K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm:

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người sành chơi hoa đều nhất trí tôn vinh lan là vương giả chi hoa bởi vẻ đẹp lộng lẫy, mê đắm hồn người của nó.

Hoa lan có mặt khắp nơi trên thế giới, có thể sống ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Họ nhà lan vô cùng phong phú, gồm 750 chi và khoảng trên 2500 loài. Lan không sống ký sinh như tơ hồng, tầm gửi mà là loài cây tự dưỡng nhờ ánh sáng, không khí và hơi nước.

Lan có hai loại chính chia theo điều kiện sống. Loại sống bám vào các cây to rồi phát triển gọi là phong lan. Loại bám rễ vào hốc đá chỗ có mùn hoặc được trồng dưới đất gọi là địa lan. ồ nước ta hiện nay đã trồng được các loại lan nổi tiếng như kim đính, hạc đỉnh, mặc lan, tố tâm, hoàng vũ, phi hoàng điệp, hồ điệp, bạch lan, lan hài…

Những giống địa lan có nguồn gốc từ Thái Lan có đặc điểm là thân cứng và khá cao, ra hoa quanh năm, màu sắc rực rỡ, mỗi cành trên hai mươi nụ, nở cả tháng mới tàn, vận chuyển đi xa tương đối thuận tiện. Các giống hoa này thích hợp với vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Có thể trồng với quy mô lớn theo kĩ thuật hiện đại để phục vụ xuất khẩu. Lan hài, lan hồ điệp và các loài địa lan khác của Đà Lạt chỉ thích hợp với vùng ôn đới. Thân cây yốu, chiều cao hạn chế, nhánh nhỏ, mỗi nhánh chừng dăm bảy nụ hoa và thường tàn sau một tuần.

gioi thieu ve hoa phong lan Thân lan có dạng như củ giả (địa lan) do các bẹ lá tạo thành hoặc dạng đối trúc (phong lan). Lá lan cũng nhiều hình dáng, phổ biến là loại lan lá dài, xanh và dày, chứa nhiều nước cùng chất dinh dưỡng. Rễ lan mọc loà xoà và bám rất chắc vào thân cây hoặc vật dùng để trồng. Hoa lan mọc thành nhánh lớn gồm nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có vài bông, màu sắc rực rỡ, đẹp tuyệt vời! Loài hoa phong lan có hai màu tím và trắng, cánh dày, tươi lâu. Lan hoàng điệp bông nhỏ, vàng tươi, rập rờn như đàn bướm lượn. Lan hồ điệp bông tương đối lớn, màu trắng, nhị vàng cam, giống như đàn bướm đang bay. Lan hài hình dáng lựa chiếc hài gấm mũi cong, xinh xắn vô cùng Lan vũ nữ trông giống như một nghệ sĩ múa tài hoa đang say sưa trong điệu múa thần tiên… Đứng trước một vườn lan muôn hồng ngàn tía, người thưởng thức đều có chung một cảm giác lâng lâng như đang lạc vào chốn thiên đường. Là loài hoa quý nên lan cần có một chế độ trồng trọt và chăm sóc đặc biệt, theo quy trình công nghệ kĩ thuật cao. Địa lan trồng trên đất mùn tơi xốp, phong lan trồng trong các chậu nhỏ bằng gốm hoặc gỗ, các khúc cây ngắn có chứa xơ dừa, than tàu để cho lan bám rễ. Lan được trồng bằng cách cấy mô và người trổng có thể lai tạo giữa các giống lan để có được giống mới với nhiều ưu điểm. Vì lan ưa sống trong bóng mát nên người ta phải trồng lan trong nhà hoặc có giàn che nắng. Ngày ngày phun nước tưới giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên kiểm tra đề phát hiện và chữa trị kịp thời các loại bệnh của cây. Lưu ý là không được dùng nước máy vì các hóa chất trong nước sẽ làm cho cây lan bị chết. Xưa kia, hoa lan là loài hoa chỉ xuất hiện trong đời sống của các bậc vua chúa. Vì thế mới có câu: Vua chơi lan, quan chơi cúc. Hiện nay, hoa lan đã trở nên phổ biến, hiện diện rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Có thể nói hoa lan là sự kết tụ những gì tinh tế nhất, huyền diệu nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cùng với bao loài hoa khác, hoa lan đang góp phần tô điểm cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm tươi đẹp.

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người sành chơi hoa đều nhất trí tôn vinh lan là vương giả chi hoa bởi vẻ đẹp lộng lẫy, mê đắm hồn người của nó.

Hoa lan có mặt khắp nơi trên thế giới, có thể sống ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Họ nhà lan vô cùng phong phú, gồm 750 chi và khoảng trên 2500 loài. Lan không sống ký sinh như tơ hồng, tầm gửi mà là loài cây tự dưỡng nhờ ánh sáng, không khí và hơi nước.

Lan có hai loại chính chia theo điều kiện sống. Loại sống bám vào các cây to rồi phát triển gọi là phong lan. Loại bám rễ vào hốc đá chỗ có mùn hoặc được trồng dưới đất gọi là địa lan. ồ nước ta hiện nay đã trồng được các loại lan nổi tiếng như kim đính, hạc đỉnh, mặc lan, tố tâm, hoàng vũ, phi hoàng điệp, hồ điệp, bạch lan, lan hài…

Những giống địa lan có nguồn gốc từ Thái Lan có đặc điểm là thân cứng và khá cao, ra hoa quanh năm, màu sắc rực rỡ, mỗi cành trên hai mươi nụ, nở cả tháng mới tàn, vận chuyển đi xa tương đối thuận tiện. Các giống hoa này thích hợp với vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Có thể trồng với quy mô lớn theo kĩ thuật hiện đại để phục vụ xuất khẩu. Lan hài, lan hồ điệp và các loài địa lan khác của Đà Lạt chỉ thích hợp với vùng ôn đới. Thân cây yốu, chiều cao hạn chế, nhánh nhỏ, mỗi nhánh chừng dăm bảy nụ hoa và thường tàn sau một tuần.

