K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2023

Để hát quốc ca đúng như quy định, học sinh phải thực hiện các yêu cầu sau: Tư thế khi hát quốc ca phải nghiêm trang, đứng thẳng, mắt nhìn thẳng vào hướng lá cờ tổ quốc. Phải giữ trật tự trước và sau khi hát quốc ca. Khi hát phải theo hiệu lệnh để việc đồng ca diễn ra đồng đều.

12 tháng 9 2023

cụ nhất kokushibo cop mạng

27 tháng 2 2022

Ba câu hát giúp ta hiểu thêm rằng cuộc sống này tươi đẹp nhưng cũng ngắn ngủi vô cùng, từng giây từng phút ta sống trên cõi đời đều là đáng quý vì thế ta hãy sống hết mình với khao khát và đam mê,hãy sống thật vui vẻ , thoải mái và làm những điều có ý nghĩa nhất. Ai trong chúng ta cũng chỉ có một lần để sống, vậy hà cớ gì ta để cuộc đời mình trôi đi trong tẻ nhạt? Hãy sống thật vui vẻ và hạnh phúc với những gì mình đã chọn, hãy tô điểm cho cuộc đời để biến cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa nhất

27 tháng 2 2022

Ba câu hát giúp ta hiểu thêm rằng cuộc sống này tươi đẹp nhưng cũng ngắn ngủi vô cùng, từng giây từng phút ta sống trên cõi đời đều là đáng quý vì thế ta hãy sống hết mình với khao khát và đam mê,hãy sống thật vui vẻ , thoải mái và làm những điều có ý nghĩa nhất. Ai trong chúng ta cũng chỉ có một lần để sống, vậy hà cớ gì ta để cuộc đời mình trôi đi trong tẻ nhạt? Hãy sống thật vui vẻ và hạnh phúc với những gì mình đã chọn, hãy tô điểm cho cuộc đời để biến cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa nhất

13 tháng 1 2024

Có một người thầy đã từng nói với tôi rằng :"Nếu như em muốn thành công thì đầu tiên em phải gặp những thất bại của đời mình và từ đó em sẽ phải học cách tiếp nhận nó". Vì vậy, tôi thấy rằng thất bại nó không đáng sợ chỉ cần chúng ta phải biết cách tiếp nhận nó mà thôi. Vậy thất bại là gì? Thất bại là kết quả mà bạn không đạt được như điều mình mong muốn. Ví dụ khi chúng ta đang bắt đầu một công việc nào đó thì chúng ta sẽ vấp phải nhiều điều bất lợi đối với mình và sẽ dẫn đến sự thất bại trong công việc đó. Nhưng các bạn à, những thất bại mà các bạn gặp phải thì chính nó sẽ làm cho chúng ta trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn và con đường đi đến thành công sẽ gần hơn. Vậy thì thay vì chúng ta sợ hãi, suy sụp và chuồn bước trước những thất bại thì tại sao mà chúng ta không học cách đối diện và vượt qua nó. Để vượt qua thất bại thì đầu tiên chúng ta phải có một ý chí nghị lực kiên cường và đối mặt với nỗi ám ảnh sợ thất bại của chính bản thân. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể vượt qua nó và trải nghiệm để rồi từ đó sẽ làm những bậc thang vững chắc cho chúng ta tiếp bước chạm đến thành công. Vì vậy, đừng sợ hãi thất bại vì nó không đáng sợ như chúng ta tưởng tượng.  Tóm lại, hãy học cách tự bản thân vượt qua nỗi sợ hãi, sự thất bại để một ngày không xa có thể chạm đến thành công mà chính bản thân chúng ta mong muốn.

13 tháng 1 2024

* Em thử xem sao :>

Thất bại là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là thất bại chính mà là cách chúng ta đón nhận và học từ những trải nghiệm đó. Đầu tiên, chúng ta cần chấp nhận rằng thất bại là một phần tự nhiên của quá trình phát triển. Không ai có thể thành công mà không trải qua những lần thất bại. Thứ hai, thất bại cần được xem như một cơ hội để học hỏi và phát triển. Nhìn nhận thất bại như một bài học đắt giá, nơi chúng ta có thể tìm hiểu về những điều chúng ta đã làm sai và cải thiện từ đó. Qua những thất bại, ta có thể phát triển khả năng kiên nhẫn, sáng tạo và sự đột phá. Cuối cùng, đón nhận thất bại cũng đồng nghĩa với việc không để thất bại ảnh hưởng đến lòng tự tin và đam mê của chúng ta. Thay vì tự trách mình hoặc buông xuôi, ta cần tin rằng mình có thể vượt qua và đạt được thành công. Tự tin và đam mê sẽ trở thành động lực để ta tiếp tục cố gắng và không bao giờ từ bỏ. Tóm lại, thất bại không đáng sợ và ta cần đón nhận nó như một phần quan trọng của cuộc sống. Hãy học hỏi từ những trải nghiệm đó, phát triển khả năng và không để nó ảnh hưởng đến lòng tự tin và đam mê của mình. Thật sự, thất bại có thể là chìa khóa để mở ra cánh cửa thành công.

