Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Đường sức từ của Trái Đất có điểm giống với đường sức từ của nam châm thẳng là đều có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam
b) Hình 20.4 cho thấy:
- Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất
- Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất.
- Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.
Đặt nam châm trên miếng xốp rồi thả vào chậu nước, sao cho nam châm nổi trên mặt nước. Nam châm sẽ quay tự do, đến khi nằm cân bằng trên mặt nước thì: + Một đầu của nam châm hướng về phía Bắc ⇒ đó là cực Bắc của nam châm. + Đầu còn lại hướng về phía Nam ⇒ đó là cực Nam của nam châm.
Cực bắc kim nam châm hướng về cực nam thanh nam châm và ngược lại cực nam kim nam châm hướng về cực bắc thanh nam châm. Do đó ta có, màu đỏ là cực Bắc của kim nam châm, màu xanh là cực Nam của kim nam châm.
a) Khi đứng yên, thanh nam châm sẽ nằm theo hướng Bắc - Nam. Chữ N trên thanh nam châm hướng về cực Bắc, chữ S hướng về cực Nam.
Ở nhóm các bạn khác làm thí nghiệm thì nam châm cũng có sự định hướng Bắc – Nam.
b) Các bước tiến hành:
- Bước 1. Treo thanh nam châm vào giá đỡ.
- Bước 2. Chờ đến khi nam châm đứng yên, quan sát phương của thanh nam châm. Đầu nam châm chỉ hướng Bắc là cực Bắc, chỉ hướng Nam là cực Nam.
c) Cách xác định cực của nam châm trong Hình 18.2d:
- Buộc nam châm vào một sợi dây (nếu khó thì sử dụng thêm băng dính) sau đó gắn vào giá đỡ và để nam châm xoay tự do.
- Dần dần cực Bắc của nam châm sẽ hướng về phía Bắc, cực Nam hướng về phía Nam.
- Dùng la bàn để xác định hướng, sau đó đánh dấu 2 cực của nam châm.
Các bạn làm theo hướng dẫn, lấy bút tô dọc theo các đường mạt sắt nối từ cực nọ sang cực kia của nam châm trên tấm nhựa, ta sẽ được các đường sức từ.
Không, kim la bàn chỉ chỉ gần đúng với hướng Bắc nhưng không trùng khớp với nhau, vì chúng còn chịu ảnh hưởng từ từ trường của trái đất.