Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu ở vào tình huống được cảm thông, khích lệ như vậy, em cũng sẽ có cảm xúc giống nhân vật Pê-xcốp, đó là cảm giác ấm áp, vui vẻ khi gặp được người đồng cảm, hiểu và tôn trọng mình.
“ Cứu mẹ cháu với, xin hãy cứu mẹ cháu…” Đó là câu chuyện “ Một em bé đang đang khẩn thiết van nài những người qua đường dừng lại cứu mẹ em đang ngã quỵ xuống đường, máu chảy lênh láng sau một vụ tai nạn giao thông mà người gay ra bỏ đi”. Nhưng không, khi chứng kiến cái cảnh đời ấy, lẽ ra ai cũng phải thương, phải xót, nán lại mà cứu người, thế mà trong dòng người đông đúc qua lại, ai cũng thờ ơ, vô tâm, ngoảnh mặt mà mà bước đi trước tính mạng “ nghìn cân treo sợi tóc” của người khác, người đang rất cần đến vòng tay nhân ái của mọi người. Đây cũng chẳng phải là cách xử sự lạ lẫm gì của người hiện nay: “ Vô cảm” đã làm cho con người ta vô tri, vô giác và vô tình chẳng kèm nhòm ngó gì đến sự hiện hữu của mọi người xung quanh, dù họ đang đứng giữa ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết rất cần một bàn tay đưa ra để giúp đỡ?
Vâng, điều hoàn toàn là có thể, trong cuộc sống ồn ào náo nhiệt hiện nay, song song với việc phát triển của xã hội thì cũng nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm, trong đó có căn bệnh “ vô cảm”. Dẫu đây là một hiện tượng đang phát triển trên một phạm vi rộng nhưng liệu phải chăng ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này” “Vô” tức là không, “Cảm” tức là cảm xúc, tình cảm của con người. “Vô cảm” tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật, sự việc gì xung quanh. Người ta thường nói con người sống bằng “ tình cảm”, tình cảm giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa được mọi thứ, là sợi dây gắn kết, mang con người đến gần nhau hơn. Tình yêu thương, sự chân thành, nổi xót xa hay sự cảm thông, tha thứ tất cả đều xuất phát từ cái tình mà ra và nếu ai mắc căn bệnh “vô cảm” thì nó đã làm cho họ tự tách mình ra khỏi thế giới của lương tri, họ chỉ bước đi một mình và mãi đơn côi như vậy mà thôi. Chỉ cần bước ra khỏi cửa, hòa mình với cuộc sống xô đẩy, bắt gặp những cảnh mà tất cả không thể tưởng tượng nổi người ta “vô cảm” đến như thế thật sao”
Đúng thật là nếu nhìn thấy những cảnh tượng của mấy năm gần đây ( năm 2014 vụ thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà hội, vụ thảm sát cả nhà ở Bình Phước năm 2015 và sang năm 2016 vụ giết chế 4 bà cháu, bố bắt con gái 5 tuổi uống nước đường có pha thuốc trừ sâu dẫn đến cái chết quá thương tâm của bé..).Thế giới trở nên nguy hiểm, không phải những kẻ gây ra tội ác, mà cả những người đứng nhìn mà không làm gì cả chẳng hạn em Chếnh Hưng Hòa lớp 6A7 đầu năm học 2016-2017 tại trường em vào tan giờ học bị tai nạn trước cổng trường THCS Nguyễn Trường Tộ, kẻ gây tai nạn chạy đi, một mình nhảy một chân vào trạm xã trong khí đó các bậc phụ huynh đứng nhìn mà không làm gì cả. Xã hội này trở nên nguy hiểm vì những người chỉ đứng nhìn mà không làm gì cả và họ thật sự là người: “ vô hồn”, “vô tâm”, và “ vô cảm”. Những người vô tình tiếp tay cho cái ác tràn làn bởi sự vô tâm, vô cảm đó của chính mình mà không hề hay biết.
