Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Lịch sử dân tộc luôn đề cao, coi trọng những người mang trọng trách lớn lao: Dẫn dắt, giáo dục con người trưởng thành. Điều đó đã trở thành một đạo lý mà người ta vẫn gọi là “Tôn sư trọng đạo”.
II. Thân bài:
* Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?
- “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo
- “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí
⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lý, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.
- "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.
* Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”?
Cần biết ơn thầy cô bởi:
- Thấy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời
- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp
- Thầy cô dành cho học trò tình yêu thương như mẹ cha
- Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc
- Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa
* Biểu hiện của “Tôn sư trọng đạo”
- Phạm Sư Mạnh – học trò của cụ Chu Văn An, tuy đã thành quan lớn, nhưng khi quay trở về thăm thầy vẫn kính cẩn, đứng từ xa vái chào. Khi được thầy mời vào nhà chỉ dám ngồi bậc dưới ⇒ Một thái độ, một con người, một nhân cách lớn
- Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức:
+ Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11
+ Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo…
* Mở rộng vấn đề
- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lý truyền thống không được tôn trọng, học tập...
- Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô:
Hỗn láo với thầy cô
Bày trò chọc phá thầy cô
Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng
⇒ Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán
- Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu, thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...
* Liên hệ bản thân:
- Điều tuyệt vời nhất để đền đáp công ơn thầy cô là học hành chăm chỉ cần cù, mang những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy xây dựng tương lai bản thân và làm giàu cho đất nước
- Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô
- Bản thân cần ý thức trách nhiệm và việc làm của mình sao cho xứng đáng với những gì thầy cô truyền đạt
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: “Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp trong tính cách, phong cách sống của mỗi người
+ Liên kết chủ đề
+ Liên kết lôgic
- Về hình thức:+ Phép lặp
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
+ Phép nối
+ Phép thế
- Phép liên kết sử dụng trong đoạn: phép thế (Ông - Họa sĩ)
Tham khảo:
Giản dị chính là đức tính nổi bật ở Bác Hồ, như Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được". Ở Bác, chúng ta thấy rất rõ điều này. Bác không chỉ tài ba mà còn rất giản dị. Đây là đức tính nổi bật ở con người Bác. Mỗi chúng ta phải sống giản dị, gần gũi, thân thiện với mọi người. Sống và làm việc theo tấm gương Hồ Chí Minh.
Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Vậy tiếng nói là gì ? Tiếng nói là một loại ngôn ngữ giúp ta biểu đạt suy nghĩ , ý kiến của bản thân một cách chính xác . Và tiếng nói của Người Việt cũng thế nhưng tiếng Việt rất đặc biệt nó có thể biểu thị rõ tình cảm thông qua lời nói , tiếng Việt một thứ tiếng phong phú và đa dạng . Tiếng Việt rất đặc sắc , nó có thể gửi gắm tình yêu qua lời nói , tiếng Việt nhẹ nhàng mà tao nhã , mặn mà đầy sức sống . Ở mỗi miền đất nước tiếng Việt có những bản sắc khác nhau , miền trung với tiếng nói chuyển hóa lời hát điêu luyện , miền bắc với giọng nói nhẹ nhàng uyển chuyển , giọng nam với tính hào sảng đặc trưng còn miền tây , miền đất với giọng nói say mê lòng người. Dù mỗi vùng miền có một giọng nói khác nhau nhưng nó vẫn giữ nguyên được bản sắc dân tộc . Tiếng Việt chúng rất đẹp , nó nâng niu giấc ngủ khi thơ bé , nó dặn ta từng bước chào đời . Tiếng Việt còn được mọi người trên thế giới theo học bởi vẻ phong phú , biểu lộ rõ được tình cảm . Tiếng Việt của chúng ta đẹp thế đó vậy mà vẫn còn người bôi nhọ , sử dụng tiếng Việt chưa đúng mục đích như sử dụng tiếng Việt chung với những tiếng nói khác làm mất đi sự tự nhiên của tiếng Việt hay chửi thề việc làm đó cũng đang làm phai nhòa đi vẻ đẹp của tiếng Việt. để giữ được vẻ đẹp của tiếng nói quê hương chúng ta , những thế hệ học sinh cần , không chửi thề , chửi tục , sử dụng tiếng Việt đúng cách và hơn nữa chúng ta phải tôn trọng Tiếng Việt vì nó là bản sắc dân tộc nước nhà . Tiếng Việt một truyền thống tốt đẹp của dân tộc , chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ vẻ đẹp của tiếng Việt các bạn nhé !