K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2018

Gia đình: là 1 cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục.

Trường học:  là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục học sinh dưới sự giám sát của giáo viên

Thầy giáo: là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò. Giáo viên nam thường được gọi là thầy giáo.

Cố giáo là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò.Giáo viên nữ thường được gọi là cô giáo.

13 tháng 12 2018

- Văn bản 1: Viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và để đạt nguyện vọng của mình

- Văn bản 2: Viết văn bản đề nghị là không đúng trong trường hợp này phải viết báo cáo vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương bình liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng

- Văn bản 3: Trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết văn bản đề nghị Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương khen thưởng cho bạn H.

25 tháng 9 2019

I. Mở bài:

‐ Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

‐ Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

II. Thân bài:

‐ Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

‐ Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

‐ Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

‐ Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không. Ghi lại thái độ của bố mẹ

‐ Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

III. Kết bài:

‐ Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

‐ Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

Qua dàn ý sau:1. Mở bài: Giới thiệu yêu cầu của đề: cảm nghĩ về thầy cô giáo- những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.Văn học dân gian từ xa xưa đã nói cho ta bao lần về công ơn của thầy cô giáo. Dù là thời đại nào, thì người thầy vẫn luôn là người ta mãi đề cao, trọng vọng. Và hơn cả, thầy cô giáo luôn để lại trong ta những suy nghĩ, tình cảm lớn lao!2. Thân bài:Lđ 1: Vai trò của...
Đọc tiếp

Qua dàn ý sau:

1. Mở bài:

 Giới thiệu yêu cầu của đề: cảm nghĩ về thầy cô giáo- những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.

Văn học dân gian từ xa xưa đã nói cho ta bao lần về công ơn của thầy cô giáo. Dù là thời đại nào, thì người thầy vẫn luôn là người ta mãi đề cao, trọng vọng. Và hơn cả, thầy cô giáo luôn để lại trong ta những suy nghĩ, tình cảm lớn lao!

2. Thân bài:

Lđ 1: Vai trò của thầy cô giáo trong cuộc sống của mỗi người.

_THầy cô là người truyền dạy tri thức.

_Thầy cô chắp cánh cho những niềm tin và ước mơ của mỗi người.

_Thầy cô đem đến những bài học làm người, dạy ta cách sống đúng đắn và giúp chúng ta trưởng thành hơn mỗi ngày.

_Tạo ra bước ngoặt đổi thay trong nhận thức, trong tình cảm của mỗi chúng ta.

LĐ 2: Thầy cô- hình ảnh của sự chuẩn mực và đức hi sinh.

_Ngoại hình, trang phục: thầy cô trong tà áo dài thướt tha, trong những bộ đồ công sở nghiêm túc nhưng không phải vẻ lạnh lùng xa cách mà luôn gần gũi, yêu thương học trò hết mực.

_Thấu hiểu từng tâm tư, tình cảm của học sinh thông qua những bài giảng, những câu chuyện nhỏ trong mỗi tiết học.

_Quan tâm đến học sinh bằng tất cả yêu thương của người cha, người mẹ và luôn lo lắng cho tương lai của học trò.

_Lời trách mắng của thầy cô không bao giờ là sự vùi dập hay trù ghét, tất cả đều xuất phát từ trái tim hi vọng học sinh khôn lớn trưởng thành mỗi ngày.

LĐ 3: Tình cảm của học trò với thầy cô giáo.

_Sự biết ơn trân trọng trước những nhọc nhằn của thầy cô. 

_Đôi khi  là sự giận hờn trước cái nhìn đầy nghiêm khắc của thầy cô nhưng sau này nhìn lại, mỗi người thêm nhận thức và hiểu được sự quan tâm lớn lao từ thầy cô dành cho mình.

_Mỗi bài học của thầy cô luôn là hành trang được học trò trân trọng dẫu có trở thành người đi đò nhưng tuyệt không quên bến đò cùng người lái đò năm xưa.

_Những cố gắn trong học tập của học trò, những bông hoa điểm mười, những đóa hoa, những sự biết ơn...là tình cảm lớn của học trò với thầy cô giáo- người chắp cánh tri thức và dựng xây tương lai cho ta.

3. Kết bài:

Thầy cô là người cha, người mẹ của mỗi người. Dưới tình thương của thầy cô, chúng ta mỗi ngày một trưởng thành. Và dù là người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hay đã sớm xa nơi trường xưa thì ta cũng không được quên đi công ơn cô thầy dạy dỗ ta nên người. 

Em hãy làm một bài văn theo dàn ý đó.

0
30 tháng 11 2018

Từ hán viêt

 +) danh tướng  ; vị tướng nổi tiếng , có tiếng tăm

+) ngài  ; từ dùng để xừng hô với sắc thái trang trọng tôn trọng

3 tháng 4 2022

a)Trạng ngữ:Lúc ở nhà,khi đến trường

-Ý nghĩa của trạng ngữ:Bổ sung về mặt thời gian

b)Trạng ngữ:Để vui lòng cha mẹ

-Ý nghĩa của trạng ngữ:Bổ sung về mục đích

c)Trạng ngữ:Trên con đường làng quen thuộc,mỗi khi đi học về

-Ý nghĩa của trạng ngữ:Bổ sung về không gian,thời gian

20 tháng 10 2019

Cô giáo dạy em năm lớp Một tên là Vân.