2 tháng 1 2022

Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Thể thơ 7 chữ, PTBĐ chính là biểu cảm. 

- Nhân hoá: "Gọi cá vào","trăng gõ nhịp" 

⇒ Gợi lên sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên

- So sánh: "Biển như lòng mẹ"

⇒ Nói lên sự ân tình và vĩ đại của thiên nhiên đồng thời bộc lộ niềm tri ân sâu sắc của con người với mẹ thiên nhiên

8 tháng 4 2021

em chỉ biết vt thế này thôi ạ( lớp 7 nhưng em muốn thử sức 1 tí)

như ta đa biết,tuổi trẻ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt,sôi nổi.tuổi trẻ đươn g nhiên là cần sống khác biệt.thực ra cái khác ở đây ko phải là sống độc nhất mà là khác so với các lứa tuổi còn lại.đang trong độ tuổi thanh xuân thì ai mà chẳng có những ước mơ lớn lao,ko phải đi vòng quanh thế giới thì ít nnhất cũn phải đi một nước ngoài nào đó chẳng hạn......mỗi lứa tuổi đều có một sự khác biệt riêng,một cái thú vị riêng của nó.trong đó tuổ trẻ là độ tuổi thú vị nhất,cúng ta có thể làm được những việc mà khi ta còn nhỏ hay khi ta già đi ta ko thể nghĩ đến.trong cuộc sống này,mọi thứ đều cái thú vị riêng của nó,quan trọng là bn có tìm ra đc ko thôi.

hơi ngắn,thông cảm ạ

9 tháng 4 2021

a. Giới thiệu vấn đề: Để hình thành một lối sống hoàn hảo và đúng đắn là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp. "Phải tôn trọng sự khác biệt", đó là lời khuyên của các nhà tâm lý và giáo dục. Câu hỏi :"Tuổi trẻ có cần sống khác biệt?" Đó là một câu hỏi đơn giản nhưng rất khó trả lời. Sau đây là những ý kiến của em về câu hỏi trên.

b. Sự khác biệt là bản chất của đời sống đa dạng, phong phú và muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự đa dạng và khác biệt, xã hội con người có rất nhiều điểm chung tốt đẹp cũng như xấu xa. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục cần phải được duy trì và tôn trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đấu tranh chống lại sự a dua đầy tội lỗi của đám đông.

c. "Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục". Biết hòa đồng với hoàn cảnh xã hội hiện tại là một kỹ năng cần thiết. "Đồng phục trong cách sống, trong cách suy nghĩ, trong cách ăn mặc" là một nét đẹp thể hiện sự hòa đồng của con người với tập thể. Khi sống hòa đồng với mọi người, tuổi trẻ chắc chắn có được niềm vui, sự đoàn kết, sự chia sẻ và bình yên trong sinh hoạt cũng như làm việc.

   Sống khác biệt chắc chắn không phải là mục đích sống của người trẻ tuổi bởi vì phần lớn họ là những người có khao khát tạo dựng cho mình một sự nghiệp, một cuộc sống vững vàng và hạnh phúc. Sống khác biệt dễ trở nên lập dị, dễ xung đột với tập thể, do đó người khác biệt dễ vấp phải sự chống đối của đa số, dễ trở thành kẻ cô đơn lạc lõng. Chỉ có sống hòa đồng, quân bình hài hòa với mọi người, người trẻ tuổi mới có được hạnh phúc và thành công. Do đó tuổi trẻ không cần phải sống khác biệt, nhất là trong hoàn cảnh bình thường.

d. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đặc biệt, cần dám sống khác biệt với số đông bởi vì số đông và tư duy số đông không phải luôn luôn đúng. Có nhiều bằng chứng của lịch sử đã cho thấy điều đó, ví dụ như Galiler. Khi đó, dám sống khác biệt chính là sự khẳng định giá trị và nhân cách của một con người. Đôi khi phải có can đảm bảo vệ và sống chết bảo vệ sự khác biệt của mình nếu đó là đúng đắn và tốt đẹp. Khuất Nguyên ngày xưa đã dám một mình trong khi cả đời đục. Tuổi trẻ là tương lai, là vận mệnh của quốc gia, cho nên trong những tình huống thử thách khắc nghiệt của Tổ quốc, họ cần dám sống khác biệt với số đông để dấn thân vào sự hiểm nguy đấu tranh cho sự tồn vong của đất nước, như những chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong thời kì trước 1945.