Ngoài ra trong xã hội còn có những kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của
người bị nạn, người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng không nhường chỗ, thậm chí còn cười trước những khuyết tật của họ. Thất vọng hơn là những người cán bộ có trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ nhân dân lại cũng có một số người vô tâm trước cảnh ngộ, tình cảm của người dân như việc cán bộ tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Hay có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật, những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng đưa tin như trường hợp của bà già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Cũng là câu chuyện ở huyện Tây Trà- tỉnh Quảng Ngãi, dân của huyện nhà bị đói, chính phủ chi nguồn cứu trợ một trăm tấn gạo để cứu đói cho dân, số gạo này chuyển đến huyện lị Tây Trà vào ngày 11/7 với chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi là phải chuyển đến tay người nông dân trong tháng 7, nhưng mãi đến cuối tháng 9, số gạo này nằm trong kho lương thực của huyện, gạo mốc meo, người dân cũng vấn phải chờ. Giải thích cho vụ việc này không thể chấp nhận được “ Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện – Ông Hồ Thanh Tùng lại đưa ra lí giải rằng do giá xăng dầu tăng nên thiếu 5 triệu đồng kinh phí vận chuyển số gạo này đến các xã”. Không thể tưởng tượng được một ông chủ tịch huyện lại có thể ăn nói một cách vô cảm đến vậy. Không nói đâu lạ lẫm, những vụ đánh nhau giữa các bạn học sinh, đáng tiếc là một số học sinh có thể can ngăn mà chỉ đứng ngoài cuộc mà nhìn, thậm chí còn nhận tiện quay phim chụp ảnh để đăng lên mạng xã hội. Vậy nguyên nhân từ đâu mà con người lại mắc căn bệnh vô cảm này ?
Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì con người không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, không có long nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng kém nên không giữ được truyền thống quý báo của dân tộc ta “ thương người như thể thương than”, “ lá lành đùm lá rách”. Nhưng không lẻ cả xã hội này đều mắc căn bệnh vô cảm ?
Xin thưa rằng không, mặc dù “vô cảm” đang bộc phát ở nhiều con người nhưng không phải vì vậy ai cũng vô cảm, cũng có rất nhiều người biết yêu thương con người, sẵn sang dang rộng bàn tay ra giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn loạn nạn (Ví dụ như học sinh trường em với tấm long không ăn quà và dành tiền hổ trợ người khuyết tật ở Hà Nội vào giao lưu với trường em với tổng số tiền hai triệu, bảy trăm ngàn đồng. Đến đây tôi lại nhớ đến câu nói của Bác: “ Hạnh phúc của tôi là đây, là chính cái gây phút mà tôi được nhìn thấy đồng bào tôi ai cũng có cơm no áo ấm, ai cũng được học hành”. Lúc sinh thời Bác thương yêu con dân hết mực, Bác không bỏ sót một việc nào. Người đã hy sinh hạnh phúc của mình để mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Hay chúng ta lại gợi nhớ các anh hùng liệt sĩ, những anh bộ đội cụ Hồ sẵn sang quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, thà hy sinh chứ không chịu mất nước, một lòng bảo vệ dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Thử hỏi nếu Bác Hồ, các vị anh hùng cũng vô cảm trước vận mệnh của đất nước, trước sự lầm than cơ cực của nhân dân thì liệu chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay? Bên cạch đó ta cũng chợt nhớ về tấm gương của anh Nguyễn Hữu Ân, người con của nhiều bà mẹ trong bệnh viện Ung bướu Thành phồ Hồ Chí Minh. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ anh bị ung thư và phải nằm viện điều trị, Anh vừa đi học, vừa đi làm, ngày ngày chăm sóc mẹ mình chu đáo. Khi mẹ anh qua đời, anh đã nhận bà Phẳng, một người già cô đơn cùng phòng ở bệnh viện với mẹ anh làm mẹ nuôi và cũng chăm sóc tận tình cho bà. Đặc biệt là câu chuyện người lái xe dũng cảm Nguyễn Văn Bắc, anh đã dùng xe tải để chặn đầu xe khách mà báo đài đã đưa tin nhiều ngày nay. Lại kể đến người phụ nữ mà em bắt gặp trong lúc đi học về đưa cô bé bị tai nạn đến bệnh viện. Vậy tại sao ta không có tấm lòng giống như Bác, như các anh hùng, đồng bào ta trước đây, như anh Nguyễn Hữu Ân, anh Nguyễn Văn Bắc, người phụ nữ tốt bụng kia… mà lại để cho cuộc đời này vẫn còn nhiều nổi đau khổ, vẫn còn nhiều trái tim vụn vở như thế và tại sao khi nhìn một người gặp loạn nạn mà lại làm ngơ, thấy em bé bị ngã hay đang bơ vơ tìm mẹ ta vẫn ung dung mà bước tiếp, thấy người khác mắc lỗi lầm mà chẳng đoái hoài đến ? Căn bệnh “vô cảm” này có lẽ đã phá vở đi tất cả tình yêu thương mà con người bấy lâu nay xây dựng, nó đang gặm mòn trái tim biết đồng cảm của con người, bởi vậy chẳng có lý do gì mà không loài trừ căn bệnh này ra khỏi xã hội.
