Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người thành đạt và có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại công nghệ con người muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đất nc được phồn vinh và theo kịp các nước khác trên thế giới này. Vì vậy chúng ta cần nhiều nhân tài để cống hiên cho đất nc VN. đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính họ là người mang lại niềm vinh hạnh cho đất nc, họ phải cố gắng để có tri thức có trình độ . Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.
Học là một quá trình tiếp thu, nhận lấy và tích lũy kiến thức, để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về các thứ bổ ích. Nhờ tình thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được họ dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối với mọi người kể cả bạn bè. đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về văn hóa, xã hội và dưới bàn tay chăm sóc của các thầy cô giáo ta còn được học về đạo đức về lối sống sao cho đúng. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở, đặc biệt là internet…có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng chỉ giỏir một lĩnh vực bất kì nào đó.Mà không giỏi các lĩnh vực khác thì nó sẽ không giúp ích cho chúng ta dc bao nhiêu.
“Học nữa" là :Việc học không bao giờ dừng lại cho dù sau này chúng ta có lớn lên thì vẫn phải học nhưng học ở một cấp độ khác, một phương diện khác thôi
Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.
Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.
Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.
Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.
Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.
Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.
Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.
Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình.
Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.
Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.
Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.
Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.
Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.
Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.
Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.
Tham khảo dàn ý để lấy ý làm bài nha
I. Mở bài
- Phong trào học tập hiện nay.
- Nêu vấn đề giải thích: Phải không ngừng học tập.
- Trích dẫn lời khuyên Lênin.
II. Thân bài
1. Thế nào là “Học, học nữa, học mãi”?
- Học là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức để nâng cao kiến thức về mọi mặt.
- Học nữa là học thêm nâng cao bổ sung thêm vào những điều đã học.
- Học mãi là học không ngừng, học suốt đời.
2. Vì sao phải không ngừng học tập?
- Vì những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải học mở rộng nâng cao để có kiến thức sâu rộng.
- Tri thức của nhân loại là vô hạn “biển học mênh mông” hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để thỏa mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn trí tuệ phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập.
- Xã hội phát triển, khoa học kĩ thuật cũng ngày một phát triển không ngừng, không học sẽ lạc hậu, sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bản thân và xã hội.
3. Làm thế nào để thực hiện được lời khuyên của Lênin?
- Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao.
- Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích.
- Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch đó, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
III. Kết bài
- Một vĩ nhân đã từng nói: “Đường đời là cái thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối”.
- Mỗi người chúng ta hãy coi học tập là hạnh phúc, niềm vui của đời mình.
Con người ai cũng cần phải học .Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết , nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh , tiến bộ . Xã hội ngày một đi lên theo thời gian , đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao . hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển , sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy . Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già , học những cái mình chưa biết .Vị lãnh tụ vĩ đại Lê – nin đã từng khuyên con cháu rằng : “Học , học nữa , học mãi ”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông .
Học là gì ? Học là tìm hiểu , khám phá những điều mình chưa biết , tích lũy kiến thức , rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết , trình dộ về mọi mặt . Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời . Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người . Học rất đa dạng , học ở khắp mọi nơi , học bất kì lúc nào . Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa , học hết trình độ này đến trình độ khác , học từ thấp tới cao . Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học , tiến sĩ , …Thế nào là học mãi . Học mãi có nghĩa là học liên tục , học đến suốt đời , học cả khi về già . Câu : “Học , học nữa , học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học . Luôn luôn học hỏi những diều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công .
Tại sao phải học ? Trên dời , ai cũng phải học , ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ . Trường học nào cũng dạy học sinh : “Tiên học lễ ,hậu học văn”. Học lễ phép , cách cư xử với xã hội , đạo đức . Từ nhỏ , chúng ta đã học đi , học nói , học gói , học mở . Còn khi đã đến tuổi đi học , chúng ta học thêm văn hóa . Môn học nào cũng vậy , ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao . Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng :" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó"Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội . Như chúng ta muốn sang nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh thì không thể nói chuyện để hiểu ý nhau được . Còn những người có hiểu biết cao mà không có nhân đức thì không giúp ích được gì cho đời . Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình , bất chấp lời chê trách , phê phán của mọi người. Từ thời xưa đến nay , đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài , gương hiếu học đáng được khâm phục . Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa của thế giới . Giờ đây, con nguời phát minh ra nhiều vật dụng , khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện tượng đó qua những chuyện cổ tích . Vì thế , chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức để theo kịp thời đại , không lạc hậu để mọi người không xe thường mình . Việc học không tùy vào tuổi tác , công danh mà tùy vào sự cầu tiến , muốn làm giàu kho tàng kiến thức của mỗi người . Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của ông rằng : ‘ Bác học không có nghĩa là ngừng học ”.
