Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề b : Giúp đỡ người tàn tật
Em kể về tình bạn giữa Thuận và Phương, hai bạn ấy học lớp 4B, cùng trường với em.
Bạn Thuận bị liệt hai chân từ nhỏ, phải đi lại bằng xe lăn và nạng gỗ, việc di chuyển hết sức khó khăn. Bạn Phương thấy vậy đã tận tình giúp đỡ bạn. Hằng ngày, khi cha mẹ Thuận đưa bạn ấy đến cổng trường là Phương đã đợi sẵn ở đấy, giúp bạn vào lớp. Không những vậy Phương còn là một người bạn cùng lởp học rất tốt của Thuận. Hai bạn chơi với nhau rất thân thiết, Phương như đôi chân của Thuận vậy.
Tên bài | Tác giả | Nội dung chính | Nhân vật |
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu | Tô Hoài | Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực. | - Dế Mèn - Nhà Trò - Bọn nhện |
Người ăn xin | Tuốc-ghê-nhép | M. Cuộc gặp gỡ cảm động giữa một cậu bé với ông lão ăn xin. | - Tôi (chú bé) - Ông lão ăn xin |
- Con gái : Ba à, thầy Ký giỏi quá phải không ba!
- Cha : Con gái có thấy khâm phục thầy Ký không?
- Con gái : Thưa ba, có chứ ạ! Con không tưởng tượng được rằng có người nhiều nghị lực đến thế. Với đôi bàn chân của mình mà thầy Ký có thể viết được chữ, lại học giỏi nữa thì thật đáng khâm phục ba ạ!
- Cha : Trong cuộc sống có rất nhiều người có nghị lực như thế đấy, con gái ạ! Thầy Ký là tấm gương sáng về vượt khó, rất đáng để con học tập đó.
- Con gái: Con thấy mình ngưỡng mộ thầy Ký quá. Từ nay trở đi. Con cũng sẽ kiên trì, và chăm chỉ hơn nữa !
- Cha : Như vậy thì tốt lắm! Ba mẹ luôn mong con học hành thật tôt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Đó chính là con đường mở ra cánh cửa tương lai của con đó!
- Con gái : Thưa ba, vâng. À mà ba ơi, con sẽ đem chuyện này kể cho các bạn con nghe, chắc các bạn cũng sẽ khâm phục lắm
- Cha: Ừ! con đem kể lại cho các bạn nghe đi
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký, bị hệt hai tay từ nhỏ nhưng nhờ ham học, lại có lòng kiên nhẫn, bền bỉ, quyết tâm vượt qua khó khăn, Thầy Ký đả dùng đôi bàn chân của mình viết được chữ. Không những vậy, chữ thầy Ký còn rất đẹp. Hiện thầy Nguyễn Ngọc Ký đang dạy môn Ngữ văn tại một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã được Nhà nước phong là Nhà giáo Ưu tú.
em tham khảo
Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kỹ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.
Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện giữa tôi và Hoàng. Hoàng là một cậu bé tật nguyền ở cạnh nhà tôi. Nhà Hoàng nghèo lắm. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây cậy đã chín tuổi bị liệt hai chân sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu rất đáng thương. Hồi cậu mới năm tuổi tôi thường hay sang nhà cậu chơi. Hoàng mến tôi lắm. Tôi nói với Hoàng sang năm đi học với tớ. Nghe tôi nói vậy Hoàng cúi xuống nhìn đôi chân mình rồi ngước lên nhìn tôi nói: Nam đi học về, sang đây dạy mình với nhé" Nói xong nước mắt Hoàng chảy ra. Thấy Hoàng buồn tôi thương lắm. Tối đó, bố tôi từ cơ quan về, tôi nói với bố: "Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng rất muốn đi học nhưng không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng không bố?" Bố tôi bảo: Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học. Con việc đi lại bố sẽ tính sau. Sáng hôm sau tôi vội chạy sang báo tin cho Hoàng. Cậu phấn khởi lắm, ôm chầm lấy tôi. Một tháng sau bố tôi mua về một chiếc xe lăn mới tinh. Chiếc xe do hội từ thiện của tỉnh tặng cho Hoàng. Thế là Hoàng có được phương tiện đi lại. Ngày nào tôi cũng phụ giúp Hoàng đến trường. Giờ đây tôi với Hoàng đã lên lớp bốn. Chúng tôi đều là học sinh giỏi cả. Mẹ Hoàng rất quý tôi, có gì ngon cô thường đem qua cho tôi ăn. Tôi kể chuyện này cho các bạn nghe không phải là kể ơn với Hoàng mà là muốn nói đến sự cảm thông chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của hai chúng tôi. Chỉ có tình bạn chân chính mới hiểu nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
ruyện cổ tích đem lại cho em bao màu sắc huyền thoại, được trở về xứ sở mà chim thú đều biết nói tiếng người. Trong truyện, những người nghèo khó, hiền lành đều được giúp đỡ, đền bù; những người tham lam như người anh trong câu chuyện “Cây khế ”dưới đây sẽ bị trừng phạt.