Thân lan có dạng như củ giả (địa lan) do các bẹ lá tạo thành hoặc dạng đối trúc (phong lan). Lá lan cũng nhiều hình dáng, phổ biến là loại lan lá dài, xanh và dày, chứa nhiều nước cùng chất dinh dưỡng. Rễ lan mọc loà xoà và bám rất chắc vào thân cây hoặc vật dùng để trồng. Hoa lan mọc thành nhánh lớn gồm nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có vài bông, màu sắc rực rỡ, đẹp tuyệt vời! Loài hoa phong lan có hai màu tím và trắng, cánh dày, tươi lâu. Lan hoàng điệp bông nhỏ, vàng tươi, rập rờn như đàn bướm lượn. Lan hồ điệp bông tương đối lớn, màu trắng, nhị vàng cam, giống như đàn bướm đang bay. Lan hài hình dáng lựa chiếc hài gấm mũi cong, xinh xắn vô cùng Lan vũ nữ trông giống như một nghệ sĩ múa tài hoa đang say sưa trong điệu múa thần tiên… Đứng trước một vườn lan muôn hồng ngàn tía, người thưởng thức đều có chung một cảm giác lâng lâng như đang lạc vào chốn thiên đường. Là loài hoa quý nên lan cần có một chế độ trồng trọt và chăm sóc đặc biệt, theo quy trình công nghệ kĩ thuật cao. Địa lan trồng trên đất mùn tơi xốp, phong lan trồng trong các chậu nhỏ bằng gốm hoặc gỗ, các khúc cây ngắn có chứa xơ dừa, than tàu để cho lan bám rễ. Lan được trồng bằng cách cấy mô và người trổng có thể lai tạo giữa các giống lan để có được giống mới với nhiều ưu điểm. Vì lan ưa sống trong bóng mát nên người ta phải trồng lan trong nhà hoặc có giàn che nắng. Ngày ngày phun nước tưới giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên kiểm tra đề phát hiện và chữa trị kịp thời các loại bệnh của cây. Lưu ý là không được dùng nước máy vì các hóa chất trong nước sẽ làm cho cây lan bị chết. Xưa kia, hoa lan là loài hoa chỉ xuất hiện trong đời sống của các bậc vua chúa. Vì thế mới có câu: Vua chơi lan, quan chơi cúc. Hiện nay, hoa lan đã trở nên phổ biến, hiện diện rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Có thể nói hoa lan là sự kết tụ những gì tinh tế nhất, huyền diệu nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cùng với bao loài hoa khác, hoa lan đang góp phần tô điểm cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm tươi đẹp.
2 tháng 4 2020

Giữa đông ngỡ bụi chà rào,
Hết đông hoa nở một màu hồng tươi.
Cây gì lạ thế bạn ơi,
Xuân về ai cũng thích chơi trong nhà?

Nhắc đến hoa xuân, loài hoa đầu tiên trong tâm tưởng mỗi người con đất Việt chắc chắn sẽ là hoa đào, hoa mai. Chẳng rõ từ bao giờ, loài đào hồng tươi đã trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày đón xuân của nước ta.

Cây đào được trồng nhiều ở vùng ôn đới, nơi có khí hậu ôn hòa. Trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta, đào xuất hiện nhiều ở vùng Bắc Bộ. Điều này dễ hiểu bởi phía Bắc chúng ta năm nào cũng đón những đợt gió mùa lạnh buốt về. Nhưng đào lại ưa thích cái lạnh buốt ấy, ủ trong mình những mầm non, nụ xanh chờ ngày bung nở. Mùa xuân về, các bản làng vùng cao hay ở vùng thủ đô Hà Nội đều tràn ngập sắc thắm của đào. Tên khoa học cây đào là Prunus Persica. Đào có nhiều giống khác nhau nhưng nhiều hơn cả là đào bích, đào phai.

Dù là giống nào, cây đào cũng có vẻ giống nhau về thân, cành, lá và hình dáng của hoa. Hoa đào năm cánh nhỏ tựa những ngôi sao đỏ hồng. Cánh hoa đào mịn màng như đôi má, đôi môi người thiếu nữ. Nụ hoa nhú lên màu hồng phai đẹp mắt. Cuối đông, cây đào bao giờ cũng rụng hết lá. Cành đào khẳng khiu chống chọi với gió đông. Chỉ khi có mưa phùn, có nắng mới, đào bắt đầu ra nụ, đơm hoa. Điều đặc biệt là hoa đào bao giờ cũng chờ ngày mùng Một Tết để đua nhau nở rộ. Có lẽ vì thế mà hoa đào trở thành một nét đẹp văn hóa trong lễ tết cổ truyền dân tộc.
Với người Việt, hoa đào là loài hoa tượng trưng cho may mắn, bình an và hạnh phúc. Người ta cắm những cành đào hồng tươi giữa nhà vào dịp xuân hết, Tết đến để cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.