Nếu được vậy, khi con người ai cũng sống bằng cái tình thì chắc hẳn mọi thứ xung quanh sẽ đẹp vô cùng, bầu trời này sẽ không còn mây đen, mặt đất này sẽ không còn lầm than, cơ cực, không có những lỗi lầm. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, biết yêu thương con người, xây dựng tốt ý thức tập thể, cộng đồng và bài trừ những thứ xấu. Chúng ta hãy sống bằng con tim của mình, bằng chính những gì mà tạo hóa đã ban tặng cho ta, chúng ta sống và đừng để cho căn bệnh vô cảm len lõi vào đời sống này, hãy lấy cái “ tình” mà cảm hóa hành đông, hãy hãy tình yêu thương làm ngôi vị trung tâm của cuộc song, hãy dang rộng trái tim mình, hãy quan tâm đến mọi người, hãy thông cảm sẽ chia với những mãnh đời bất hạnh, hãy biết quý trọng tình cảm và tha thứ cho sự lỗi lầm. Để xã hội tiến bộ thì chúng ta hãy nói không với sự vô cảm.
HÃY NÓI KHÔNG VỚI CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
- Bài viết của Bùi Đức Duy; lớp 8A3 năm học 2015 – 2016
Tệ nạn xã hội là một vấn đề nhức nhối đối với đời sống hiện nay, nếu mọi người không theo dõi bản tin thời sự thì mọi người sẽ thấy thảm họa về chúng.
Ma túy, rượu bia, thuốc lá, là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay do con người tạo ra. Nó có những tác hại làm cho con người sẽ thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ, tâm trạng, khiến cho ai đã thử thì sẽ muốn thử tiếp, dần dần đến nghiền. Thế nhưng thực tế không ai biết đến những tác hại của chúng. Đặc biệt là ma túy, nó gây ra những tác hại không thể biết trước được. Ma tùy cướp lấy sự sống, khiến cho người chẳng ra hình người. Khi đã sử dụng dù chỉ một lần thì nó sẽ lôi bạn vào một cuộc sống khác, Một người khỏe mạnh cũng trở nên người vô dụng, không kiểm soát được bản thân thì còn nói gì đến làm việc và học tập. Quá trình cướp lấy mạng người của ma túy rất dễ, ban đầu chỉ làm quen với nó rồi từ từ thấy nhớ và tiếp tục, sau đó chuyển từ hút qua chích, từ bệnh nghiện trở thành bệnh AIDS. Đâu chỉ tàn phế về mặt thể xác, ma túy còn mài mòn tinh thần của người nghiện làm cho người sử dụng không thể khiểm soát được mình. Khi đã lên cơn thèm thuốc thì người nghiện tìm đủ mọi cách để có tiền và mua ma túy, từ đó nẩy sinh các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cướp giật…Ma túy làm cho những người từng giàu nhất và có thể trở thành người nghèo khổ, một đứa con ngoan, cháu hiền cũng có thể ăn cắp tiền của bố mẹ, ông bà, để có tiền mua ma túy; hạnh phúc của một gia đình có thể tan vỡ, xã hội tồn tại các tệ nạn ấy là căn bệnh của thế kỉ. Theo thống kê của nhà nước những người đang cai nghiện có đủ các thành phần trong xã hội thì thấp tới cao( Bác sĩ, kỉ sư, công chức nhà nước, công nhân, nhà giáo, sinh viên, học sinh…)
Đấu tranh phòng chống ma túy là mặt trận nóng bỏng, bức xúc mà cả xã hội phải quan tâm. Ngày toàn dân phòng chống ma túy của Việt Nam được chọn đúng ngày cả thế giới phòng chống ma túy là ngày 26/6 hàng năm
Em mong từ nay trở về sau số người nghiện giảm đi, nói không với ma túy là cách tốt nhất ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Trần Nguyễn Diễm My; Lớp 8A3 năm học 2015 – 2016
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tiến lên một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại đó là các tệ nạn xã hội và đáng sợ nhất chính là ma túy, mối nguy hiểm không của riêng ai.
