Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TL:
– Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, pháp luật phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó.
–Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.
– Nhận biết được mục đích, nội dung, phương thức giao tiếp và hợp tác trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày.
– Nhận biết được sự cần thiết phải tiết kiệm tiền; nguyên tắc quản lí tiền; cách lập kế hoạch chi tiêu và tiêu dùng thông minh.– Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện; tự thực hiện được các công việc, nhiệm vụ của bản thân trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
– Thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra.
– Xác định được lí tưởng sống của bản thân; lập được mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện, kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn.
– Xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân sau trung học cơ sở với sự tư vấn của thầy giáo, cô giáo và người thân
– Hiểu được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật. – Nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống và kinh tế phù hợp với lứa tuổi. – Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin để tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
–Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề thường gặp hoặc một số vấn đề về đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi trong những tình huống mới của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
– Hình thành, duy trì được mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh và thích ứng được với xã hội biến đổi.
– Nêu được tình huống có vấn đề; hình thành được ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi phù hợp với lứa tuổi.
– Biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp; đề xuất được phương án tổ chức, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao; khiêm tốn học hỏi và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong hợp tác giải quyết các vấn đề học tập, lao động và hoạt động cộng đồng.
HT
@Kawasumi Rin
em thử ạ !!! ( em tham khảo cách trình bày của thaày )
Ngày 29 tháng 7 năm 2007
Hôm nay mình được bố mẹ dẫn đi Tham quan ở viện bảo tàng Chăm
+ Mình muốn đc xem những thành tựu văn hoá mà ng Chăm đã để lại sau khi học xong môn Lịch Sử tuần trước
+ Mình đã làm đc việc tốt đó là : đã được biết nhiều hơn về lịch sử của nước ta , Thực hiện đúng câu nói : Dân ta phải biết sử ta
+ Nhưng điều mình làm chưa tốt dó là : trước khi ngủ mình đã ngồi chơi game đến 11h và dẫn đến hậu quả là dậy muôn và lèo nhèo bảo ba mẹ cho ở nhà
Sau khi xem xong nhật kí mình thấy mình đã
+ học và ứng dụng dcd kiến thức ngoài thực tế
+ mình đã ngoan hơn
+ mình đã khắc phục đc tính lèo nhèo
Tham khảo:
- Mỗi ngày hãy dành 15 phút để suy nghĩ về những trải nghiệm của bản thân ví dụ như:
Ngày tháng năm
Hôm nay, mình và em được bố mẹ cho đi siêu thị chơi.
+ Mình muốn được: chơi nhiều trò như vào vườn cổ tích, ném bóng,…nhưng bố mẹ lại cho mình chơi có một trò, lúc đó mình hơi buồn chút…
+ Mình làm những điều làm tốt đó là: mình đã cùng em chơi rất vui, khi em ngã bố mẹ chưa kịp vào mình đã giúp em dậy và dỗ em không khóc nữa,….
+ Những điều mình chưa làm tốt là: đã muộn, bố mẹ muốn cả nhà về để ăn tối nhưng mình cứ đòi bố mẹ cho ăn kem, trong khi bố mẹ không muốn vì biết mình dễ bị đau họng…. hậu quả là về mình và em bị ho…
Sau mỗi tháng, xem lại nhật kí để biết bản thân thay đổi:
+ Mình đã ngoan hơn, biết nghe lời bố mẹ,….
+ Chăm học hơn,
Câu 4. Vì sao chúng ta phải tôn trọng sự thật? Liên hệ thực tế bản thân em ?
- Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc.
- Người tôn trọng sự thật là người thẳng thắn, trung thực, được mọi người tin tưởng, kính trọng
Liên hệ thực tế bản thân em (tự liên hệ)
Câu 5. Tự lập là gì? Nêu biểu hiện của tính tự lập và biểu hiện trái với tự lập?
*Kháiniệm
Tựlậplàtựlàmlấycáccôngviệcbằngkhảnăngvàsứclựccủamình.
* Biểu hiện của tự lập
- Tự tin, tự làm lấy việc của mình.
- Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn.
- Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.
* Biểu hiện trái với tự lập
- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
- Trôngchờvào may rủi.
- Sống biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.
Câu 6. Tự lập mang lại ý nghĩa gì cho mỗi chúng ta? Bản thân em đã có những việc làm gì thể hiện tính tự lập?
Ý nghĩa: Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta tự làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.
Cách rèn luyện:
- Chủ động làm việc, từ lúc còn nhỏ, từ những việc nhỏ.
- Tự tin vào bản thân.
- Cố gắng, kiên trì và quyết tâm thực hiện công việc.
