Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Yêu tổ quốc yêu đồng bào
Học tập tốt lao động tốt
Đoàn kết tốt kỉ luật tốt
Khiêm tốn thật thà dũng cảm
quốc: nước
yêu tổ quốc yêu đông bào
hộc tập tốt lao động tốt
đoàn hết tốt kỉ luật tốt
khiêm tốn thật thà dũng cảm
quốc: nước
câu tục ngữ trên làm bâng khuâng,...vì...viết..thiếu nên em không thể giải thích được. kính mong cô cho em 10 điểm vì phát hiện ra lỗi đó :)))))))))))))))))))))))))))))
Tham khảo: 1) Đoàn kết tốt, đây là những cái gương điển hình mà bác đã làm ngược lại lời khuyên của mình:
-Là bác Hồ đã lợi dụng tâm lý ganh tị̣ nhỏ nhen của con người, để khích động lòng hằn thù giai cấp trong Cải Cách Ruộng Đất nhằm gây CHIA RẼ, xúi giục người dân làm những cuộc đấu tố dã man nhất trong lịch sử nhân loại, giết chết hàng trăm ngàn người.
-Sau đó Bác Hồ đã thành lập tổ Tam Tam Chế trên khắp cả Miền Bắc, để buộc người dân rình rập, theo dõi lẫn nhau, sản sàng tố giác nhau. Tạo ra tình trạng nghi kỵ cả nước. Trong nhà muốn thịt một con gà, là phải lén lút, chôn dấu lông gà… Vì nếu hàng xóm biết được là bị tố giác…(Thực dân Pháp chia để trị -3 miền Nam. Trung, Bắc- còn bác Hồ thì tinh vi hơn, chia ra từng tổ 3 người để trị!).
Trong khi đó bọn cầm quyền thì đoàn kết với nhau để hưởng thụ, như ăn theo chế độ tiểu táo, con cái có trường học riêng, đi du học ở các nước Cộng sản để khỏi phải đi “Sinh Bắc Tử Nam”. Hậu quả là ngày nay các Đảng Viên đã rất đoàn kết : Có tội thì “Xử lý nội bộ” để bao che lẫn nhau… Đoàn kết để chia nhau tham nhũng, vơ vét, bòn rút của dân… Tạo nên một giai cấp thống trị đoàn kết nhất trí!
2) Kỷ luật tốt:
-Sau khi giết hết những người mà bác cần phải giết qua CCRĐ, nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu để nhận sai lầm, thì bác thi hành “kỷ-luật” những người đã làm sai bằng cách bằng cách giữ nguyên nhân sự và chỉ… thay đổi chức vụ mà thôi chứ chẳng có ai phải đền nợ máu cả.
-Trong suốt thời gian tự dành quyền cai trị Miền Bắc, bác Hồ đã dùng chính sách hộ khẩu tem phiếu để buộc người dân Miền Bắc phải có kỹ luật: Không được đòi hỏi những quyền tự do căn bản của con người… Phải đi “sinh Bắc tử Nam” (nếu không là đi Học Tập…)
-Ngày nay họ đã theo lời dạy của bác, bắt người dân phải có kỷ luật, "đi bên lề phải” … Không được làm hay nói những gì mà Đảng chưa cho phép, ngay cả muốn hát bài ca nào thì bài ca đó phải được Đảng cho phép mới được ca (Chuyện có một không hai trong xã hội loài người!)
Kết quả: VN ngày nay rất yên bình, nhờ loại “kỷ luật” đó.
1) Đoàn kết tốt, đây là những cái gương điển hình mà bác đã làm ngược lại lời khuyên của mình:
-Là bác Hồ đã lợi dụng tâm lý ganh tị̣ nhỏ nhen của con người, để khích động lòng hằn thù giai cấp trong Cải Cách Ruộng Đất nhằm gây CHIA RẼ, xúi giục người dân làm những cuộc đấu tố dã man nhất trong lịch sử nhân loại, giết chết hàng trăm ngàn người.