Đào khoe sắc tỏa hương ngày Tết là báo hiệu một năm đã qua, một năm nữa lại về. Ai ai cũng ngược xuôi chọn cho gia đình những cành đào đẹp nhất để cầu một nắm mới an vui. Đào thực sự đã trở thành loài hoa không thể thiếu trong Tết cổ truyền Việt Nam. Những cánh đào hồng tươi gói ghém tinh hoa đất Việt, gói ghém tâm hồn con người Việt, gói ghém cả niềm hi vọng về những điều mới mẻ sắp đến…

Nguồn: https://thuthuat.taimienphi.vn/gioi-thieu-mot-loai-hoa-hoac-mot-loai-cay-41641n.aspx

2 tháng 4 2020

Bài làm :

Hoa mai mang vẻ đẹp thanh tao. Hoa năm cánh nhỏ xinh xắn, trắng phau, gốc và cành khúc khuỷu. Hoa mai thường nở đều một loạt, đậu chỉ trong vòng nửa tháng rồi tàn. Nếu được ánh sáng đông soi rọi vào cây mai đương nở hoa thì trông có vẻ trong trắng vô ngần. Hoa bắt ta phải liên tưởng đến tuyết sạch giá trong. Nếu được hương sắc, hoa mai thật là một danh hoa. Hoa mai nở độ mười lăm ngày thì tàn. Mà cái cảnh hoa mai rụng cũng thật có ý nghĩa. Chỉ một cơn gió thoảng qua cũng đủ làm cho bao cánh hoa trắng rất nhẹ nhàng, êm ái bay theo gió, là là rơi xuống đất. Chừng như hoa mai đã nở thì cố giữ được tấm thân trong trắng, mà lúc phải tàn tạ thì cái chết như không.

5 tháng 2 2018

Trong khu vườn hay trước sân mỗi nhà, thường không thể thiếu bóng dáng của cây mai. Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại ,cây hoa dại mọc trong rừng. Cây cao trên hai mét, thân gỗ, chia thành nhiều nhánh, lá nhỏ cỡ hai ngón tay, màu xanh lục. Tán tròn xòe rộng.  

Cây hoa mai có nhiều loại, phổ biến nhất là mai vàng (Hoàng Mai), sau đó là mai tứ quý, rồi đến mai trắng (Bạch Mai) và mai chiếu thuỷ.

Cây mai vàng dễ sống, ưa đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông. Có thể trồng đại trà thành vườn rộng hàng vài mẫu mà cũng có thể trồng dăm cây trong vườn, hoặc trong chậu sứ. Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và không úng nước. Phân bón cho mai thường là phân bò khô trộn với tro bếp, khô dầu và một ít u-rê, ka-li…

Vào khoảng rằm tháng Chạp (tức 15 tháng 12 Âm lịch) thì người trồng phải tuốt lá cho cây mai. Sau đó giảm tưới nước và bón thúc cho cây nảy nụ. Chỉ sau một tuần là từ các cành, nụ trổ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống rất dài. Bên cạnh mỗi chùm là một túm lá non màu tím nhạt. Trước Tết vài ngày, hoa mai lác đác nồ. Sáng mồng Một Tết, cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươỉ, trông đẹp vô cùng Ị

Mai tứ quý nở quanh năm. Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm. Khỉ cánh hoa đã rụng hết, nhuỵ hoa khô đỉ thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xỉnh như những hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc gỉà chuyển thành màu tím đen lóng lánh.

Đứng ngắm vườn mai, ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của Tạo hoá: đã có mai vàng rực rỡ góp sắc, góp hựơng với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.

Mai trắng còn có tên gọi là Bạch Mai. Lúc hoa mới nở có màu hồng phớt, sau chuyển sang trắng, mùi thơm nhẹ nhàng, phảng phất. Mai trắng hơi hiếm bởi khó trồng và được coi là loài hoa quý. Mai chiếu thuỷ cây thấp, lá nhỏ lăn tăn, hoa li tỉ mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát, thường được trổng vào chậu hoặc trồng vào hồn non bộ làm cảnh trước sân nhà.

Xuân về trên đất phương Nam với màu nắng vàng rực rỡ hoà quyện với không khí tưng bừng náo nức của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Nhà ai cũng muốn có một cây mai, hoặc một bình hoa mai tươi nở đúng sáng mồng Một đầu năm để lấy hên. Trong ba ngày Tốt, hoa mai chưa khoe sắc vàng rực rỡ thì gia chủ khó mà cảm thấy niềm vui trọn vẹn.

Cây mai được xếp vào hàng “tứ quý” trong bộ tranh “tứ bình” đại diện cho bốn mùa trong năm: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai tượng trưng cho phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người.

Trong những năm gần đây, nhân dân miền Bắc đón xuân bằng cả sắc hồng thắm của hoa đào và sắc vàng rực rỡ của hoa mai. Hoa mai, hoa đào hiện diện bên nhau, tô điểm thêm cho mùa xuân tràn đầy sức sống của non nước Việt Nam yêu dấu.

5 tháng 2 2018

I. Mở bài: giới thiệu hoa mai
Hoa mai là biểu tượng truyền thống cho dân tộc Việt Nam. Hoa mai như một loài hoa được quý trọng nhất vào mỗi dịp lễ tết. mỗi quốc gia đều có một loại hoa đặc trưng và hoa mai là đặc trưng của Việt Nam. Vậy bạn có biết đặc điểm và ý nghĩa của loài hoa nay. Tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết về cây hoa mai có ý nghĩa và nguồn gốc như thế nào.