Làm sao để luôn có ý chí trong học tập ? Chúng ta phải xác định mục đích học , ước mơ trong tương lai , ….để cố gắng đạt được ước mơ , nghề nghiệp mình yêu thích . Học không những giúp ích cho đất nước mà còn giúp ích cho bản thân chúng ta . Học để làm việc , kiếm sống cho bản thân mỗi người . Khi chúng ta đã xác định mục đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành công dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa . Kẻ thất bại là kẻ không dám thực hiện ước mơ của mình . Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê , lòng nghị lực , quyết tâm thành công thì chúng ta mới làm nên những việc lớn . Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình đáng để mọi gười noi theo . Anh vẫn tiếp tục đến trường , mỉm cười với mọi người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh . Nhưng tinh thần và lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh . Thầy cô , bạn bè trong trường ai cũng yêu quý , nể phục anh . Học phải học từ từ không nên gấp vội . Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng , thực hành vào thực tế .Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một lượt . Đọc phần nào thấu triệt phần ấy . Học cũng như ăn cơm , cần phải nhai kỹ trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể . Học tập phải kết hợp với suy nghĩ . Học tập gồm hai phương diện : lí thuyết, thực hành . Học lí thuyết mà không suy nghĩ tất hồ đồ không rõ . Còn thực hành không suy nghĩ tất thực hành không đúng . Trái lại , chỉ suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được chút bản lĩnh nào . Ngoài ra , cần phải đọc thêm nhiều tài liệu , báo chí để mở mang thêm kiến thức của mình .
Tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê –nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ mọi người phải học mãi cả đời . Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây dựng dất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển . Chúng ta hãy làm theo mong ước của Bác Hồ là : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cừơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em. ”
MB: nêu vấn đề nghị luận: “học! học nữa! học mãi”
học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tuy phải bận trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn thì khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”.
2/TB:
A-BÌNH:
a)giải thích câu nói (hoặc nêu các biểu hiện của vấn đề)học là việc học sinh tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo…khi học chúng ta phải tìm tòi, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. như thế lời dạy của lê-nin có ý nghĩa là khuyên chúng ta phải luôn học hỏi không ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài XH…
b)phân tích các mặt đúng,lợi:đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ rang từ trước đến nay. bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế không bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập ko ngừng.làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN hoặc các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân laọi. ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con người mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin:
“nhà bác học không có nghĩa là ngừng học” hoặc:
“đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng.” (Kalinin). Hoặc câu của Bác Hồ :
“học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng thêm giá trị chân lí của lời nhận định của lê-nin.
B-LUẬN: (mở rộng vấn đề)
a)phân tích các mặt bổ sung.
Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, không cố gắng chăm lo học tập, kiền thức nông cạn, dở dang. Cũng như thế trong XH còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được = cấp mà không chịu típ tục học hỏi. và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã không nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.
B)xây dựng thái độ đúng cần phải có.
Do đó, học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. để việc học hỏi đạt kết quỷ thật tốt, chúng ta phải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước,sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. bên cạnh mục đích học tập,chúng ta còn phải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài XH..
c)phân tích nguyên nhân,hậu quả, ( tác dụng)
nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại 1 tác dụng, 1 kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi người trong chúng ta sẽ được liên tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay,nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết,trở thành nghĩa vụ của mỗi người công dân vì đất nước ta, sau gần một trăm năm đô hộ của thực dân pháp,sau hơn hai mươi năm chiến đấu chống đế quốc mỹ, đa số nhân dân ta không có thời giờ và phương tiện để học tập.nên muốn nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến trang, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, tiến tới xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và phồn vinh, ta cần phải cố gắng học tập gấp năm mười lần trước đây thì mới mong có một đội ngủ cán bộ quản lí, khoa học kĩ thuật đông đảo, công nhân lành nghề,nông dân có trình độ cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng nâng suất lao động.
3/KB: thái độ,kết luận chung của bài nghị luận.
Rõ rang nhận định của lê-nin đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại. Đồng thời,câu nói trên cũng bộc lộ tấm long, ước muốn thiết tha của lê-nin.
Cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay đã có rất nhiều những khó khăn, và “sống” tức là đối mặt với những khó khăn đó. Ta như thấy được đời có mấy ai không muốn đạt được thành công cơ chứ? Song cũng phải thấy được rằng không phải ai cũng có đủ niềm tin và nghị lực khắc phục những thử thách, có cả những sự trở ngại để tiếp tục cho đến khi thành công. Do đó mà từ xưa, ông cha ta đã dạy câu rất phải đó là câu “Có chí thì nên”.
Lịch sử đi qua, rồi đã qua biết bao năm tháng, câu tục ngữ đặc sắc này dường như cũng vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy chúng ta phải hiểu được “chí” là gì? “Chí” được định nghĩa đó chính là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Và đó còn chính là cả sự kiên trì, và quyết tâm. Chắc chắn rằng khi bạn có chí thì sẽ thành công. Điều đó dường như cũng đã được minh chứng qua bao tấm gương tữ xa xưa. Sự khác biệt giữa những người thành công và ta như thấy được có những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí.
Trong lịch sử vẫn còn gợi nhắc Trạng nguyên Nguyễn Hiền – Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. Và để có thể đạt được thành công vang dội đó thì lại là cả một quá trình bền bỉ khó nhọc mới có thể thành công được. Tuy gia cảnh nhà rất nghèo, cơm qua ngày còn không có nói gì đến đi học. Nhưng không thể nào có thể trói buộc tinh thần ham học của mình thì Nguyễn Hiền vẫn đến lớp đứng ngoài cửa để nghe thầy dạy. Cứ đi chăn trâu hay đi đâu là cậu lại tập viết chữ. Có khi là viết trên lá rồi cũng có lúc là lấy một cái que nhỏ ghi trên cát,
phần sau tự làm nhé
Bài làm :
Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.
Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.
Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.
Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.
Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.
Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.
Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.
Trả lời :
Hok ko bao h hết , ko bao h là thừa . Từ luk ms sinh ra , chúng ta đã học , và cho đến tận luk chúng ta già đi , chúng ta cx pk hok . Chúng ta pk hok , vì cs hok chúng ta ms giỏi , ms cs thể đánh thắng quân lược , ms cs thể xây dựng quê hương đất nước ngày 1 giàu mạng hơn !!!
P/S : Theo mk là vậy , còn m.n thì ntn mk ko bt . Cs j sai sót m.n bổ sung nha !!!
Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.
Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.
“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.
Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.
Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.
Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.
Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.
Chúc bạn học tốt nha!! team NHi!!!!!!!
Học tập là công việc vô cùng quan trọng đôi với cuộc đời mỗi con người. Nếu không học tập, chúng ta sẽ chỉ là người vô dụng. Học là quá trình tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức, cần phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài như Lê-nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi.” Câu nói của Lê-nin có tới ba ý được tách riêng bởi ba dấu phẩy. “Học, học nữa, học mãi”, câu nói ngắn gọn như một khẩu hiệu hành động. “Học” là lời thúc giục con người học tập, tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. “Học nữa” là tiếp tục học tập, học tập thêm nữa, duy trì thêm nữa việc học tập. Và “học mãi” đã nâng cao hơn nữa, tiếp tục phát triển ý đã nói trước đó: mãi học tập, học tập suốt cả cuộc đời. Ba ý trong một câu nói mang tính chất tăng tiến chẳng những thúc giục chúng ta học tập mà còn khẳng định tính chất của công việc này: học tập là công việc lâu dài, chúng ta cần học tập mãi mãi. Tại sao phải học tập? Tại sao phải “học nữa, học mãi”? Bởi chỉ có con đường học tập mới giúp chúng ta có được tri thức về tự nhiên và xã hội, giúp chúng ta tồn tại được trong thế giới nói chung và xã hội loài người nói riêng. Có tri thức, chúng ta sẽ nhận thức đúng về những hiện tượng và quy luật tự nhiên, xã hội. Chẳng hạn, thấy nắng thì biết đem những vật ướt ra phơi. Thấy người khác tức giận thì biết bình tĩnh, kiềm chế cơn nóng giận. Có tri thức, chúng ta có việc làm ổn định, có thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình và trở nên có ích đối với xã hội. Nhưng không dừng lại ở đó, chúng ta cần phải coi việc học tập là công việc suốt đời. Chúng ta