Cô rất quan tâm và thương yêu học sinh. Em nhớ như in giọng nói dịu dàng, đầm ấm của cô trong giờ kể chuyện. Đối với bạn chưa ngoan, cô ân cần khuyên bảo chứ không hề trách phạt. Em rất quý mến cô, luôn xem cô như người mẹ hiền của em. Khi em viết chưa đẹp, cô cầm tay em uốn nắn theo từng con chữ. Những bài toán khó, cô giảng thật tỉ mỉ cho em hiểu. Em có tiến bộ như ngày nay đều nhờ vào sự chăm chút của cô. Em cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để đáp lại công ơn của cô đã dành cho em.

OK!!

#Châu's ngốc

Đọc văn bản sau:        ‘Học sinh chào mỗi khi gặp thầy giáo, cô giáo là một hành vi văn hóa bình thường, cũng giống như lúc ta chào bất kì một ai đó. Nhưng rõ ràng đứng trước thầy giáo, cô giáo, ta chào là để biểu thị một thái độ kính trọng, lễ phép với một người trên, xét ở mọi góc độ (Tuổi tác, học vấn, tư cách...). Chào thầy cô giáo còn là một miểu hiện tiếp nối truyền thống tốt đẹp ngàn đời...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

        ‘Học sinh chào mỗi khi gặp thầy giáo, cô giáo là một hành vi văn hóa bình thường, cũng giống như lúc ta chào bất kì một ai đó. Nhưng rõ ràng đứng trước thầy giáo, cô giáo, ta chào là để biểu thị một thái độ kính trọng, lễ phép với một người trên, xét ở mọi góc độ (Tuổi tác, học vấn, tư cách...). Chào thầy cô giáo còn là một miểu hiện tiếp nối truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ‘Tôn sư trọng đạo”. Chào thầy dạy ta , dĩ nhiên là ở nhiều nơi ta gặp, nhưng có tình huống chào thầy đặc biệt: đó là chào trước khi vào tiết học. Hầu như mọi thành viên trong lớp học đều chào bằng hình thức đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng, hướng về phía thầy. Người thầy cũng từ tốn đáp lại bằng cách đứng nghiêm trên bục, mắt hướng về học sinh, khẽ nghiêng mình hoặc gật đầu, nở một nụ cười, rồi vẫy tay mời tất cả ngồi xuống (Hoặc nói ‘Chào tất cả các em, mời các em ngôi”). Không khí lúc bấy giờ thật tĩnh lặng, trang nghiêm, xúc động. Dù trước đó, mọi người có ồn ào, bận bịu về chuyện riêng đến mấy cũng đều nghiêm túc, thu xếp lại, để bắt tay vào giờ học. Ấy vậy mà nhiều học sinh bây giờ hình như quên hẳn điều đó. Hoặc có thể họ tự cho rằng đấy là một thủ tục hình thức, không cần hoặc làm chiếu lệ cũng được.

Có trường hợp, khi thầy đã vào lớp, họ đang bận việc gì đấy nên ngại đứng dậy, cứ ngồi ì hoặc nếu không bận thị học chứ thản nhiên nói chuyện, thản nhiên nhìn thầy, liếc xung quanh, mặc ai chào thì chào. Cũng có khi học sinh không đứng hẳn lên, chỉ nhổm người lấy lệ. Còn có học sinh ngồi phía sau yên trí đã có bạn đứng che phía trước,  nên cứ ung ung ngồi, cho rằng thầy, cô không nhìn thấy. Rất tiếc cho các bạn là thầy cô giáo thường rất nhạy cảm, cho nên những trường hợp như thế cũng khó qua được cảm nhận của người thầy... Các bạn đừng cho việc này là vặt vãnh nhé. Người Việt Nam có câu ‘Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đó là cách ứng xử văn hóa của bất kì một cuộc giao tiếp nào, chứ không chỉ nói ở nơi học đường. Trong các lớp ở mọi trường, thường có treo khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn”. Chào thầy giáo, cô giáo là một biểu hiện của khẩu hiệu treo trước mặt toàn lớp đấy! Về chuyện chào, người ta kể rằng. Có một lần A. Duy-ma- nhàn văn người Pháp nổi tiếng đang mải mê viết, thì mấy người bạn của ông đến chơi. Ông định đứng dậy chào, thì các bạn ông (vì nể ông) lền xua tay tỏ vẻ thông cảm: ‘Ồ, anh cứ viết tiếp đi, kệ chúng tôi, đứng dậy làm gì”! A. Đuy-ma liền trả lời, giọng dứt khoát: ‘Các vị sao lại thế ? Không phải tôi đứng lên, mà nền văn hóa của tôi đứng lên”

                                            (Theo Phạm Văn Tình, báo Khuyến học, số 46)

•          Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

•          Ý kiến chính nêu ra trong văn bản là gì? Để làm rõ ý kiến chính, tác giả đã nêu ra hệ thống các ý kiến phụ như thế nào

•          Để các ý kiến có sức thuyết phục, người viết đã có nhiều lí lẽ và dẫn chứng, hãy kẻ bảng sơ đồ hệ thống ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng.

•          Nhận xét về cách lập luận, vì sao tác giả dùng liên tiếp nhiều dẫn chứng về hành động chào thầy cô giáo có văn hóa và hành động chào thầy cô giáo chưa nghiêm túc?

•          Vấn đề văn bản nêu có tính thực tế không? Có phải một vấn đề tồn tại trong cuộc sống không? Ở lớp mình có vấn đề này không? Em có suy nghĩ gì về nghi thức chào thầy cô giáo lúc đầu giờ? Từ đó em nghĩ mình nên làm gì?

 

1
31 tháng 1 2021

Giúp mình với các bạn ơi........