II. Thân bài
1. Nguồn gốc, phân loại
a. Nguồn gốc
Cây hoa mai vốn là một cây dại mọc trong rừng (từ miền trung trở vào), vì nó có hoa đẹp và sắc nên người ta đem về làm kiểng
b. Phân loại
- Mai vàng: nụ mai vàng mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành. Cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo.
- Mai tứ quý: đây là loại mai nở hoa quanh năm. Sau khi cánh hoa rụng, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng.
- Mai trắng: hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ và dịu
- Mai chiếu thủy: loại mai này có lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng thơm ngát nhất là về đêm. Hoa này thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
- Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ các loại hoa khác nhau. Loại hoa này có hoa to,nhiều cánh, nhiều màu. trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc.
2. Cấu tạo
- Cây hoa mai thường cao trên 2m, thân gỗ và chia thành nhiều nhánh.
- Lá mai nhỏ, màu xanh lục, tán luôn xòe rộng.
3. Phân bố
Loài hoa này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có nhưng số lượng ít hơn.
4. Cách chăm sóc
- Hoa mai thường được trồng trong chậu, nơi ưa sang và không bị úng nước.
- Vào ngày 15 tháng 12 âm lịch người ta thường tuốt lá mai và bón phân để hoa mai ra đúng dịp tết.
5. Ý nghĩa của hoa mai với ngày tết truyền thống
- Hầu như mỗi dịp lễ tết nhà nào cũng có một chậu hoa mai
- Hay mai dung để trang trí đẹp và tượng trưng cho sự may mắn
- Nếu thiếu hoa mai thì niềm vui của các gia đình đầu năm mới dẽ không trọn vẹn

III. Kết bài
- Cây mai đại diện cho 4 mùa: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai biểu tượng cho mùa xuân. Chính vì thế mà mai được xếp vào hàng “tứ quý” được vê trong bộ tranh “tứ bính” .
- Cây hoa mai tượng trưng cho dáng vẻ tao nhã, phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người Việt Nam.

17 tháng 11 2019

Nên đăng qua môn địa vì có nhìu bro hơn

TL
17 tháng 11 2019

Sao bt hay v

7 tháng 2 2018

Bạn xem ở đường link dưới đây nhé!

Câu hỏi của Tokuda Satoru - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

7 tháng 2 2018

Mỗi dịp tết đến xuân về, vạn vật đều căng tràn sức sống, khoác lên mình tấm áo trẻ trung, tươi mới để chào đón mùa xuân. Có rất nhiều dấu hiệu để nhận ra mùa xuân đang gõ cửa: đó là cánh én nhỏ chao nghiêng trên bầu trời cao rộng, những cơn mưa bụi bay lất phất... Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể nào quên hai loài hoa quen thuộc là đào và mai. Nếu như hoa đào tượng trưng cho mùa xuân phương bắc thì hoa mai chính là biểu tượng cho mùa xuân phương nam với nắng vàng ấm áp.

Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo một cuốn sách của nhà Minh chép rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Nghĩa là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết cùng ngấm. Như vậy, cách đây đã hơn 3000 năm, cây mai đã có mặt trên đất nước Trung Quốc.

Hoa mai thường có 5 cánh màu vàng tươi, ở chính giữa là nhụy hoa chúm chím cũng màu vàng nhưng sậm hơn. Mai thường trút lá vào cuối đông và nở vào đầu xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, mùi hương dịu dàng, e ấp, kín đáo. Dân gian vẫn tin rằng, nhà nào có cành mai càng nhiều hoa thì năm đó sẽ làm ăn phát đạt, an khang, thịnh vượng. Cây mai có đến 3 cái rễ to bằng ngón tay người, tạo thành thế chân kiềng nâng hẳn gốc mai lên mặt đất. Xung quanh là những rễ phụ cắm tua tủa xuống mặt đất. Thân cây mềm mại, mảnh khảnh, vỏ màu nâu xù xì. Gốc cây thường được tạo dáng uốn lượn, cá biệt có một số gốc rất to, đường kính lến đến cả mét.

Mai vàng hay huỳnh mai là loại mai phổ biến nhất, thường được trồng hoặc mọc tự nhiên ở rừng núi. Đây là họ mai cao tới 6 mét, thường nở vào dịp tết. Mai vàng còn có tên là Nam Chi, do thông thường trên một cành mai những hoa ở hướng Nam nở trước. Mai tứ quý thường trồng làm cảnh, lá dày và cứng, trổ hoa quang năm. Sau khi ra hoa, cây còn cho quả màu đỏ nhạt và bóng như ngọc. Mai trắng có tên gọi khác là bạch mai, chi mai. Thân cây thẳng đứng, có thể cao tới 25m. Bạch mai có cánh nhỏ rất nhiều và thơm. Những nơi trồng mai nổi tiếng như: An Nhơn(Bình Định), Võ Dõng(Nha Trang), Phước Định(Vĩnh Long), Thủ Đức(Tp Hồ Chí Minh)...

Để chọn được một chậu mai đẹp, chúng ta cần lưu ý một số điều nhỏ. Thứ nhất, ta không nên chọn cây có quá nhiều nụ. Nụ hoa cần đủ bụ bẫm để nở kịp trong 3 ngày tết. Thứ hai, bông hoa mai phải đẹp, nở đều, to, tròn. Màu sắc và độ to của hoa rất đa dạng, chúng ta không nên lấy đó để đánh giá vẻ đẹp của mai mà nên dựa vào sở thích của mỗi cá nhân. Điều kiện nữa cũng không kém phần quan trọng là cây hoa mai phải chắc gốc.