-Sau đó Bác Hồ đã thành lập tổ Tam Tam Chế trên khắp cả Miền Bắc, để buộc người dân rình rập, theo dõi lẫn nhau, sản sàng tố giác nhau. Tạo ra tình trạng nghi kỵ cả nước. Trong nhà muốn thịt một con gà, là phải lén lút, chôn dấu lông gà… Vì nếu hàng xóm biết được là bị tố giác…(Thực dân Pháp chia để trị -3 miền Nam. Trung, Bắc- còn bác Hồ thì tinh vi hơn, chia ra từng tổ 3 người để trị!).
Trong khi đó bọn cầm quyền thì đoàn kết với nhau để hưởng thụ, như ăn theo chế độ tiểu táo, con cái có trường học riêng, đi du học ở các nước Cộng sản để khỏi phải đi “Sinh Bắc Tử Nam”. Hậu quả là ngày nay các Đảng Viên đã rất đoàn kết : Có tội thì “Xử lý nội bộ” để bao che lẫn nhau… Đoàn kết để chia nhau tham nhũng, vơ vét, bòn rút của dân… Tạo nên một giai cấp thống trị đoàn kết nhất trí!
2) Kỷ luật tốt:
-Sau khi giết hết những người mà bác cần phải giết qua CCRĐ, nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu để nhận sai lầm, thì bác thi hành “kỷ-luật” những người đã làm sai bằng cách bằng cách giữ nguyên nhân sự và chỉ… thay đổi chức vụ mà thôi chứ chẳng có ai phải đền nợ máu cả.
-Trong suốt thời gian tự dành quyền cai trị Miền Bắc, bác Hồ đã dùng chính sách hộ khẩu tem phiếu để buộc người dân Miền Bắc phải có kỹ luật: Không được đòi hỏi những quyền tự do căn bản của con người… Phải đi “sinh Bắc tử Nam” (nếu không là đi Học Tập…)
-Ngày nay họ đã theo lời dạy của bác, bắt người dân phải có kỷ luật, "đi bên lề phải” … Không được làm hay nói những gì mà Đảng chưa cho phép, ngay cả muốn hát bài ca nào thì bài ca đó phải được Đảng cho phép mới được ca (Chuyện có một không hai trong xã hội loài người!)
Kết quả: VN ngày nay rất yên bình, nhờ loại “kỷ luật” đó.
hi Cách mạng Tháng Tám mới thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời, đất nước còn nghèo, vũ khí còn thô sơ mà đã phải đương đầu với thực dân Pháp đang mạnh lại được đế quốc Anh, Mĩ giúp đỡ. Làm sao kháng chiên thành công được? Một trong những chủ trương sáng suốt của Bác Hồ là đoàn kết. Người nói:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
Trong thực tế cuộc sống, đoàn kết là sự tập hợp nhau lại, cùng nhau chung sức người, sức của để cùng cố gắng vươn lên đạt được mục đích mà tất cả cùng mong đợi. Chung sức người nghĩa là chung về sức lực, ý chí, trí tuệ; còn chung sức của tức là chung về của cải vật chất. Có thể kể ra ví dụ về chung sức của sau: Trong kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã phát động phong trào quyên của nhiều người, thì sẽ có sự liên kết của nhiều sức lực và do đó giải quyết được việc lớn. Tương tự như vậy, khi có sự liên kết của nhiều người thì sẽ có sự liên kết nhiều của cải; từ đó giúp cho một tổ chức có điều kiện, của cải, sức lực nhiều thêm và lúc đó sẽ giải quyết được nhiều việc có kết quả. Ngược lại, khi không có sự đoàn kết của nhiều người mà là tách biệt được việc lớn và khó.
Mỗi con người, khi tách riêng thì không gì so với toàn xã hội to lớn. Một vì sao không thể chiếu sáng hết bầu trời. Một cây đại thụ vẫn không thể là một khu rừng rậm rạp… vì vậy tất cả mọi người, các tổ chức, các tập thể đều phải tập hợp lại, đoàn kết lại để tạo ra thành công, để làm được những công việc có ý nghĩa to lớn.
