Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đoạn văn được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời nhân vật ?
Ông khách Bọ Dừa đến một xóm trọ đêm ở Bờ Giậu. Thằn Lằn đã mời Bọ Dừa vào ở trong chiếc bình - nhà của mình. Khi nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, bị ám ảnh bởi những không gian tối tăm, ông đã từ chối. Bọ Dừa quyết định sẽ ngủ dưới vòm trúc ở phía xa kia. Nghe xong, Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Đêm hôm đó, khi đang ngủ thì bỗng một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau, Thằn Lằn hỏi thăm. Ông kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê sau nhiều năm xa cách.
Em tham khảo:
Quan hệ ứng xử với bạn bè xung quanh đã để lại cho ta nhiều suy nghĩ. Trong quan hệ ấy, chúng ta cần có sự lịch thiệp, chân thành. Bạn bè xung quanh luôn ở bên và cùng ta đồng hành trong nhiều công việc. Vậy nên chỉ khi chúng ta coi trọng bạn bè, hết lòng giúp đỡ bạn thì chúng ta mới có thể thu lượm nhiều niềm vui, nhiều thành công. Nếu sống gian dối, không chân thật thì bạn bè sẽ không ở bên ta v à ta sẽ cô độc, buồn chán vô cùng. Những người bạn luôn là món quà mà tạo hóa ban tặng và ta cần nâng niu.
tk:
Nhân vật Bọ Dừa trong văn bản Giọt sương đêm của nhà văn Trần Đức Tiến là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Bọ Dừa được xây dựng trong truyện là một vị khách tình cờ đến xóm trọ để qua đêm sau rất nhiều ngày tháng bôn ba. Bọ Dừa là người từng trải, vị khách đã từng đi qua những ngày tháng mưu sinh, từng sợ hãi đến ám ảnh những khoảnh khắc bị bọn trẻ bắt cóc, bị giam hãm trong những chiếc hộp. Vị khách đã quen ngủ dưới vòm trúc giống như việc quen thuộc với cuộc sống bôn ba. Và đêm khuya tình cờ, từ vòm lá trúc rơi xuống một giọt sương, làm lạnh toát cơ thể Bọ Dừa và khiến nhân vật sực tỉnh, chợt nhớ về những điều đã qua. Có thể nói, từ nhân vật Bọ Dừa, bạn đọc ngẫm ra được nhiều bài học nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về sự biết ơn nguồn cội mà nhân vật đã vô tình lãng quên. Bọ Dừa vì mưu sinh mà dành nhiều ngày tháng để bươn chải đó đây, lấy những tán cây làm nhà để rồi một đêm tình cờ, giọt sương đêm rơi xuống đã khiến vị khách nhớ da diết những kỉ niệm và thời thơ ấu và rồi ông quyết định chuẩn bị cho một chuyến hành hương. Nhờ giọt sương tình cờ mà nhân vật đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về lòng biết ơn đối với nguồn cội. Có thể nói, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Bọ Dừa và các tình tiết một cách nhẹ nhàng nhưng thấm thía và để lại cho câu chuyện nhiều dư âm.
Cơn mưa rào ào ạt của mùa hạ đi qua, để lại nỗi tiếc nuối khôn nguôi. Lũ trẻ con tha thẩn dưới sân nhà đùa chơi gấp thuyền thả trên vũng nước đọng lại. Bỗng, chúng nghe thấy tiếng khóc thút thít đâu đó. Hoá ra một giọt nước đọng trên cành ổi.
Vũng nước cất giọng nhẹ nhàng mà ấm áp hỏi:
- Làm sao em khóc?
Giọt nước vẫn còn ngân ngấn nước mắt, ngơ ngác nhìn quanh và trả lời.
- Em muốn về với mẹ.
- Thế mẹ em là ai?
- Mẹ em là mẹ mây đen. Sau khi đi cùng ông mưa, mẹ đã bay đi mất rồi mà em đuổi theo mãi không kịp.
Vũng nước mỉm cười và hỏi:
- Thế em từ đâu đến đây?
- Em vốn là đứa con của biển. Chúng em sống ở nơi đại dương xanh thẳm. Hằng ngày, chúng em nô đùa, cưỡi lên những con sóng và ào ạt chạy trốn tìm trên những bãi cát vàng giòn đầy nắng. Em được lớn lên trong vòng tay thương yêu của mẹ. Một ngày kia, khi đang nằm thả mình trong lòng đại dương, em bỗng thấy người mình trở nên bỏng rát. “Nóng quá! Nóng quá!”. Em thấy một lát sau mình bay lên và tụ hội lại trong một dám mây lớn. Càng lên cao em càng thấy không khí lạnh lẽo. Ông mặt trời như đang mặc áo giáp đen để ra trận. Gió thổi ào ào, bụi bay mù mịt.
- Bọn em đi chiến đấu à?
- Vâng, em thấy cả những chú mối từ đâu bay lại. Rồi em nhìn xuống, thấy mọi người vội vã tìm nơi trú ẩn. Sau đó, em cùng các bạn của mình lao như tên bắn xuống hoà vào mọi vật ở dưới hạ giới. Còn em ở lại trên chiếc lá xanh non này.
Vũng nước nhẹ nhàng an ủi:
- Em ạ! Em đã làm được một việc rất tốt. Em làm cho cây cối tốt tươi. Em cùng các bạn mưa tắm mát không gian. Em không phải buồn. Bây giờ em hãy nhìn ngắm cảnh vật thiên nhiên và ở lại cùng cây lá. Còn mẹ em đã bay về trời rồi.
Giọt nước phấn khởi, long lanh, rạng rỡ vì thấy mình bé nhỏ nhưng đã giúp ích được cho cuộc sống rất nhiều. Và rồi, giọt nước và vũng nước lại thầm thì kể cho nhau nghe câu chuyện về những vùng đất xa xôi, về những chuyến phiêu lưu bí ẩn...
- Chuỗi sự việc chính của "Giọt sương đêm" là:
+ Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.
+ Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.
+ Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ khiến Bọ Dừa tỉnh ngủ.
+ Sáng hôm sau, Bọ Dừa kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình.
+ Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.
+ Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ.
Đặc điểm của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản:
- "Giọt sương đêm" là truyện hướng tới đối tượng là thiếu nhi.
- Những loài động vật được nhân cách hóa mang suy nghĩ của con người vừa mang những nét đặc trưng của loài vật.
- Qua câu chuyện phản ánh đặc điểm con người và đưa ra thông điệp quý giá.
Nó chưa trong ngữ cảnh cụ thể => Chưa thể trả lời được nha em
ngôi kể thứ 3 đúng ko a