Ngày xưa, nhà nọ có hai anh em cha mẹ mất sớm để lại cho ruộng đất, nhà cửa tiền của. Khi chia gia tài, người anh chiếm giữ tất cả của cải chỉ để cho em trai túp lều có trồng cây khế.
Người em nhận phần gia tài được chia, hằng ngày ra công chăm sóc cây khế. Cây khế từ khi được người em chăm sóc,đơm hoa kết trái trĩu trịt khắp cành. Lòng mừng khấp khởi, người em chờ ngày khế chín để bán. Khế chưa được hái, một ngày nọ, có con chim lạ to lớn đuôi dài, lông sặc sỡ, mắt xếch, bay đến ăn hết khế chín. Người em than thở:
- Ta chỉ có cây khế làm kế sinh nhai, sao chim nỡ lòng ăn của ta vậy?
Lạ thay, chim cất giọng nói:
- Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Nói rồi chim bay đi. Người em băn khoăn chẳng biết thế nào nhưng vốn tính thật thà nên y lời, may một cái túi ba gang, chờ đợi. Hôm sau,chim bay đến sà cánh cúi rạp cổ cho người em ngồi trên lưng rồi mang người em qua đồng ruộng, rừng thảm, sông dài đến đại dương mênh mông. Cuối cùng, chim đáp cánh xuống một hòn đảo đầy vàng và châu báu. Người em lấy vàng đầy túi ba gang rồi theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.
Người anh hay tin gặng hỏi, người em thật thà kể rõ tất cả. Người anh đổi tấtcả ruộng vườn, nhà cửa của mình để lấy cây khế của người em. Người em bằng lòng.
Năm sau, đến mùa khế chín, con chim đẹp ấy lại đến ăn khế. Người anh than khóc. Chim cũng hẹn ăn khế trả vàng như đã hẹn với người em lúc trước. Người anh rắp tâm may sẵn một cái túi chín gang để lấy được nhiều vàng. Đúng hẹn chim chở người anh đến đảo vàng. Người anh ra sức nhét vàng đầy túi chín gang, còn lén chặt vàng vào quần áo trên người nữa rồi nặng nề leo lên lưng chim trở về. Chim bay qua đại dương mênh mông, đuối sức vì vàng người anh mang nhiều, nặng quá. Chim mấy lần chao cánh không giữ được thăng bằng. Mồi lúc, mỗi lúc cánh chim mỏi quá sà thấp xuống. Thế là người anh rơi tòm xuống biển sâu. Thật đáng đời kẻ tham lam.
Lòng tham không bao giờ đem đến cho con người hạnh phúc. Người anh đã thiệt mạng, hơn nữa còn bị chê cười. Loài chim đẹp ấy về sau được người đời gọi là chim Phượng Hoàng. Đó là con chim tiên đã cứu giúp người em nghèo khổ nhưng dễ thương thật thà, chịu thương, chịu khó.
-Trong công xưởng xanh:
Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn hỏi một em bé đang làm gì. Em bé trả lời rằng mình đang chế một cỗ máy mà khi ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Min-tin tò mò hỏi xem vật ấy có ngon không và nó có ồn ào không. Em bé nói cỗ máy không ồn ào, và sắp chế xong rồi, Tin-tin có muốn xem không ? Tin-tin háo hức trả lời rằng :
- Có chứ ! Nó đâu ?