Ma túy đã và đang trở thành một mối nguy hiển đối với toàn xã hội. Ma túy là một tệ nạn ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và toàn xã hội. Báo chí đã từng đưa tin bi kịch của một số gia đình đã xẩy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ ma túy. Những người thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những cơn nghiện khi đói thuốc, làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình. Người nghiện ma túy sức khỏe yếu dần, mất khả năng lao động, ý thức và hành động không kiểm soát được bản thân và họ trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội. Hãy tưởng tượng một thành phố về đêm với những con nghiện thang thang vật vờ như những bóng ma sẽ tạo tâm lý bất an cho người khác, nhất là những du khách nước ngoài
So sánh với các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi trụy, ma túy chính là mối lo ngại hang đầu trong xã hôi, nó làm mục rõng xã hội, hủy hoại cả một thế hệ trẻ, suy giảm nòi giống. Vậy chúng ta phải làm gì để loại trừ tệ nạn xã hội nguy cơ nói trên?
Để ngăn chặn ma túy lan rộng, trong cá nhân mọi người phải biết tự ý thức và nhắc nhở lẫn nhau tránh xa các tê nạn xã hội. Bên cạnh đó phải tự tạo cho mình một lối sống lành mạnh, giữ cho đầu óc luôn tỉnh táo để có thể vượt qua mọi cám dỗ của loại tệ nạn nói trên. Ngoài ra chúng ta cần tham gia vào những cuộc nói chuyện chuyên đề với Bác sĩ, với các chuyên gia tâm lý để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận giúp đỡ những con nghiện đang chữa trị và những người bị bệnh AIDS vì tiêm chích. Hơn thế nữa, để giúp những con nghiện trở thành người hoàn lương. Chính phủ nhà nước cần biết tạo điều kiện công ăn, việc làm cho họ, không xa lánh họ để họ không bị mặc cảm mà dẫn tới những hành động không hay. Riêng học sinh chúng ta cũng phải biết cách bài trừ ma túy ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cụ thể là chúng ta cùng người lớn vận động, tuyên truyền, viết những bài báo tường với chủ đề “ hãy nói không với ma túy” để mọi người cảnh giác hơn với loại tệ nạn này.
Nói tóm lại, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng Tây hóa thì cường độ ảnh hưởng của những tệ nạn xã hội đối với lớp trẻ cũng ngày một gia tăng. Vì vậy phải làm một công dân tốt, nhiệm vụ của chúng ta là phải biết “ gạn đục, khơi trong” nghĩa là phải biết thu nhận cái hay, cái tốt và đồng thời bài trừ những cái xấu như tệ nạn ma túy đang lan tràn khắp nơi. Để làm được việc đó, chúng ta không ngừng học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
- Nguyễn Tiến Đạt, lớp 8A3, năm học 2015 – 2016
Ngày nay xã hội đang phát triển, nhưng song song với mặt phát triển là các tệ nạn đang dần phát triển theo như tiêm chích ma túy, cờ bạc, mại dâm, tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh…
Ma túy là một tệ nạn cực kì nguy hiển, là một loại thuốc cực độc, nó làm những người sử dụng nghiện và không làm chủ được bản thân. Khi tiêm chính ma túy vào cơ thể làm cho người cảm thấy hưng phấn và làm những việc khác người như ( trèo lên cột điện, cầm dao giết người…).
Ma túy như một thứ vũ khí giết người thầm lặng, tiêm chính ma túy tiêu hao tiền bạc và rước bệnh vào người
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài danh bậc nhất trong dòng văn học trung đại Việt Nam, được xưng tụng là “Bà chúa thơ Nôm” (Xuân Diệu). Thơ Hồ Xuân Hương tự do, phóng khoáng cả trong hình thức nhệ thuật lẫn nội dung tư tưởng. Ý thơ táo bạo, đôi lúc nổi loạn, gây sự bỡ ngỡ, gây hứng thú người đọc tìm đến nghĩa hàm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương.
Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi theo cách hiểu của một vài học giả.
Bài thơ Tự tình thể hiện rõ nét phong cách thơ Hồ Xuân Hương, trào lộng mà đằm thắm sâu cay, đôi câu chạm đến nỗi niềm riêng tư sâu thẳm của kiếp đời người phụ nữ trong cuộc đời đầy biến động này.
Thông thường mọi người sẽ nghĩ trữ tình và trào phúng là hai thái cực khác nhau, thầm chí đối lập nhau. Trong sáng tác, cũng từ đó mà hình thành các thuật ngữ phong cách trữ tình hay trào phúng, giọng thơ trữ tình hay trào phúng…
Bên cạnh những bài thơ châm biếm, Hồ Xuân Hương cũng có những sáng tác đậm chất trữ tình, trong đó đáng nói nhất là ba bài thơ Tự tình. Liệu những bài tự tình này có bị lạc điệu so với dóng thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương qua những bài thơ này, người đọc đánh giá như thế nào về chiều sâu tưởng tượng trong thơ của bà.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Người nghệ sĩ tài năng là người nghệ sĩ biết sáng tạo “Chất liệu” ngôn ngữ của dân tộc để làm nên tác phẩm của mình, xây dựng hình tượng nghệ thuật của riêng mình và tạo cho mình một giọng điệu riêng, một phong cách riêng, không nhầm lẫn vào đâu được.
Trước hết có thể khẳng định rằng, nhìn tổng thể ta sẽ thấy các bài thơ tự tình không hề lạc so với dòng thơ chung của Hồ Xuân Hương. Với một nhà thơ trào phúng lớn thì mọi vấn đề bao giờ cũng phản ánh trên nền tảng trữ tình. Điều này một mặt gắn chặt với bản chất của thơ, mặt khác nó cho thấy chiều sâu trong tư duy nghệ thuật của tác giả.
Chùm thơ Tự tình không hề lạc điệu so với tư tưởng chủ đạo trong thơ bà. Hơn nữa, nếu đọc kĩ các bài thơ, người ta đều thấy dấu vết của tín ngưỡng phồn thực, nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Hồ Xuân Hương. Trong ba bài thơ trên thì Tự tình (bài 2) nois rõ hơn cả tâm sự của nữ sĩ trong đêm tối quạnh quẽ, một mình đối diện với chính mình với nỗi cô đơn cùng cực:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đáọa
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Tự tình – bài 2, SGK Ngữ văn 11, tập một)
Ấn tượng đầu tiên của bài thơ là hình tượng người phụ nữ (hồng nhan) được đặt trong thời gian “đêm khuya” và không gian vũ trụ (nước non). Nếu như bài thơ là sự cảm nhận sâu sắc thân phận của người phụ nữ thì đây cũng là một sự cảm nhận rất táo bạo. Bởi xưa nay hầu như chỉ có nam nhi (tức kẻ mạnh) đặt mặt trong không gian vũ trụ như Phạm Ngũ Lão cắp ngang ngọn giáo canh giữ non sông.
Hồ Xuân Hương tạo không gian đêm tối, vắng lặng và trong đó, người phụ nữ không ngủ mà ngồi lắng nghe tiếng trống cầm canh với tâm trạng cô đơn. Sự cô đơn dồn tụ trong từ “trơ” – trơ trọi, một mình. “Hồng nhan” là cách gọi đặc trưng của người phụ nữ, tức nói đến cái đẹp. Người phụ nữ, tức nói đến cái đẹp. Người phụ nữ vốn mang nhiều đặc tính tự nhiên lại được đặt vào không gian vũ trụ như một sự so sánh để nâng người phụ nữ lên rất cao. Rõ ràng cái cô đơn ở đây cũng ẩn chứa bản lĩnh này dẫn đến điều thú vị thứ hai của bài thơ:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Không chỉ đặt người phụ nữ trong không gian vũ trụ, Hồ Xuân Hương còn tìm thấy sự đồng điệu của con người với thiên nhiên, vũ trụ. Cả con người và thiên nhiên, vũ trụ ấy đang chuyển động theo tuần hoàn. Như một cách để quên đi cái trơ trọi, cô đơn, người phụ nữ mượn chén rượu để khỏa lấp nỗi buồn.