Trồng và chăm sóc để mai nở đều, đẹp, đúng dịp tết không phải điều dễ. Khi trồng, ta nên chọn nơi có nhiều ánh sáng để cây lớn lên khỏe mạnh, thân cây cứng cáp. Bên cạnh đó, cần thường xuyên bón phân, thay đất, tỉa cành, hoa, nụ, quả cho cây.

Cây mai chiếm một vị trí trang trọng trong nhà vào những ngày tết. Sắc vàng của hoa làm mùa xuân thêm rực rỡ, không khí xuân ngập tràn khắp nơi nơi. Mai làm không khí gia đình thêm rộn ràng, náo nức, tô điểm cho ngôi nhà. Màu vàng của mai từ lâu tượng trưng cho sự quyền quý, cao sang. Người ta tặng nhau hoa mai như lời chúc năm mới bình an, tốt lành, nhiều tài nhiều lộc, niềm vui và may mắn. Người xưa lấy khí phách của hoa mai ví cho phẩm chất, khí tiết trong sạch, ngay thẳng của người quân tử:
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”
Còn đại thi hào Nguyễn Du xem mai như một biểu tượng của cốt cách và phẩm chất: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Vóc dáng mảnh dẻ của mai giống như người con gái quyền quý, khuê các. Người già thì chuộng cái già nua của mai, mong muốn tuổi già khỏe mạnh, trường thọ. Mai cũng là một trong bốn loại cây tứ quý: tùng, cúc, trúc, mai.

Hoa mai luôn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống tinh thần của người Việt đặc biệt là mỗi dịp tết đến xuân về. Cùng với nhiều loại hoa khác, mai đang góp sức mình tô điểm cho mùa xuân quê hương đất nước thêm tươi đẹp.

Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon, đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,... mới mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trông nhất.

Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,... Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân - một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.

Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,... Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.

Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.

Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hoà về màu sắc.

Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vàọ dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hoàn toàn có thể tạo "thế" cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác... Thế mới biết, nghề trồng đào - chơi đào cũng lắm công phu.

Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách, kiêu hãnh khoe cái vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình còn treo lên cành cây những phong bao lì xì, những vật trang trí vô cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xuân đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại quay tròn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.

Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.

2 tháng 2 2018

Cái này còn tuỳ vào phong tục tập quán có ở nơi bạn nữa ạ! mình chỉ đưa ra dàn ý cơ bản thôi ạ! Srrr nha!!!

I.MB: Giới thiệu:- khái quát về nơi em ở

- về phong tục tập quán mà em muốn giới thiệu trong bài

II.TB:

1.Giới thiệu chung về phong tục tập quán

-Về lịch sử hình thành.....

2.Giới thiệu về biểu hiện của phong tục tập quán đó

3.Thái độ và tình cảm của mọi người về phong tục tập quán đó

III.KB:Khẳng định ý nghĩa của phong tục tập quán và nêu lên suy nghĩ của em về phong tục tập quán đó

(Chú ý:Có thể kết hợp thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm bài văn sinh động hơn)

21 tháng 1 2020

tham khảo nha!

Không biết tự bao giờ trầu cau đã đi vào tâm thức người Việt Nam trở nên thật gần gũi. Nhắc tới trầu cau ta thường liên tưởng tới tục ăn trầu. Vậy tục ăn trầu có từ bao giờ và trầu cau mang những ý nghĩa gì trong văn hoá người Việt Nam xưa và nay ?
Tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một truyền thuyết nổi tiếng: sự tích trầu cau là một câu truyện bi ai thấm đượm nghĩa tình.
Trầu cau quen thuộc là vậy nhưng không hẳn ai cũng biết “ăn trầu thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm” những vật dụng cho việc ăn trầu là cơi trâu gắn liền với câu (đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu) là dao bổ cau được gắn với câu (mắt sắc dao cau) là bình vôi, là túi đựng trầu. Nhà giàu còn đựng trầu trong những tráp trầu,khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp. Cách têm trầu được mô tả qua câu: trong trắng ngoài xanh ở giữa đóng đanh hai đầu trống hổng. Khi nhai một miêng trầu chúng ta sẽ cảm nhận được vị cay của lá trầu, vị nồng của vôi, hơi ngòn ngọt của cau, đắng của thuốc lào và bùi bùi của rễ chay. Tất cả hoà quyện như nhưng hương vị của cuộc sống đời thường. Tuy nhiên nhiều nơi ăn trầu thì thuốc lào và rễ chay được thay thế bởi những thứ khác.
Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo.Trước tiên, miếng trầu thắm têm vôi nồng, vỏ chay, cùng cau bổ tám bổ tư luôn là sự bắt đầu, khơi mở tình cảm, bởi thế có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu đã làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi cởi mở với nhau hơn.
Với các nam nữ thanh niên xưa thì trầu cau còn là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước. Mượn câu hát mời trầu để bày tỏ lòng mình. Bên cạnh “vôi nồng”, “miếng trầu cánh phượng”, “cau bổ bốn bổ ba” là những “trầu giải yếm giải khăn”, “trầu nhân trầu ngãi” để rồi “trầu mình lấy ta”.trầu cau là thứ sính lễ không thể thiếu trong mỗi đám hỏi ở Việt Nam “trầu vàng nhá lẫn cau xanh, Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”.
Không những xuất hiện trong cưới hỏi, trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê, xuân đến, tết về, trầu cau còn được sử dụng làm quà tặng. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: “kiếm một cơi trầu sang biếu cụ, xin đôi câu đối để mừng ông”. Hơn thế trầu cau còn là đồ cúng giỗ, dân gian có câu “sửa cơi trầư đĩa hoa dâng cụ” để tưởng nhớ tổ tiên, ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của các bậc tiền nhân. Như thế đủ để biết trầu cau gắn liền với đời sống người dân như thế nào.
Trầu cau dùng tiếp khách hàng ngày như bát chè xanh,như điếu thuốc lào. Đồng thời ăn trầu còn gắn liền với phong tục nhuộm răng đen,một thời là vẻ đẹp hồn hậu chất phác mang đậm vẻ Á Đông của người phụ nữ nơi các làng quê Viêt Nam. Tục ăn trầu không chỉ tồn tại ở Viêt Nam mà còn có ở rất nhiều nước như: Malayxia, Philipin, Đài Loan… Đặc biệt sớm nhất ở Ấn Độ.
Như vậy, mặc dù trải qua thời gian khá dài nhưng tục ăn trầu ở Việt Nam nói riêng và ở các nước nói chung vẫn được duy trì. Chúng ta tin rằng trong tương lai tục ăn trầu vẫn tồn tại và mãi là nét văn hoá đẹp.

