thể và dễ hiểu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Có nghĩa là lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những sự vật, khung cảnh gần gũi thân quen quanh ta trong cuộc sống hằng ngày. Tình yêu ấy tạo nên sợi dây vô hình mà bền chắc, ràng buộc con người với làng mạc, quê hương, xứ sở.

Khi phải sống xa quê hương, tình yêu ấy càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗi người. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt, mỗi chiến sĩ Xô-viết đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình: Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng đùa gọi người yêu. Hay: Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng dáng thùy dương tư lự bên đường, cái bàng lặng của trưa hè vàng ánh... Người ở thành Lê-nin-grát... nhớ tới dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga... Người Mạc-tư-khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của nước Nga... Như vậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù là miền núi hay đồng bằng, dù nông thôn hay thành thị... đều ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nó là một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mở rộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước.

Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu với những vật bình thường, gần gũi, từ lòng yêu gia đình, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnh lớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranh Vệ quốc ác liệt một mất một còn với quân thù. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của Tổ quốc và lòng yêu nước của nhà văn đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.

Không thể chấp nhận một lòng yêu nước mơ hồ, chung chung. Lòng yêu nước phải đi đôi với những suy nghĩ, hành động thiết thực và được bộc lộ rõ ràng nhất trong lửa đạn chiến tranh. Trước sự tồn vong của Tổ quốc, mỗi người dân Nga đều hiểu lòng yêu nước của mình lớn đến dường nào. Họ yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô-viết. Ai cũng cảm thấy mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa, bởi nước Nga thiêng liêng đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của mỗi người.

Trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, nhân dân Nga càng yêu đất nước bao nhiêu thì càng căm thù bọn cướp nước bấy nhiêu. Họ đã biến lòng căm thù ấy thành hành động cụ thể. Mỗi làng quê, thành phố của nước Nga là một pháo đài, mỗi người dân Nga là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm.

Lòng yêu nước chân chính là cơ sở để phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa người lính Hồng quân - người anh hùng cầm súng bảo vệ Tổ quốc và tên lính Đức - đứa hung phạm, kẻ sát nhân nhà nghề. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Hồng quân đã khiến cho binh lính Đức khiếp sợ và khâm phục.

Gương hi sinh oanh liệt của năm chiến sĩ hải quân trong trận giao chiến ác liệt bảo vệ Xê-bát-xtô-pôn là bằng chứng hùng hồn cho lòng yêu nước: Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhau lời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Hơn ai hết, họ là những người say sưa yêu mến cuộc sống nhưng cũng dám xông vào cái chết, hiến dâng sự sống của cá nhân để gìn giữ sự sống cho đất nước và dân tộc. Họ đã chiến thắng cái chết và trở thành bất tử bởi tinh thần hi sinh cao cả của họ đã thổi một nguồn sống mới vào lòng triệu con người; nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga; nó sống mãi giữa trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữa muôn hoa rực rờ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhất của một bầy thiếu nữ đồng ca. Tổ quốc Liên bang Xô-viết và nhân dân ngàn đời ghi nhớ công ơn của những người anh hùng cứu nước. Vinh quang bất diệt thuộc về họ.

Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh của mọi suy nghĩ, hành động, sáng tạo ở mỗi con người chân chính. Đoạn văn trên đây của I-li-a Ê-ren-bua không chỉ ngợi ca lòng yêu nước và cổ vũ toàn dân xông lên chiến đấu chông phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc, mà còn xứng đáng được coi là bài ca bất hủ về lòng yêu nước không chỉ của riêng nhân dân Nga mà còn là của chung nhân loại trên trái đất này.