Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách đọc
Bài thơ gồm mười lăm khổ (khổ thứ bảy gồm hai dòng thơ, khổ thứ 13 chỉ gồm một dòng thơ). Khi đọc bài thơ, cần lưu ý: - Đoạn 1 đọc theo giọng kể (trung bình, chậm); - Đoạn 2 và 3 đọc tiết tấu nhanh hơn khi đọc đoạn 1; - Đoạn 4 đọc theo giọng đối thoại (tươi vui, thể hiện tính cách hồn nhiên); - Hai câu đầu đoạn 5 giọng kể, câu thứ ba đọc giọng cao hơn, và câu cuối ("Cháu đi xa dần") đọc chậm và ngừng nghỉ cách đoạn lâu hơn các đoạn trước; - Ba câu đầu đoạn 6 đọc giọng kể, câu thứ tư đọc giọng trầm và chậm hơn, chuẩn bị tâm thế xúc động; - Đoạn 7 gồm hai dòng thơ, mỗi dòng hai chữ, đọc chậm (nhịp 1/1), biểu lộ sự đau xót, cuối đoạn ngừng nghỉ lâu, thể hiện tình cảm lắng đọng; - Đoạn 8, 9, 10 đọc giọng kể, thể hiện sự hồi tưởng - đặc biệt câu "Đạn bay vèo vèo" ngắt nhịp 2/1/1 mạnh và dứt khoát, câu "Nhấp nhô trên đồng" đọc chậm; - Đoạn 11 câu đầu ngắt 1/1/2 và đọc nhấn mạnh ở chữ "lòe", câu thứ hai ngắt 2/2 đọc chậm, các câu còn lại đọc chậm kết hợp giọng hồi tưởng; - Đoạn 12 tiếp tục đọc chậm, giọng bồi hồi miêu tả sự hi sinh anh dũng của Lượm, cuối câu thứ tư ngừng nghỉ lâu hơn các đoạn trước; - Đoạn 13 ("Lượm ơi, còn không ?") ngắt 2/2 và đọc giọng trầm, tha thiết, cuối câu ngừng nghỉ lâu; - Đoạn 14 đọc giọng tươi vui, tái hiện hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh... với ý nghĩa khẳng định: Lượm hi sinh nhưng bất tử. Hơi dài dòng!^^b, Cách hành văn và giọng điệu của đoạn này cũng giống như các đoạn trước:
- Sử dụng điệp ngữ, dứt khoát và mạnh mẽ hơn.
- Khẳng định chắc chắn rằng "Đất là Mẹ".
Tham khảo
Lê Văn Tám là một thiếu niên anh hùng trong thời kì chiến tranh Đông Dương của Việt Nam. Cậu được biết đến với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng – tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc.
tham khảo
Lượm là nhân vật trong thơ của nhà thơ Tố Hữu, là một tấm gương thiếu niên dũng cảm. Cũng có một tấm gương thiếu niên dũng cảm trong lịch sử hào hùng của dân tộc, đó là Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản với câu chuyện bóp nát quả cam, dù tuổi đời còn trẻ nhưng nguyện đánh giặc bảo vệ nước nhà.
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ. Em rất từ hào và cảm phục trước tinh thần chiến đấu bất khuất của anh Kim Đồng.
tk
Làn gió nhẹ lướt qua khung cửa nhỏ
Đưa hương hoa thoảng nhẹ tới bên em
Gió trầm ngâm đứng ngắm nhìn cô bé
Thảnh thơi đọc sách bên bàn nhỏ xinh xinh
Gió phân vân, suy nghĩ hoài không biết
Sách có gì mà thấy bé ưu tư?
Bé trả lời: Cuộc đời người bạn nhỏ
Đôi lúc buồn cũng lắm lúc đau thương
Một hồi lâu, bé mỉm cười mãn nguyện
Gió vui vời, bèn hỏi bé làm sao:
Sách có gì mà nhìn em vui thế?
Bé trả lời: Sách đầy ắp những yêu thương
Gió biết không? Những cuốn sách này nhé!
Chứa vạn điều mới mẻ và mê say
Mỗi trang sách dạy ta sống mỗi ngày
Cho đi rồi sẽ nhận lại tình yêu.
Gió thích thú với bao lời bé kể
Đọc sách hay vào những lúc thảnh thơi
Có gió mát, bé thơ cùng trang sách nhỏ
Và chúng mình du ngoạn khắp nhân gian.
Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng xuất sắc của nền văn học nước nhà, những tác phẩm của ông luôn chứa đựng tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, ca ngợi những chiến sĩ cách mạng, những con người đã chiến đấu hết mình để giành lấy nền độc lập dân tộc. Lượm không phải là bài thơ xuất sắc nhất nhưng nó lại mang một vẻ đẹp trong sáng, giản dị về một người anh hùng đặc biệt, đem đến những giá trị tinh thần to lớn cho lớp thanh niên yêu nước, là bài ca hồn nhiên cổ vũ cho cách mạng Việt Nam.