không nên bằng lòng với những gì mình đã có bởi núi này cao đã có núi khác cao hơn, người này giỏi lại có người khác giỏi hơn. cần học tập thêm nữa để chuyên sâu lĩnh vực mình học hỏi, từ đó nâng cao trình độ, tay nghề; đạt năng suất cao hơn trong công việc. Mặt khác, xã hội luôn luôn biến đổi, luôn luôn phát triển, thế giới đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Trong khoảng vài chục năm của một đời người, thế giới có biết bao thay đổi về cả tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy, nếu không học tập thường xuyên, liên tục, chúng ta sẽ trở thành người tụt hậu, mòn mỏi chạy theo những gì nhân loại đã đi qua. Không cập nhật được thời đại, chúng ta trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nói như vậy, công việc học tập không dừng lại trong phạm vi nhà trường. Khi còn là học sinh, chúng ta cần học tập, đó là điều đương nhiên. Không những thế, thời học sinh phải là thời kì chúng ta học tập nhiều nhất, giành nhiều thời gian cho việc học nhât. Học ở trường, học ở nhà, học ở thầy cô, học ở bè bạn, học trong lúc làm việc, học trong khi nhàn rỗi... Có như vậy, chúng ta mới có đủ hành trang bước vào cuộc đời. Chẳng những vậy, ngay cả khi không còn đi học chúng ta vẫn phải học tập. Học ở đồng nghiệp để tiếp thu kinh nghiệm, học trong sách vở chuyên ngành để nâng cao chuyên môn, học những lúc nhàn rỗi để tranh thủ thời gian, học trong khi làm việc để có điều kiện thực hành tốt,... Nói tóm lại, để có thể làm việc và sống tốt nhất, con người phải không ngừng học hỏi, học ở mọi nơi, mọi lúc. Trong thực tế, chính bản thân Lê-nin và những con người vĩ đại kế tục sự nghiệp của Lê-nin trên thê giới và ở nước ta như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng,... đều là những tấm gương sáng trong công việc học tập. Những con người vẻ vang ấy đã học tập suốt đời, học ngay cả khi trong lao tù hay khi trên giường bệnh. Và sự nghiệp cách mạng cao cả mà họ đã gây dựng nên là một minh chứng lớn cho những thành công họ đã đạt được. Học, học nữa, học mãi thực sự là một lời khuyên hữu ích cho tất cả mọi người. Đặc biệt, đối với học sinh chúng em, những con người đang chập chững bước đi đầu tiên vào cuộc sống, hành trang chúng em mang theo là lời khuyên chứa đựng tư tưởng đúng đắn và tiến bộ của Lê-nin: phải học tập, học tập thêm nữa, học tập suốt đời!
– Học: là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.
– Học nữa: "học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì "học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
– Học mãi: học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.
b. Ý nghĩa của việc "Học, học nữa, học mãi”
– Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội
– Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.
– Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.
c. Nên học tập ở đâu và phương pháp học
– Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….
– Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….
– Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.
d. Nêu những lối học sai lầm
– Học tủ, học vẹt,….
– Học vì lợi ích
– Học vì ép buộc
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ về "Học, học nữa, học mãi”Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy "Học, học nữa, học mãi”.
Tham khảo thêm các mẫu dàn ý khác tại đây: Lập dàn ý Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi
Bài văn mẫu Giải thích câu học học nữa học mãiGiải thích câu Học, học nữa, học mãi ngắn gọnCâu nói của V.I.Lenin đã đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc đời của mỗi người. “Học” là hành động tiếp thu kiến thức, cái mới, những điều hay lẽ phải để con người trau dồi bản thân, vốn trí thức của mình. Tuy nhiên, theo V.I.Lenin, cần phải “Học nữa” tức là học thêm nhiều cái mới mẻ hơn những kiến thức cơ bản ở trường lớp hay sách vở, học tăng lên một trình độ khác khó hơn, rộng hơn để nâng cao trình độ hiểu biết. Và cuối cùng ông khẳng định “Học mãi”, nghĩa là say mê, học hỏi suốt đời, không giới hạn tuổi tác, sức khỏe, học không ngừng nghỉ, luôn không ngừng tiếp thu thêm mọi điều xung quanh ta. Như vậy, với cách nói tăng tiến, Lenin đã đưa ra một chân lý đanh thép mà đúng đắn vô cùng, đó là trong cuộc sống, con người ta luôn phải không ngừng học tập, rèn luyện, tiếp thu tri thức nhân loại.
Vào đây nè bn êu vấu: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/212859.html
mk k chép mang đau cô giáo bít đấy