Vừa lúc đó, em bé thứ hai tới khoe vật mình sáng chế là ba mươi lọ thuốc trường sinh đang nằm trong những chiếc lọ xanh. Cũng chính lúc ấy, em bé thứ ba từ trong đám đông bước ra và nói mình mang đến một thứ ánh sáng lạ thường mà xưa nay chưa có ai biết đến. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin, rủ cậu lại xem cái máy biết bay trên không như một con chim của mình. Còn em bé thứ năm thì khoe chiếc máy biết dò tìm những kho báu trên mặt trăng.
-Trong khu vườn kỳ diệu:
Rời khỏi công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu. Một em bé mang một chùm quả trên đầu gậy đi tới, không ngăn được sự ngưỡng mộ, Tin-tin trầm trồ: ‘‘Chùm lê đẹp quá". Em bé mỉm cười nhìn Tin-tin và nói đó không phải là lê mà là nho, chính em đã tìm ra cách trồng và chăm bón chúng. Em bé thứ hai tiến tới. Tay bê một sọt quả to như quả dưa. Mi-tin tưởng đó là dưa và hỏi "Dưa đỏ, phải không cậu ?”. Em bé nói không phải là dưa đỏ mà là táo, và thậm chí những trái đó cũng không phải là những trái to nhất nữa. Tin-tin chưa hết ngạc nhiên, thì lúc đó một em bé đẩy một xe đầy những quả đi tới và khoe sản phẩm của mình. Tin-tin nói rằng mình chưa bao giờ thấy những quả dưa to như thế. Em bé nói "Khi ra đời, mình sẽ trồng những quả dưa to như thế !"
Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện giữa tôi và Hoàng. Hoàng là một cậu bé tật nguyền ở cạnh nhà tôi. Nhà Hoàng nghèo lắm. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây cậy đã chín tuổi bị liệt hai chân sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu rất đáng thương. Hồi cậu mới năm tuổi tôi thường hay sang nhà cậu chơi. Hoàng mến tôi lắm. Tôi nói với Hoàng sang năm đi học với tớ. Nghe tôi nói vậy Hoàng cúi xuống nhìn đôi chân mình rồi ngước lên nhìn tôi nói: Nam đi học về, sang đây dạy mình với nhé" Nói xong nước mắt Hoàng chảy ra . Thấy Hoàng buồn tôi thương lắm. Tối đó, bố tôi từ cơ quan về, tôi nói với bố: "Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng rất muốn đi học nhưng không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng không bố?" Bố tôi bảo: Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học. Con việc đi lại bố sẽ tính sau. Sáng hôm sau tôi vội chạy sang báo tin cho Hoàng. Cậu phấn khởi lắm, ôm chầm lấy tôi. Một tháng sau bố tôi mua về một chiếc xe lăn mới tinh. Chiếc xe do hội từ thiện của tỉnh tặng cho Hoàng. Thế là Hoàng có được phương tiện đi lại. Ngày nào tôi cũng phụ giúp Hoàng đến trường. Giờ đây tôi với Hoàng đã lên lớp bốn. Chúng tôi đều là học sinh giỏi cả. Mẹ Hoàng rất quý tôi, có gì ngon cô thường đem qua cho tôi ăn. Tôi kể chuyện này cho các bạn nghe không phải là kể ơn với Hoàng mà là muốn nói đến sự cảm thông chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của hai chúng tôi. Chỉ có tình bạn chân chính mới hiểu nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Học đại học mà ra đề này à bạn
Đoàn kết, yêu thương nhau là một đức tính tốt của mỗi người chúng ta. Với những người học sinh chúng em, tính bạn của chúng em cũng thể hiện bằng sự đoàn kết và yêu thương đó. Nhớ lại một lần, trong lớp có bạn Hùng bị ngã xe. Chân bạn bị gãy, rất đau đớn. Cả lớp đều rất buồn bã. Mọi người thường thay nhau đến đông viên Hùng, nói chuyện với Hùng để Hùng vui. Do bố mẹ Hùng rất bận nên em, Quý và Nam thì còn thay phiên nhau đến đèo Hùng đi học nữa. Nhờ thế, Hùng đã không bị hổng kiến thức trong quãng thời gian bị đau chân. Việc làm đó của chúng em đã được nhà trường tuyên dương, trao thưởng. Sau việc đó, lớp chúng em càng ngày càng đoàn kết hơn, yêu thương nhau hơn. Chúng em hứa cùng giúp đỡ nhau học tập tốt để bố mẹ, thầy cô có thể vui lòng
tk nha