Tâm trạng “say lại tỉnh” tạo ảm ảnh về thực tại tuần hoàn nhiều khi đáng sợ, bởi tỉnh dậy sẽ phải đối mặt với cô đơn. “Vầng trăng” là hiện thân của vũ trụ. Vầng trăng ấy “khuyết chưa tròn”, tức nó vẫn còn dang dở, và cũng“bẽ bàng” không kèm con người (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Nếu hai câu đầu có sự đổi sánh giữa con người và vũ trụ thì đến đây con người và vũ trụ đã tạo nên được sự tương ứng về hoàn cảnh và trạng thái.
Điểm nhìn bài thơ đã có sự dịch chuyển gần hơn với con người, về cách miêu tả cũng gần và cụ thể hơn.
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Tác giả sử dụng thủ pháp đặc tả cận cảnh của điện ảnh.Thủ pháp này đi ngược lại với tinh thần của thơ Đường bởi chính tính chất cụ thể, cận cảnh của nó. Thoạt nhìn, hai câu thơ mang ý nghĩa tả thực về thiên nhiên, nhưng xâu chuỗi các sáng tác của Hồ Xuân Hương và đặc biệt trong logic bài thơ này thì hai câu thơ còn mang tính biểu tượng mang ý nghĩa phồn thực. Như vậy, bằng một cách kín đáo và tế nhị, Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự tôn thờ sự sống và khát vọng hạnh phúc của con người.
Thơ của Hồ Xuân Hương đã thống nhất đến cao độ hai tính cách dân tộc và đại chúng. Hồ Xuân Hương biết sử dụng ngôn ngữ toàn dân, của dân tộc để tạo nên một giọng điệu riêng, một chất giọng riêng không hề nhầm lẫn. Chất giọng riêng ấy trước hết thể hiện ngôn ngữ, sự sáng tạo ngôn ngữ. Sự sáng tạo ngôn ngữ này chính là sự sáng tạo của Hồ Xuân Hương làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ của dân tộc.
Kết thúc bài thơ, tác giả giãi bày tâm trạng cụ thể về thân phận của người phụ nữ:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Sự đối lập giữa mùa xuân vĩnh cữu của thiên nhiên, vũ trụ và con người. Sự tương ứng của con người và vũ trụ đã biến mất một cách ngao ngán. Vũ trụ thì cứ tuần hoàn viên mãn, còn con người thì ngày càng nhỏ bé lẻ loi. Sự khập khiễng giữa con người và vũ trụ bao tạo nên sự đứt gãy dòng chảy của cuộc sống. “Mảnh tình” vốn đã không được nguyên vẹn vậy mà vẫn phải“san sẻ” để rồi chỉ còn “tí con con”. Sự thu gọn đến mức có thể làm cho chủ thể gần như tan biến.
Về nghệ thuật bài thơ chứa đầy đủ dấu vế thủ pháp đặc trưng thơ Hồ Xuân Hương. Trong thơ bà thường xuất hiện một số vần “hiểm” (như vần “om”, “ui”, “e”, “ong”, “ôn”) và các từ láy tượng hình (như “tẻo tèo teo”, “lom khom”, “leo teo”, “cheo queo”, “long đong”…).
Cách dùng vần và từ lắt léo như vậy, một mặt cho thấy cá tính mạnh mẽ của Xuân Hương, đồng thời nhiều khi cũng gợi thân phận hẩm hiu của bà. Trong Tự tình (bài 2) này, tác giả dùng từ “trơ” tạo sự đa nghĩa. Trơ có thể là trơ trụi. Trơ cũng có nghĩa là bền gan như trong ý thơ Bà Huyện Thanh Quan (đá cũng trơ gan cùng tuế nguyệt). Nhiều tính từ, động từ chỉ mức độ mạnh (xiên, đâm, toạc) được sử dụng càng tô đậm thêm phong cách thơ Hồ Xuân Hương.