Bản thân em đã có những việc làm gì thể hiện tính tự lập? (tựliênhệ)
Câu7 . Thế nào là tự nhận thức bản thân? Liệt kê những điểm mạnh , điểm yếu của bản thân mình? Tự nhận thức bản thân mang lại ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
* Kháiniệm:
Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.
* Ý nghĩa:
Tự nhận thức bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra.
Câu 8. Trình bày cách tự nhận thức bản thân? Bản thân em đã biết phát huy những điểm mạnh , điểm yếu của bản thân như thế nào?
-Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân.
- So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân.
- So sánh mình với những tấm gương tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì.
- Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.
Câu 9. Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống liên quan đến yêu thương con người , siêng năng kiên trì, tôn trọng sự thật, tự lập và tự nhận thức bản thân?
Câu 10: Sưu tấm một số câu ca dao tục ngữ nói về tính tự lập, tôn trọng sự thật
Tôn trọng sự thật
Vàng thật không sợ lửa.
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Thật thà mà vật không chết.
- Nói phải củ cải cũng nghe.
- Mất lòng trước, được lòng sau.
- Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
Tự lập
- Đói thì đầu gối phải bò.
- Cái chân hay chạy cái giò hay đi.
- Có khó mới có miếng ăn.
- Không dưng ai dễ đem phần đến cho
- Muốn ăn phải lăn vào bếp.
- Có thân thì lo
- Há miệng chờ sung
- Những việc làm thể hiện sự tích cực trong hoạt động xã hội :
+ Tham gia phong trào văn nghệ, thể dục thể thao của trường.
+ Tham gia hoạt động Sao Nhi đồng ở trường tiểu học.
+ Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt.
+ Tham gia vệ sinh đường phố
- Những việc làm thể hiện sự tự giác trong hoạt động tập thể :
+ Cùng các bạn chặt tre, chuẩn bị cổng trại, cắm trại
+ Sau giờ học chăm sóc vườn cây thí nghiệm của trường
+ Tiết kiệm tiền ăn quà sáng ủng hộ đồng bào lũ lụt
+ Đóng góp áo quần ấm ủng hộ đồng bào miền núi
Hoài Thương là người bạn thân nhất của em. Thương là một cô bạn tốt bụng, dễ mến. Chúng em là bạn cùng lớp của nhau. Nhờ có Thương, em đã thay đổi rất nhiều. Em vốn là một cô bé ham chơi, thường xuyên khiến mẹ phải nhắc nhở. Một lần nọ, em sang nhà Hoài Thương chơi, em đã nhìn thấy bạn đang nấu cơm, quét nhà giúp mẹ. Lúc đó, em cảm thấy rất ngạc nhiên, rồi sau đó là ngưỡng mộ. Khi em hỏi, Thương nói rằng công việc của mẹ rất bận rộn. Nên bạn muốn giúp đỡ bố mẹ. Bây giờ, em mới biết không chỉ học giỏi, Thương còn rất ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Nghĩ vậy, em cảm thấy xấu hổ. Bấy lâu nay, em chỉ ham chơi mà không thấy được sự vất vả của bố mẹ. Hôm đó khi về nhà, em đã đề nghị được giúp mẹ rửa bát, quét nhà. Em cảm nhận được sự ngạc nhiên trong đôi mắt của mẹ. Nhưng em tin rằng mẹ đã cảm thấy rất vui.
TL:
– Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, pháp luật phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó.
–Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.
– Nhận biết được mục đích, nội dung, phương thức giao tiếp và hợp tác trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày.
– Nhận biết được sự cần thiết phải tiết kiệm tiền; nguyên tắc quản lí tiền; cách lập kế hoạch chi tiêu và tiêu dùng thông minh.– Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện; tự thực hiện được các công việc, nhiệm vụ của bản thân trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
– Thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra.
– Xác định được lí tưởng sống của bản thân; lập được mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện, kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn.
– Xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân sau trung học cơ sở với sự tư vấn của thầy giáo, cô giáo và người thân
– Hiểu được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật. – Nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống và kinh tế phù hợp với lứa tuổi. – Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin để tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
–Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề thường gặp hoặc một số vấn đề về đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi trong những tình huống mới của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
– Hình thành, duy trì được mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh và thích ứng được với xã hội biến đổi.
– Nêu được tình huống có vấn đề; hình thành được ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi phù hợp với lứa tuổi.
– Biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp; đề xuất được phương án tổ chức, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao; khiêm tốn học hỏi và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong hợp tác giải quyết các vấn đề học tập, lao động và hoạt động cộng đồng.
HT
@Kawasumi Rin