e. Tuổi trẻ cần phải có nhận thức đúng về sự khác biệt và hòa đồng, cần nhận thấy hòa đồng khác với a dua, về hùa, cũng như khác biệt không phải là lập dị, để từ đó biết sống hòa đồng và can đảm khác biệt khi cần thiết. Phải biết phát huy bản lĩnh của bản thân trong suy nghĩ, cũng như hành động để thể hiện bản chất tốt đẹp của tuổi trẻ là tương lai, là rường cột của nước nhà.\

ok nha cô

PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải...
Đọc tiếp
PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phật bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới. Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chỉ khí hãng hải và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực (Trích Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh - NXB Chính trị Quốc gia) Câu 1 (0,5 điểm): Đối tượng hưởng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích? Câu 3 (0,75 điểm): Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Câu 4 (1,75 điểm) Em hiểu nội dung lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được nêu trong đoạn trích ở phần đọc - hiểu văn bản: -Điều gì phải thì cố làm cho kì được, đủ là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức trảnh, đủ là một điều trái nhỏ.” như thế nào? Lời dạy đỗ có ý nghĩa gì với thế hệ trẻ? (hãy trả lời bằng một đoạn văn diễn dịch tử (10-15 câu)?
0
2 tháng 4 2018
Mở bài: Hát quốc ca vào lễ chào cờ thứ hai hàng tuần là hoạt động bắt buộc tại các trường học. Bài quốc ca hùng tráng vang lên trong buổi lễ chào cờ trang nghiêm nhắc nhở chúng ta về một thời kì đấu tranh anh dũng, đau thương và bất khuất của dân tộc bảo vệ nền độc lập nước nhà. Bài quốc ca khơi gợi trong ta tinh thần yêu nước, ý thức giữ gìn và bảo vệ nền độc lập trong thời đại mới. Thế nhưng, ngày nay, học sinh ngày càng không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Hành động ấy làm mất đi sự nghiêm trang trong buổi lễ chào cờ. Thân bài: Hiện trang hát quốc ca của học sinh hiện nay: Ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng tồi tệ. Trước hết là vấn đề giữ trật tự trước khi hát quốc ca. Học sinh thiếu nghiêm túc, không chịu thực hiện theo hiệu lệnh của người điều khiển chào cờ, gây mất trật tự. Người điều khiển chào cờ phải mất một thời gian mới ổn định được trật tự trong sân trường. Khi bắt đầu hát quốc ca, nhiều học sinh không hát, hoặc hát nhỏ, hát nhép lấy lệ cho có. Không những thế, có học sinh cười đùa, trêu chọc nhau ngay khi cả trường đang hát quốc ca. Hành đông ấy khiến cho sân trường lộn xộn, mất trật tự. Buổi lễ chào cờ và việc hát quốc ca trở nên thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh không hát, hoặc hát quá nhỏ, nên chỉ nghe giọng bè, rề rà, kéo dài, uể oải không đúng với giọng điệu nghiêm trang, hùng tráng của bài quốc ca. Lúc mới bắt đầu còn nghe rõ. Sau nhỏ dần hoặc lạc nhịp hoặc ê a lấy lệ. Cuối cùng chỉ còn những tiếng xì xào rồi dừng hẳn. Người điều khiển buổi lễ chào cờ gần như độc diễn trong tiếng loa vang vang. Hầu hết học sinh hát sai nhiệp, không khớp với nền nhạc. Bài quốc ca trở nên rời rạc, không còn khí thế. Việc hát quốc ca mất đi ý nghĩa tôn nghiêm. Đâu chỉ có thế, ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Nhiều học sinh không hề thuộc lời bài quốc ca. Thậm chí, có học sinh tự “chế” lời bài hát. Việc hát quốc ca trong mỗi buổi lễ chào cờ bị xem thường. Nguyên nhân của hiện tượng hát quốc ca hiện nay: Đầu tiên là do bởi việc sinh hoạt dưới cờ không diễn ra thường xuyên. Tại nhiều trường học, việc ấy không được tiến hành một cách nghiêm túc. Việc quán triệt tư tưởng, ý thức giữ trật tự và hát quốc ca nghiêm túc, khí thế, đồng đều không được nhắc nhở thường xuyên. Nhà trường không đủ thời gian để hướng dẫn, tập dợt và kiểm tra việc hát quốc ca của học sinh ở từng lớp học. Thậm chí nhiều trường học còn không quan tâm đến công tác này. Sự lơ là của nhà trường khiến cho học sinh xem thường việc hát quốc ca và ý nghĩa của buổi lễ chào cờ đầu tuần. Học sinh không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Nhiều học sinh cho rằng hát quốc ca chỉ là hình thức, không có gì quan trọng. Cho nên, học sinh không hát, hoặc hát một cách miễn cưỡng, đối phó. Từ một vài học sinh kéo theo nhiều học sinh không chịu thực hiện hát quốc ca nghiêm túc. Ở nhiều trường học, hoạt động chào cờ thường kéo dài khiến học sinh chán nản, mệt mỏi. Các hoạt động nhàm chán cứ lặp đi, lặp lại, học sinh không còn hứng thú nữa. Có khi, học sinh phải thực hiện buổi lễ chào cờ dưới sân trường nắng gắt. Điề kiện bất lợi khiến học sinh không thể tập trung giữ trật tự đến hết buổi lễ được. Nhiều học sinh không hiểu hết ý nghĩa của hoạt động chào cờ và việc hát quốc ca. Từ đó thiếu lòng tôn trọng, không tuân thủ hiệu lệnh, không thực hiện hát quốc ca một cách nghiêm túc. Gia đình và xã hội không thường xuyên nhắc nhở học sinh về ý thức trách nhiệm hát quốc ca. Trong đời sống thường ngày, việc hát quốc ca ít diễn ra trong cộng đồng. Phụ huynh cũng không thường cùng các em tham gia các buổi tưởng niệm nhằm rèn luyện ý thức hát quốc ca và trách nhiệm đối với cộng đồng. Người lớn không gương mẫu, trở thành tấm gương xấu cho học sinh làm theo. Nhiều học sinh cảm thấy mắc cỡ, xấu hổ khi hát trước tập thể khiến việc hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ diễn ra hết sức khó khăn. Hậu quả của việc hát quốc ca thiếu nghiêm túc: Hậu quả đầu tiên là buổi lễ chào cờ ở các trường học diễn ra chậm chạp, nặng nề, mất đi khí thế. Ý nghĩa giáo dục của hoạt động chào cờ và hát quốc ca cũng mất đi. Nếu không được chấn chỉnh, nghiêm khắc nâng cao ý thức việc hát quốc ca của học sinh, lâu dần, hoạt đông hát quốc ca không còn được tôn trọng và nghiêm túc thực hiện. Hát quốc ca thiếu nghiêm túc làm mất đi ý nghĩa trọng thể của hoạt động chào cờ và tính thiêng liêng của bài ca tổ quốc. Lòng tự tôn dân tộc và tình yêu tổ quốc cũng bị phai mờ, ảnh hưởng đến ý thức, trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tổ quốc của học sinh. Giải pháp khắc phục hiện trạng hát quốc ca hiện nay: Trước hết, nhà trường phải quyết liệt chấn chỉnh hoạt động chào cờ đầu tuần. nhắc nhở, xử phạt, kỉ luật để giữ gìn tính tôn nghiêm của hoạt động thiêng liêng này. Nhà trường phải có hoạt động hướng dẫn, tập luyện và kiểm tra thường xuyên hoạt động hát quốc ca của học sinh. Nên quy định hát quốc ca tại lớp mỗi tuần. Đưa bài quốc ca vào chương trình học tập để nâng cao ý nghĩa của bài quốc ca và tầm nhận thức của học sinh. Từ đó khắc sâu ý thức trách nhiệm và lòng yêu tổ quốc đối với từng học sinh. Gia đình và xã hội phải quan tâm hơn nữa đến hoạt đông hát quốc ca của học sinh. Hãy giải thích ý nghĩa của bài ca tổ quốc và cách hát quốc ca một cách nghiêm trang, hùng hồn thể hiện được khí thế và âm điệu của bài hát. Mỗi học sinh phải có ý thức nghiêm túc khi hát bài quốc ca. Quốc ca phải được hát lên bằng lời, hát một cách chân thật, hùng hồn, thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, gửi gắm tình yêu và niềm kì vọng lớn lao vào tương lai đất nước. Mỗi học sinh thực hiện hát quốc ca nghiêm túc sẽ truyền cảm hứng cho nhiều học sinh khác làm theo. Bài học nhân thức: Thực hiện hát quốc ca nghiêm túc là thể hiện ý thức tôn trọng bản thân. Hát quốc ca nghiêm túc thể hiện trách nhiệm cao cả đối với dân tộc, đối với đất nước. Cảm xúc thiêng liêng, niềm tự hào sâu sắc trong buổi lễ chào cờ nghiêm trang sẽ tạo một niềm tin tưởng vững chắc vào tương lai đât nước.Nó cỗ vũ tinh thần học tập và ý thức trách nhiệm dựng xây đất nước. Kết bài: Đối với mỗi dân tộc, quốc ca là bài ca thể hiện sức mạnh dân tộc và niềm tin chiến thắng. Đó là lời ca vang lên từ sâu thẳm con tim, là ý chí, nguyện vọng và sự gắn kết thiêng liêng của cả dân tộc. Và mỗi khi đất nước lâm nguy, nền hòa bình bị đe dọa, bài quốc ca là tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc thúc giục ta tiến bước lên đường bảo vệ non sông