Đoàn kết dẫn đến thành công thì ắt rằng “Đại đoàn kết” sẽ dẫn đến “đại thành công”. “Đại” là nói đến sự tăng lên về số lượng và cũng là tăng lên về sức mạnh. Tức là không chỉ đoàn kết trong một nhóm người mà cả dân tộc, cả nhân loại trên thế giới. “Đại” còn có nghĩa là tăng về mặt chất lượng, về trí tuệ, về tinh thần. Điều này thể hiện ở chỗ khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết thế giới càng rộng lớn thì tinh thần quyết chiến, quyết thắng càng được nhân lên gấp bội.
Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh rõ điều đó.
Ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp, lời kêu gọi:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
của Hồ Chủ tịch đã có ý nghĩa lớn đối với nhân dân, được nhân dân ủng hộ. Sau lời kêu gọi đó là sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân về mọi mặt. Tùy khả năng của mình, mọi người già, trẻ, gái, trai ai, cũng tham gia cứu nước trong điều kiện của mình. Anh bộ đội, chị dân công, anh công nhân, bác nông dân, trẻ em, người già và những người có của ở cả trong nước và ngoài nước đã đóng góp sức người và sức của vào cuộc kháng chiến.
Cuộc kháng chiến thực dân Pháp của nhân dân ta thành công được là do khối đại đoàn kết toàn dân tộc và chúng ta còn tranh thủ cả sự đoàn kết các dân tộc tiến bộ và yêu hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân Pháp. Sự ủng hộ của thế giới có nhiều hình thức: thuốc men, lương thực, súng ống đạn dược. Và biểu hiện lớn nhất của tình đoàn kết của các nước khác với nước ta là các cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Việt Nam. Toàn nhân loại tiến bộ đều sục sôi xuống đường vì Việt Nam. Ở chính nước Pháp còn diễn ra các cuộc biểu tình chống chính phủ, đặc biệt là các cuộc phản chiến của các cựu binh sĩ…
… Câu nói của Bác Hồ trên đây, không chỉ đúng với sự nghiệp cách mạng nhân dân ta trước đây, mà trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay vẫn đúng; không chỉ đúng với sự nghiệp chung của toàn dân, mà trong sự nghiệp của mỗi người nếu biết đoàn kết, tranh thủ được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh cũng sẽ dẫn đến những thành công mĩ mãn.
Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay như Bác Hồ ta đã từng nói “đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, đây là phương pháp đánh giặc có hiệu quả của dân tộc ta.
Đoàn kết đó là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay góp sức để làm những việc lớn, chủ tịch hồ chí minh người đã trải nghiêm chiêm nghiệm nhiều điều từ cuộc sống, do người đã đi hầu hết tất cả các nước trên thế giới người hiểu được tại sao nhân dân ta cần đoàn kết để chống giặc ngoại xâm, Việt Nam là 1 nước có truyền thống đoàn kết từ lâu đời truyền thống đó đã ăn sâu vào dòng máu của con người Việt Nam, đoàn kết sẽ tạo cho con người những sức mạnh, nhưng động lực để con người vượt lên trên những khó khăn, những đe dọa để vươn lên trong cuộc sống, nhiều những hành động những tấm gương đã làm liều thuốc quý cho con người Việt Nam học tập và noi theo, truyền thống của dân tộc Việt Nam đó là đùm bọc tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, lá lành đùm lá rách, người giàu sẽ giúp người nghèo, một cây làm chẳng nên non, hai cây chụm lại nên hòn núi cao, truyền thống vẻ vang của dân tộc ta đó là đoàn kết từ đường làng ngõ xóm, đoàn kết trong cộng đồng xã hội, đến những khu vực to lớn hơn đó là đất nước. Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi sự đoàn kết trong nhân dân truyền thống đó đã có từ xưa nhưng sau khi Chủ Tịch Hồ chí Minh ra lời kêu gọi đó thì tinh thần đó lại vóng lên 1 hồi chuông cảnh tỉnh những người dân Việt Nam cần đoàn kết đấu tranh để tạo lên sức mạnh chiến đấu với kẻ thù. Một dân tộc to lớn là 1 dân tộc biết đoàn kết toàn dân, nhân dân đồng lòng, 1 lòng vì đất nước vì nhân dân.
Truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam đó là đã biết đoàn kết trong cộng đồng, dân ta tuy yếu về lực lượng nhưng có sự cấu kết chặt chẽ trong đoàn kết nội bộ, có sự đoàn kết đã làm tăng sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam lên đến hàng ngàn lần, truyền thống đó đi sâu vào từng gia đình, từng xã hội, từng cá nhân, người dân ý thức được sự quan trọng đó, từ đó đã tạo lên bao nhiêu những thành quả bởi những cuộc chiến công ác liệt của cả dân tộc. So sánh tương quan lực lượng dân tộc ta luôn yếu về lực lượng nhưng so sánh về chiến lược thì quân đội ta rất vững mạnh, Chủ Tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ sáng suốt của dân tộc Việt Nam, đã biết dựa vào dân để đấu tranh với kẻ thù xâm lược, một vị lãnh tụ giỏi là vị lãnh tụ biết dựa vào dân coi dân làm gốc, đoàn kết những cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể đã tạo lên một sức mạnh cực kì to lớn của cả dân tộc ta. Đi đâu chúng ta cũng đều bắt gặp những nghĩa cử cao đẹp của sự đoàn kết, của các cộng đồng dân tộc, dân tộc Việt Na, cả dân tộc là con của con rồng cháu tiên, có chung 1 dòng máu đào niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc đến nay đã mang trong mình những niềm tin, niềm tự hào và cả những cấu kết làng xóm để tạo lên sức mạnh nữa. Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết thành công thành công đại thành công đã là kim chỉ nan cho mọi người học tập và nói theo, 1 sức mạnh của cả dân tộc sẽ chiến thắng được những kẻ thù đầu xỏ.
Tự hào về dân tộc Việt Nam, chúng ta đã gặp rất nhiều những vị lãnh tụ thiên tài như bác Võ Nguyên Giáp hay chủ tịch Hồ Chí Minh những người đã biết dựa vào dân, những người đã nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc.
Lời dạy của Bác Hồ đúng ở mọi hoàn cảnh trong xã hội trong xã hội xưa và nay nó đều là những bài học xương máu những bài học đã thấm đẫm những chiêm nghiệm và những trải nghiệm thực tế qua đó đã tạo ra cho mọi người những niềm tin về một đảng lãnh đạo to lớn.
TK#
M.Gorki từng nói: “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến gần hơn với con người”. Điều kì diệu gì đã khiến cho những trang sách có một năng lực, sức mạnh kì diệu đến vậy. Phải chăng là bởi “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”?
Sách là một báu vật có từ ngàn đời trước, là nơi đúc kết những tinh hoa của người xưa để lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là những kinh nghiệm, những trí thức, là những sản phẩm thuộc về đời sống tinh thần của con người, giúp con người phát triển mà không quên đi nguồn cội của chính mình. Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt, luôn cháy sáng mạnh mẽ, tỏa ra một nguồn sức mạnh vĩ đại. Ví “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”, tác giả ngầm khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của sách, đặc biệt trong việc cung cấp tri thức cho con người.