26 tháng 1 2018

Việc chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào Việt Nam và sau Thế chiến thứ nhất, cùng với việc người Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam.

Giới trí thức trẻ nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp và nhận ra vần luật, niêm luật của Nho gia đã quá gò bó trong việc thể hiện tiếng thơ của con người. Năm 1917 trên báo Nam Phong (số 5), Phạm Quỳnh, nổi tiếng là người bảo thủ, cũng phải thú nhận sự gò bó của các luật thơ cũ:

"Người ta nói tiếng thơ là tiếng kêu của con tim. Người Tàu định luật nghiêm cho người làm thơ thực là muốn chữa lại, sửa lại tiếng kêu ấy cho nó hay hơn nhưng cũng nhân đó mà làm mất đi cái giọng tự nhiên vậy."
Sau đó, Phan Khôi cũng viết nhiều bài báo chỉ trích những trói buộc của thơ văn cũ và đòi hỏi cởi trói cho sáng tác thơ ca.

Trong khoảng 1924-1925, cuốn tiều thuyết của Hoàng Ngọc Phách kể về mối tình Đạm Thủy-Tố Tâm đã gây sóng gió trong giới học sinh và thanh niên thành thị, dù tình yêu ấy chưa vượt qua được rào cản của đại gia đình phong kiến. Tiếp theo đó, năm 1928, Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã phá vỡ vần điệu niêm luật, số câu, số chữ của "thơ cũ" khi dịch bài La cigale et la fourmi (Con ve và con kiến) của La Fontaine sang tiếng Việt. Năm 1929, Trịnh Đình Rư tiếp tục viết trên báo Phụ nữ tân văn (số 26):

"Cái nghề thơ Đường luật khó đến như thế, khó cho đến đỗi kẻ muốn làm thơ, mỗi khi có nhiều tư tưởng mới lạ muốn phát ra lời, song vì khó tìm chữ đối, khó chọn vần gieo, nên ý tưởng dầu hay cũng đành bỏ bớt. Cái phạm vi của thơ Đường luật thật là hẹp hòi, cái qui củ của thơ Đường luật thật là tẩn mẩn. Ta nếu còn ưa chuộng mà theo lối thơ này mãi, thì nghề thơ văn của ta chắc không có bao giờ mong phát đạt được vậy."[1]
Ngày 10 tháng 3 năm 1932, bài thơ Tình già của Phan Khôi ra mắt bạn đọc trên báo Phụ nữ tân văn số 122 cùng với bài giới thiệu mang tên Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở đầu cho phong trào Thơ mới. Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Mãi đến năm 1941, cuộc tranh chấp mới chấm dứt do sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của thơ Đường. Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi quen thuộc là phong trào Thơ mới.

26 tháng 1 2018

Việc chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào Việt Nam và sau Thế chiến thứ nhất, cùng với việc người Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam.

Giới trí thức trẻ nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp và nhận ra vần luật, niêm luật của Nho gia đã quá gò bó trong việc thể hiện tiếng thơ của con người. Năm 1917 trên báo Nam Phong (số 5), Phạm Quỳnh, nổi tiếng là người bảo thủ, cũng phải thú nhận sự gò bó của các luật thơ cũ:

"Người ta nói tiếng thơ là tiếng kêu của con tim. Người Tàu định luật nghiêm cho người làm thơ thực là muốn chữa lại, sửa lại tiếng kêu ấy cho nó hay hơn nhưng cũng nhân đó mà làm mất đi cái giọng tự nhiên vậy."
Sau đó, Phan Khôi cũng viết nhiều bài báo chỉ trích những trói buộc của thơ văn cũ và đòi hỏi cởi trói cho sáng tác thơ ca.