Mở đầu bài thơ Tố Hữu đã gặp cậu bé Lượm trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là "Ngày Huế đổ máu", khi Huế bắt đầu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược lần hai, lúc này tác giả có dịp ra Hà Nội và tình cờ gặp Lượm một cậu bé liên lạc, dũng cảm. Trong đôi mắt của nhà thơ Lượm hiện lên với một vẻ tinh nghịch, đáng yêu, dáng người nhỏ "loắt choắt", đeo một cái "xắc" nhỏ "xinh xinh", đôi chân nhanh nhẹn "thoăn thoắt" cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng "nghênh nghênh". Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân vật Lượm khiến cho hình ảnh cậu trở nên sinh động gần gũi, những câu thơ 5 chữ trở nên nhịp nhàng, vui tươi, phù hợp với độ tuổi của nhân vật Lượm hơn. Lượm luôn hồn nhiên, vô tư như những đứa trẻ khác, cái miệng nhỏ xinh "huýt sáo vang" tạo nên những khúc nhạc nhí nhảnh, đôi chân nhỏ nhắn nhảy chân sáo trên con đường làng thân thuộc, khiến Tố Hữu liên tưởng đến loài chim chích nhỏ nhắn và đáng yêu.
Đi qua vài nét về ngoại hình chúng ta đã phần nào hình dung được về nhân vật lượm, nhưng cái chính làm nên nét đẹp của nhân vật ấy lại là tâm hồn của cậu bé. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại đã xông pha đi làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta, một việc làm cần sự thông minh, nhanh nhạy và lòng dũng cảm mà không phải đứa trẻ nào cũng có được. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, chính tỏ ý thức giác ngộ cách mạng trong Lượm đã xuất hiện từ rất sớm, đánh dấu một tài năng, một tâm hồn lớn đáng ngưỡng mộ và tự hào. Với bản thân Lượm, công việc nàykhông chỉ là nhiệm vụ mà nó còn là một niềm vui, niềm đam mê, Lượm không thích ở nhà quẩn quanh với con gà con chó, Lượm muốn làm một cái gì đó cho quê hương, đất nước để xứng đáng với lời dạy của Bác: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình".
Hình ảnh Lượm đưa thư "Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo" đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ "thượng khẩn" thì "Sợ chi hiểm nghèo", cứ chạy qua ngay trước mắt địch mà không hề nao núng, liệu có được mấy đứa trẻ lại can trường, gan dạ đến thế? Bỗng Tố Hữu bật thốt lên trong sửng sốt và đau đớn "Thôi rồi, Lượm ơi", Lượm đã anh dũng hi sinh vì nhiệm vụ, hình ảnh "Một dòng máu tươi" như đánh thẳng vào trái tim người đọc, khiến dòng nước mắt chỉ trực trào ra, thương tiếc cho người chiến sĩ nhỏ tuổi anh hùng. Em đã hi sinh khi tuổi đời còn xanh đến thế, thân em nằm trên lúa, đôi tay còn nắm chặt lấy bông đầy lưu luyến, em chưa muốn đi, em vẫn chưa làm được gì nhiều cho cách mạng cho quê hương mà, thật tàn nhẫn và đau thương quá. Xung quanh phảng phất hương thơm của sữa lúa, hồn em "bay giữa đồng", Lượm cố nán lại nhìn quê hương nơi em từng đánh đổi cả mạng sống để bảo vệ lần cuối rồi ra đi trong nỗi tiếc thương của những người ở lại, trong đó có tác giả. Lượm mất đi rồi, những dòng thơ cuối tuy lặp lại những câu thơ đầu bài, nhưng lại mang một sắc thái khác, đau thương khôn tả, đấy là những hoài niệm về một cậu bé hồn nhiên, vui tươi thuở ban đầu, nay đã về với đất mẹ thân yêu. Tuy đau thương nhưng cái chết của Lượm là cái chết anh hùng và đầy tự hào, không hề bi lụy, vật vã, Lượm hi sinh đã để lại cho những người ở lại một bài học to lớn, một tấm gương sáng mãi muôn đời về lòng dũng cảm cùng tinh thần cách mạng sâu sắc, mãi mãi vì một nền độc lập hoàn toàn cho dân tộc.
Lượm là một bài thơ hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc từ vui tươi hồn nhiên đến nỗi tiếc thương vô ngần cho một cuộc đời còn non trẻ. Với giọng thơ nhịp nhàng, có vần có điệu, Tố Hữu đã dựng nên hình ảnh cậu bé liên lạc đầy sinh động, ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc Việt Nam ta, đặc biệt là lớp thanh thiếu niên, những con người tuổi đời còn rất trẻ nhưng lòng dũng cảm, yêu nước và tinh thần cách mạng chẳng hề thua kém bất kì ai. Lượm xứng đáng là tấm gương sáng cho các thế hệ học sinh chúng ta học tập và noi theo.
Ý nghĩa của câu "Lượm ơi, còn không?" là
Câu thơ tách riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác giả như không tin rằng Lượm đã hy sinh, Lượm vẫn còn trong lòng tác giả và sẽ mãi còn cùng với đất nước, quê hương
-Gía trị hiện thực
+Phản ánh cuộc chién tranh chống Pháp đang diẽn ra khốc liệt,''đổ máu''tại Huế
+Bài thơ đã tái hiện chú bé liên lạc nhỏ nhắn yêu đời dũng cảm,gan dạ
-Gía trị nhân đạo:
+Ngợi ca lòng yêu nước nồng nàn,sự hi sinh anh dũng của người anh nhỏ tuổi
+Nhà thơ bàng hoàng,đau đớn truqước cái chết đột ngột của Lượm
+Lòng biết ơn,tự hào của chúng ta với những trang vẻ vang của dân tộc và nguyện nối tiếp,phát huy lòng yêu nước của chú bé Lượm trong việc bảo vệ''biển đảo'' thân yêu trước sự hiên ngang hống hách xâm lược của Trung Quốc trong việc đặt giàn khoan Hải Dương 981
-phương diện :
+hình dáng:cái chân thoăn thoắt,cái đầu nghênh nghênh,má đỏ bồ quân.
+cử chỉ:mồm huýt sáo vang, cháu đi liên lạc,...
+lời nói:cháu đi liên lạc,vui lắm chú à,ở đồn nmang cá thích hơn ở nhà.
-Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm.
Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.
Ngoại hình: loắt choắt, xinh xinh, ca-lô đội lệch, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân.
Cử chỉ: Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí.
Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà).
=> Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.
tham khảo
TL
Bài thơ gồm mười lăm khổ (khổ thứ bảy gồm hai dòng thơ, khổ thứ 13 chỉ gồm một dòng thơ). Khi đọc bài thơ, cần lưu ý: - Đoạn 1 đọc theo giọng kể (trung bình, chậm); - Đoạn 2 và 3 đọc tiết tấu nhanh hơn khi đọc đoạn 1; - Đoạn 4 đọc theo giọng đối thoại (tươi vui, thể hiện tính cách hồn nhiên); - Hai câu đầu đoạn 5 giọng kể, câu thứ ba đọc giọng cao hơn, và câu cuối ("Cháu đi xa dần") đọc chậm và ngừng nghỉ cách đoạn lâu hơn các đoạn trước; - Ba câu đầu đoạn 6 đọc giọng kể, câu thứ tư đọc giọng trầm và chậm hơn, chuẩn bị tâm thế xúc động; - Đoạn 7 gồm hai dòng thơ, mỗi dòng hai chữ, đọc chậm (nhịp 1/1), biểu lộ sự đau xót, cuối đoạn ngừng nghỉ lâu, thể hiện tình cảm lắng đọng; - Đoạn 8, 9, 10 đọc giọng kể, thể hiện sự hồi tưởng - đặc biệt câu "Đạn bay vèo vèo" ngắt nhịp 2/1/1 mạnh và dứt khoát, câu "Nhấp nhô trên đồng" đọc chậm; - Đoạn 11 câu đầu ngắt 1/1/2 và đọc nhấn mạnh ở chữ "lòe", câu thứ hai ngắt 2/2 đọc chậm, các câu còn lại đọc chậm kết hợp giọng hồi tưởng; - Đoạn 12 tiếp tục đọc chậm, giọng bồi hồi miêu tả sự hi sinh anh dũng của Lượm, cuối câu thứ tư ngừng nghỉ lâu hơn các đoạn trước; - Đoạn 13 ("Lượm ơi, còn không ?") ngắt 2/2 và đọc giọng trầm, tha thiết, cuối câu ngừng nghỉ lâu; - Đoạn 14 đọc giọng tươi vui, tái hiện hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh... với ý nghĩa khẳng định: Lượm hi sinh nhưng bất tử.
Hơi dài dòng!^^
Lời nói của Lượm: trong trẻo
Khi đọc những khổ thơ đặc biệt: biểu lộ cảm xúc nghẹn ngào, ngắt đoạn
Khi đọc đoạn kể về Lượn ra đi: Diễn cảm tỏ lòng đau xót.
Tóm lại cần đọc ngắt nghỉ đúng chỗ, trôi chảy, biểu lộ được nỗi đau xót.
K mk nhá
HT