Sách có từ lâu đời trước, xưa kia sách là những thẻ tre, những hang động mái đá hay lớp da dê mà người cổ đại khắc chữ lên đấy. Cứ như vậy cùng với sự phát triển văn minh của thời đại, con người đã phát minh ra các loại giấy viết đóng thành quyển trong đó chứa những nội dung giá trị mà như ngày nay ta gọi là sách. Tại sao lại nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Sách là nơi kết tinh tinh hoa của ngàn thế hệ lưu trữ lại, qua sách ta có thể trở về với quá khứ, có thể hiểu những gì ở hiện tại, ở những thế giới rộng lớn mênh mông hơn. Sách cung cấp cho ta một nguồn hiểu biết phong phú, rộng lớn trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, góp phần làm đầu óc ta giàu có, phong phú và khôn ngoan hơn. Những bài học trong sách là những giá trị tư tưởng đã được kết tinh gửi gắm, chứa đựng những giá trị nhân sinh nhờ vậy giúp ta sống người hơn.
Ta có thể ngồi xó nhà mà vẫn tìm hiểu được thế giới, có thể hiểu được văn hóa, xã hội lịch sử tinh hoa của loài người cũng là nhờ có sách mà ra. Con người có thể mất đi chứ không bao giờ tồn tại vĩnh hằng cả, nhưng sách được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên không bị mai một, bị thiêu hủy. Nhờ vậy qua càng nhiều thế hệ, những kho báu trong sách càng phong phú thêm, chứ không bị mai một đi. Ở mỗi độ tuổi, khi đã qua những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời ta lại có cách thưởng thức giá trị của sách khác nhau. Người xưa có câu: tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi tuổi đọc sách như ngắm trăng qua cửa sổ. Muốn đọc sách tốt, muốn hấp thu được những tinh hoa của sách để sách đích thực là ngọn đèn sáng bất diệt trong tâm hồn chúng ta thì chúng ta phải biết trau dồi, tìm hiểu nâng cao trình độ và vốn sống cho bản thân để cho mình một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức.
Có thể nói, sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới, nhưng điều quan trọng là ta cần biết chọn sách mà đọc, để tiếp thu được những tinh hoa quý giá từ người xưa mà biến ngọn đèn sáng bất diệt ấy hóa sáng soi đường cho tâm hồn mình. Khi đọc sách cần chọn được loại sách phù hợp với độ tuổi, tâm lý, và sở thích của mình. Đọc sách trước hết cần hiểu, sau đó vận dụng sáng tạo những điều đã học được vào cuộc sống. Đọc sách cần chăm chú, nghiêm túc chứ không phải là cưỡi ngựa xem hoa, chỉ lờ vờ ra vẻ mình là người biết đọc sách thích đọc sách.
Mỗi trang sách chứa đựng những giá trị, tinh hoa của nhân loại ngàn đời tích lũy. Nó chưng cất và lưu giữ không chỉ kiến thức mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của người xưa, để tạo nên một nhịp cầu giúp thế hệ nay giao thoa, tiếp nhận và hiểu được đời sống tinh thần thâm thúy của người xưa. Sách là cỗ xe kỳ diệu giúp ta vượt thời gian, không gian tìm đến những vùng đất mới, con người mới, văn hóa mới để thả hồn ta thêm giàu đẹp, hướng ta đến chân thiện mỹ. Đó chính là ánh sáng bất diệt nhất mà sách có khả năng tạo ra. Hãy trân trọng sách và coi nó như người bạn nhỏ thân thiết mà lớn lao của mình.
Em tham khảo nhé !
Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.
Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.
Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại.
Tại sao mọi người lại gọi “Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người”. Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. “Ngọn đèn’ vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cần cần thiết của từng người.
Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.
Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phuong pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.
Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.
Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn.
Đúng vậy “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.
Giải thích câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”
Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người.
Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội. Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao,…Do đó, “Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người” Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M Gooc- ki đã viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. “ Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”- La Roche fou.
Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách giở , có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.
Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt.
tham khảo:
Câu này có nghĩa là: Trong một tập thể, phải có sự đoàn kết, che chở lẫn nhau. Nhưng không vì sự đoàn kết đó mà bao che, che giấu khuyết điểm cho nhau. Dù có đoàn kết đến mấy nhưng trong đó phải có sự kỉ luật.
viếtbài văn dài ạ