Trong khoảng 1924-1925, cuốn tiều thuyết của Hoàng Ngọc Phách kể về mối tình Đạm Thủy-Tố Tâm đã gây sóng gió trong giới học sinh và thanh niên thành thị, dù tình yêu ấy chưa vượt qua được rào cản của đại gia đình phong kiến. Tiếp theo đó, năm 1928, Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã phá vỡ vần điệu niêm luật, số câu, số chữ của "thơ cũ" khi dịch bài La cigale et la fourmi (Con ve và con kiến) của La Fontaine sang tiếng Việt. Năm 1929, Trịnh Đình Rư tiếp tục viết trên báo Phụ nữ tân văn (số 26):

"Cái nghề thơ Đường luật khó đến như thế, khó cho đến đỗi kẻ muốn làm thơ, mỗi khi có nhiều tư tưởng mới lạ muốn phát ra lời, song vì khó tìm chữ đối, khó chọn vần gieo, nên ý tưởng dầu hay cũng đành bỏ bớt. Cái phạm vi của thơ Đường luật thật là hẹp hòi, cái qui củ của thơ Đường luật thật là tẩn mẩn. Ta nếu còn ưa chuộng mà theo lối thơ này mãi, thì nghề thơ văn của ta chắc không có bao giờ mong phát đạt được vậy."[1]
Ngày 10 tháng 3 năm 1932, bài thơ Tình già của Phan Khôi ra mắt bạn đọc trên báo Phụ nữ tân văn số 122 cùng với bài giới thiệu mang tên Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở đầu cho phong trào Thơ mới. Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Mãi đến năm 1941, cuộc tranh chấp mới chấm dứt do sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của thơ Đường. Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi quen thuộc là phong trào Thơ mới.

29 tháng 11 2017

Những bông hoa được chọn làm giống phải là hoa lớn, cánh mịn đều mượt, màu vàng cam. Thông thường hoa được chọn phơi khô rồi treo trên gác bếp hoặc bọc gói cẩn thận đến rằm tháng mười âm lịch đem ươm.

Cây con phát triển bình thường, sau 20 ngày có thể trồng thành hàng dọc theo sân nhà, ra cửa đến đầu ngõ. Khoảng 70 ngày kể từ khi gieo giống, vạn thọ bắt đầu cho hoa và rộ dần đúng vào dịp Tết.


Hoa vạn thọ nở vàng rực những ngày Tết ... (Ảnh minh họa từ Interrnet)
Vạn thọ là một cây dễ trồng, dễ chăm, dễ cho hoa và giàu ý nghĩa. Tôi còn nhớ, những năm tám mươi của thế kỷ trước, Tết về, dọc các làng quê, đâu đâu cũng một màu vạn thọ.


Mặc dù có năm, tiết trời căm căm, mưa phùn hun hút, các búp hoa vẫn miên man hết mình, vươn sắc từ những ngày cuối năm đến cuối giêng hai.


Ngày đó chưa có hoa lay ơn, hồng nhung, cúc đại đóa, mai xuân, quất hay những cành đào từ nơi xa gửi về. Vạn thọ được coi là loài hoa chúa xuân. Khoảng chiều 29 – 30, cả làng rộn rịp. Thường nhà nào cũng có song có nhà hoa nở chưa đều, chiều 30 chạy sang hàng xóm xin vội vài cành cho bình hoa nhà mình đủ đầy.

Chiều cuối năm, tôi thường chọn những cây có hoa bụ bẫm, cẩn thận cho vào chậu rồi bưng để một vị trí thích hợp trong nhà. Trên cành treo đôi thiệp chúc xuân tự làm, dưới gốc rải một lớp xác pháo. Vậy mà ba ngày Tết, sắc xuân ngập tràn từ nhà đến ngõ xóm đường thôn.

Ngoài sự hiện diện như một đặc trưng cho mùa xuân, hai chữ vạn thọ còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Vạn biểu trưng cho sự tốt lành, cát tường, vô số. Thọ thể hiện cho sự sống dài lâu để hưởng phúc lộc. Vạn thọ là mơ ước của nhiều người khi năm mới đến…



Vì thế, Tết người ta có thể không sắm cho nhà mình đủ đầy bánh mứt, rượu thịt nhưng không thể thiếu hoa vạn thọ.

Trên bàn thờ gia tiên, trang ông táo lúc nào cũng có một bình hoa tươi nở vàng. Rồi người ta mừng tuổi, chúc thọ cho các bậc cao niên cũng thường lấy hình ảnh hoa vạn thọ để cầu mong trăm điều tốt đẹp.

Hai chữ vạn thọ đủ nói lên được bao điều về giá trị tinh thần, tâm linh và truyền thống đạo đức, lòng biết ơn của thế hệ cha ông.

Tết cổ truyền của người Việt Nam đã hội tụ đủ đầy những yếu tố tinh thần từ xưa. Mỗi năm, Tết lại về. Dù còn rong ruổi khắp nơi, chiều cuối năm tôi cũng tranh thủ ghé chợ hoa. Đi trong trăm ngàn loài hoa với đủ sắc màu nhưng dường như kí ức của tôi đã lọt thỏm về một vùng quê hun hút năm nào.

Bây giờ, hoa nhiều quá, đẹp quá nhưng toàn các loài hoa lạ. Khách hàng chen lấn, nhoài người vào những hàng hoa trâm anh hồng tía. Không ai đoái hoài từng khóm vạn thọ đứng khiêm nhường, im lặng trước ngàn bóng người qua.

Rời chợ hoa với bình lay ơn trên tay, tự dưng lòng tôi trào dâng một nỗi buồn xa vắng. Trong tôi bất chợt hiện lên hình ảnh từng luống vạn thọ vàng rực khắp xóm năm nào, dù biết đó chỉ còn trong dĩ vãng. Và câu ca dao cô giáo dạy năm nào vẫn còn nguyên vẹn: Ai ơi dẫu có đi xa/ nhớ gieo vạn thọ mười ba tháng mười.