Như vậy, rõ ràng bài thơ đã hòa nhập dòng tư tưởng và phong cách chung của Hồ Xuân Hương. Từ góc nhìn tính ngưỡng phồn thực, ta sẽ có cách đánh giá về Hồ Xuân Hương khác với cái nhìn mang tính chất xã hội trước đây. Cái nhìn xã hội học cho rằng thơ Hồ Xuân Hương đả kích, chống đối chế độ phong kiến mà biểu tượng là các vua chúa, hiền nhân, quân tử, nhà sư.
Thơ của Hồ Xuân Hương tươi trẻ giản dị và hồn nhiên, trong sáng, tạo ấn tượng đặc biệt độc đáo. Nhưng thơ bà, thi thoảng ta cũng cảm thấy những vần thơ chua ngoa:
“Dắt dìu nhau lên đến cửa chiền
Cũng đòi học nói không nên”
(Phường Lòi Tói)
Hay:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đến thái thú dừng cheo leo”
(Đề đến Sầm Nghi Đốn)
Những kẻ học đòi hay kẻ hèn nhát như vậy hiển nhiên là đáng tố cáo, đáng chế giễu. Nhưng những trường hợp như gặp Thiếu nữ ngủ ngày:
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thi cũng dở ở không xong.
Đứng trước cảnh Đèo Ba Dội:
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
Hoặc trước Cảnh chùa ban đêm, nhà thơ hỏi:
Hỡi người quân tử đi đâu đó
Thấy cảnh sao mà đứng lượm tay.
Chính cách sử dụng ngôn ngữ khác lạ này đã chuyển nghĩa bình thường thành nghĩa ẩn dụ có nghĩa là chuyển nghĩa thô thành nghĩa thực, nghĩa ngầm, nghĩa tâm tình. Mỗi bài thơ là một sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các động từ chỉ hoạt động, các tính từ chỉ màu sắc âm thanh, hình dáng…các trạng từ chỉ phẩm chất để biểu đạt tư tưởng tình cảm thái độ của nhà thơ. Vì lẽ đó ta thấy thơ Hồ Xuân Hương có nhiều nghĩa và nghĩa nào cũng lấp lửng.
Trong xã hội phong kiến, dù sao vua chúa cũng là những giá trị thuộc đẳng cấp cao. Lê Thánh Tông từng nói:
Che dân bao quản lòng tư túi
Giúp chúa vào quên nghĩa sớm trưa!
(Cái nón)
Những tầng lớp ấy cũng tôn sùng cái phồn thực huống chi người bình thường! Nghệ thuật vẽ mây nẩy trăng đã được Hồ Quỳnh Hương vận dụng một cách khéo léo để khẳng định chủ đề tư tưởng của thơ bà. Không nên vội vàng kết luận như vậy. Nếu tín ngưỡng phồn thực đã ăn sâu trong văn hóa Việt thì tư tưởng lớn nhất của thơ Hồ Xuân Hương (qua cái nhìn phồn thực) chính là tôn thờ sự sống chứ không đơn thuần là chống nam quyền, chống phong kiến hay chống sư sãi.
Bài thơ liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh cá nhân Hồ Xuân Hương:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lụng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Nhưng với nhà thơ lớn, họ luôn vượt trên hoàn cảnh cụ thể đến hướng đến cái khái quát. Cái riêng làm nên cho cảm xúc, còn sự khái quát hòa làm nên giá trị trong thơ bà. Tự tình chính là một nét vẽ, một mảng màu làm đậm thêm giá trị thơ Hồ Xuân Hương cũng như những sáng tạo nghệ thuật chân chính.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ đầu tiên dùng ngôn ngữ của đại chúng được nâng cao một cách rộng rãi nhất trong văn học. Thơ Bà ít từ Hán Việt, vài ba điển tích mà cũng rất quen thuộc với nhân dân và không trở ngại gì cho việc hiểu ý thơ. Tất cả những điều trên khẳng định Hồ Xuân Hương nắm vững ngôn ngữ dân tộc, có ý thức dân tộc, có cá tính mạnh mẽ, có bản lĩnh, có tài năng.
Anh chị có đồng tình với quan điểm "con cái là trời cho, đông con nhiều cháu là hạnh phúc" của một số gia đình? Hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên?