GIỌT SƯƠNG
Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mùng tơi. Giọt sương đã ngủ ở đó suốt đêm qua. Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót chung quanh mà nó vẫn nằm im, lấp lánh như một hạt ngọc.
Thực ra, giọt sương không thích mình được ví như hạt ngọc. Nó chỉ là một giọt nước nhỏ xíu hiền lành. Một giọt nước trong vắt, trong đến nỗi khi soi mình vào đó bạn có thể thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu xanh biếc với những cụm mây trắng bay lững thững.
Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.
“Tờ rích, tờ rích”. Một chị Vành Khuyên bay đến, đậu trên hàng rào. Ông mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy Vành Khuyên, giọt sương mừng quá, suýt nữa thì lăn xuống đất. Nó vội cất giọng thì thầm:
- Chị đến thật đúng lúc! Em sinh ra là để dành cho chị đây!
Chị Vành Khuyên nghiêng ngó nhìn, chị đã nghe những lời thì thầm của giọt sương, hiểu được cái khát vọng thầm kín của nó. Chị cúi xuống, hớp từng giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ có giọng hót hay.
Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim Vành Khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông , bầu trời mùa thu.
Giọt sương nhỏ không mất. Nó đã vĩnh viễn hoá thân vào giọng hát của Vành Khuyên.
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh gì?
A. Giọt sương lúc mặt trời lên.
B. Giọt sương.
C. Chim Vành Khuyên hót.
D. Lá mồng tơi.
Câu 2. Khi miêu tả, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?
A. Chỉ bằng thị giác (nhìn).
B. Bằng thị giác và thính giác (nghe).
C. Bằng cả thính giác, thị giác và khứu giác (ngửi).
D. Bằng thị giác
Câu 3. Giọt sương vui sướng vì:
A. Vành Khuyên sẽ giúp mình trở thành giọt nước có ích.
B. Nhìn thấy Vành Khuyên.
C. Được nghe tiếng hót của chim Vành Khuyên.
D. Nhìn thấy ánh mặt trời long lanh
Câu 4. Trong lời bài hát của chim Vành Khuyên có:
A. Hình ảnh giọt sương, con đường, dòng sông.
B. Hình ảnh vườn cây, dòng sông, bầu trời mùa thu.
C. Hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu.
D. Hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, cánh đồng lúa chín.
Câu 5. Trong câu “Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót chung quanh giọt sương.”, bộ phận nào là chủ ngữ?
A. Đến sáng
B. Những tia nắng
A. Những tia nắng mặt trời
B. Những tia nắng mặt trời đầu tiên.
Câu 6. Từ “nó” trong bài văn dùng để chỉ sự vật nào?
A. Chim Vành Khuyên
B. Giọt sương
C. Ông mặt trời.
D. Lá mồng tơi
Câu 7 Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm?
A. Bông hoa nhỏ. - Nước nhỏ từng giọt
B. Lan là người nhỏ xinh của lớp - Chuyện nhà bác ấy nhỏ thôi.
C. Hải đang nhỏ thuốc tra mắt - Nước nhỏ từng giọt trong ống truyền.
D. Mực nhỏ từng giọt xuống nền– Nước nhỏ giọt lâu dần tích tụ thành vũng lớn.
Câu 8: Trong bài có những sự vật nào được nhân hoá?
A. Giọt sương, ông mặt trời.
B. Giọt sương, ông mặt trời, Vành Khuyên.
C. Giọt sương, tia nắng, Vành Khuyên, bông hoa
D. Giọt sương, ông mặt trời, Vành Khuyên, con đường.
Câu 9 :Dòng nào dưới đây có đủ các từ láy ở trong bài:
A. Lấp lánh, lững thững, tồn tại, lặng lẽ, thì thầm, vĩnh viễn.
B. Lấp lánh, rụt rè, lặng lẽ, vĩnh viễn, dáo dác, tồn tại.
C. Lấp lánh,lững thững, lặng lẽ, thì thầm, chăm chỉ, vĩnh viễn.
D. lấp lánh, lững thững, lặng lẽ, thì thầm, chăm chỉ, thấp thoáng.
Câu 10. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.
C. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.
D. Ngăn cách phụ chú
Câu 11: Em hãy nêu cảm nhận của bản thân về chi tiết giọt sương “vĩnh viễn hoá thân vào giọng hát của Vành Khuyên”
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh gì?
Đáp án: B. Giọt sương
Câu 2. Khi miêu tả, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?
Đáp án: C. Bằng cả thính giác, thị giác và khứu giác (ngửi).
Câu 3. Giọt sương vui sướng vì:
Đáp án: B. Nhìn thấy Vành Khuyên.
Câu 4. Trong lời bài hát của chim Vành Khuyên có:
Đáp án: B. Hình ảnh vườn cây, dòng sông, bầu trời mùa thu.
Câu 5. Trong câu “Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót chung quanh giọt sương.”, bộ phận nào là chủ ngữ?
Đáp án: B. Những tia nắng mặt trời.
Câu 6. Từ “nó” trong bài văn dùng để chỉ sự vật nào?
Đáp án: B. Giọt sương.
Câu 7 Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm?
Đáp án: C. Hải đang nhỏ thuốc tra mắt - Nước nhỏ từng giọt trong ống truyền.
Câu 8: Trong bài có những sự vật nào được nhân hoá?
Đáp án: B. Giọt sương, ông mặt trời, Vành Khuyên.
Câu 9 :Dòng nào dưới đây có đủ các từ láy ở trong bài:
Đáp án: D. lấp lánh, lững thững, lặng lẽ, thì thầm, chăm chỉ, thấp thoáng.
Câu 10. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?
Đáp án: A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
11.
Chi tiết giọt sương “vĩnh viễn hoá thân vào giọng hát của Vành Khuyên” là một điểm nhấn sâu sắc trong bài văn, tạo nên một hình ảnh sâu sắc và ý nghĩa về sự kết nối và tương tác trong tự nhiên. Đối với tôi, hình ảnh này thể hiện sự phản ánh đầy sức mạnh và sức sống của tự nhiên, khi một sự hi sinh nhỏ bé của giọt sương được biến hóa thành âm nhạc tuyệt vời của chim Vành Khuyên. Điều này làm cho tôi cảm thấy ngưỡng mộ và kính trọng sự liên kết giữa các yếu tố tự nhiên, đồng thời cũng nhấn mạnh đến sức mạnh của nghệ thuật và âm nhạc trong việc truyền đạt và kết nối con người với thiên nhiên. Đồng thời, chi tiết này cũng khiến tôi cảm thấy sự tương phản giữa sự tạm bợt và vĩnh cửu, nhấn mạnh vào sự không thể phai nhạt của những giá trị tinh thần và nghệ thuật.
THAM KHẢO
1B
2B
3A
4C
5D
6B
7A
8B
9A
10B