Tôi vừa đi vừa hát như để tự an ủi mình.

29 tháng 11 2017

Như một vòng tuần hoàn của cuộc sống, đông qua, xuân đến. Chúa xuân mang đến cho vạn vật những tia nắng ấm áp sau một mùa giá lạnh, thổi vào cuộc sống hương vị ngọt ngào của mùa xuân. Nếu như hoa mai tượng trưng cho một cái Tết sung túc ở phương Nam thì hoa đào là biểu tượng cho một mùa xuân bất diệt ở miền Bắc.

Tuy có nguồn gốc xa xôi ở xứ Ba Tư, thế nhưng ngày nay hoa đào có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam đặc biệt là ở miền Bắc và mỗi khi Tết đến Xuân về.

Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét, lá có hình mũi mác. Hoa mọc đơn độc, có màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung. Khi cây ra hoa ngắn, hầu như không có cuống, đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị. Dòng họ của hoa đào rất da dạng và phong phú. Nếu xếp theo số cánh thì có thể chia đào thành hai loại là đào đơn và đào kép. Còn xếp theo màu sắc thỉ có thể chia đào thành đào phai, đào bích, đào bạch, đào thất thốn. Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là đào bích. Đào bích cánh hoa màu hồng thắm, tán tròn nhiều cành cân đối. Đào phai màu nhạt, hồng tươi, trang nhã mà hấp dẫn như đôi má ửng hồng của người thiếu nữ khi thẹn thùng. Đào bạch ít hoa tương đối khó trồng. Đào thất thốn dáng nhỏ, hoa nhỏ, có màu đỏ thẫm.
Hoa đào chỉ trồng được ở miền Bắc và nở đúng vào mùa xuân. Nhưng muốn hoa nở đúng thời vụ thì đòi hỏi nhiều kinh nghiệm ở người trồng hoa. Và thi sĩ Xuân Sách đã dùng những lời thơ để nêu ra cách làm cho hoa nở đúng ngày Tết:

"Vặt trụi lá, bè trơ cành
Đê cây tức giận nở thành trăm hoa"

Vì vậy, muốn có đào chơi vào ngày Tết thì tháng mười một âm lịch người ta thường ngắt hết lá để nhựa cây tích tụ lên thân làm nụ. Rồi tùy theo thời tiết nóng hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hãm hoa.

Nếu ở miền Nam, xuân về phải có mai vàng, một biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, hạnh phúc và sum vầy thì ở miền Bắc có hoa đào mới có mùa xuân. Người miền Bắc ưa chuộng chơi đào vào ngày Tết có lẽ vì màu hồng mang lại sự may mắn và phúc lộc đầu năm. Các cụ ngày xưa thường bảo, cắm một cành đào trong nhà là cản được gió độc và đuổi được tà khí. Và sân nhà ai có trồng đào thì đó là sân nhà phú quý. Những nhà có điều kiện thường sắm cả một cây đào ghép ba tầng, những nhà nghèo hơn cũng có mua một vài nhánh đào chưng trong nhà. Đón xuân mà không có hoa đào cũng tẻ nhạt như thiếu bánh chưng xanh, câu đối đó, tràng pháo hồng. Vì vậy, Tết đến, dù bận việc đến mấy thì người dân miền Bẳc cũng phải mua cho gia đình mình một vài nhánh đào.

Hoa đào không chỉ mang giá trị thẩm mĩ mà còn mang nét đẹp văn hóa đồng thời còn là một dược phẩm, mĩ phẩm độc đáo. Từ xưa, hình ảnh của hoa đào đã được đưa vào thơ ca làm xúc động lòng người. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có nhắc đến hình ảnh cùa hoa đào trong sự luyến tiếc khi cảnh cũ còn mà người xưa không thấy: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông". Và vẻ đẹp mơn mởn của hoa đào trong ngày Tết còn thể hiện qua câu thơ:

"Một đóa đào hoa khoe tốt tươi,
Tướng xuân mơn mởn thấy xuân cười".

Mùa xuân năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh, đã mang một cành đào từ Thăng Long về Phú Xuân để tặng cho công chúa Ngọc Hân- người vợ yêu quý của người – để báo tin thắng trận. Trong lịch sử y học Á Đông, danh y Tuệ Tĩnh đã ghi lại nhiều phương pháp chăm sóc da mặt cho phụ nữ bằng hoa đào.

Cây đào không dễ trồng như cây mai. Nó là một loại cây ưa đất thịt, phân bón vừa phải, cần nhiều ánh sáng, thoáng và thông gió. Ở miền Bắc Việt Nam, người ta trồng đào để lấy hoa chơi Tết, sau ngày Tết, người ta tiếp tục trồng đào trở lại.
Xuân về mang đến bao nhiêu điều kì diệu. Đúng là muôn hồng, nghìn tía, cái đẹp đi đến từng người, từng nhà và hoa đào là một món quà mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho con người. Xuân đến rồi xuân đi, hoa đào nở rồi lại tàn, thế nhưng hình ảnh của hoa đào vẫn Còn sống mãi với thời gian như lời thơ của Chế Lan Viên:

"Một cành đào ứa nhựa
Nặng bàn tay anh cầm,
Nghe hương thầm lan tỏa
Qua màn sương thời gian".

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh