Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hướng dẫn chấm:
Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu nhận định về tục ngữ. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được ý kiến cá nhân. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu chung về tục ngữ Việt Nam.
- Giới thiệu vấn đề của bài: Tục ngữ là kho tàng kinh nghiêm quý báu của nhân dân ở nhiều lĩnh vực của đời sống.
b. Thân bài (9đ)
HS viết được bài văn chứng minh 2 nội dung sau:
- Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất: (0.5đ)
+ Tục ngữ là kho kinh nghiệm quý báu của nhân dân về các hiện tượng tư nhiên: nắng, mưa, bão… được đúc rút qua việc quan sát các hiện tượng tự nhiên ổn đinh, kéo dài. (2đ)
+ Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của nhân dân trong lao động sản xuất: từ việc chọn giống, vai trò của các yếu tố thiết yếu trong sản xuất đến việc canh tác,trồng trọt…
Mỗi câu tục ngữ đều chứa kinh nghiệm và tình yêu lao động của con người. …(2đ)
- Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nhân dân về con người và xã hội: (0.5đ)
+ Tục ngữ thể hiện truyền thống, tôn vinh giá trị con người: truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái...(2đ)
+ Tục ngữ là bài học, lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực: phản ánh cái nhìn của nhân dân trong cách đánh giá con người...(2đ)
c. Kết bài (0.5đ)
Khái quát ý nghĩa chung của những câu tục ngữ đã học và khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định trong đề bài.
Ngày chủ nhật vừa rồi đối với tôi không như bao ngày khác mà là một ngày cực kì có ý nghĩa – ngày trường tôi tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa tiếng anh. Chúng tôi đã được giao lưu, học hỏi và tham gia nhiều hoạt động khác trong buổi ngoại khóa tiếng anh lần này. Đó quả một buổi ngoại khóa thú vị!
Sáng sớm hôm ấy, khi thành phố vẫn còn bao phủ bởi màn sương mỏng, khi mọi người vẫn còn say trong giấc ngủ sáng chủ nhật mùa đông thì chúng tôi đã có mặt rất đông đủ ở cổng trường. Ai trong chúng tôi cũng háo hức và có xen lẫn một chút hồi hộp vì đây là lần đầu tiên lớp tôi được đi giao lưu với các bạn ở trường khác.
Ở buổi ngoại khóa có rất đông các anh chị và bạn bè của trường khác đến tham gia đầy đủ. Mở đầu buổi ngoại khóa là các tiết mục văn nghệ đặc sắc được thể hiện bằng tiếng anh do những giọng ca vàng của các trường khác. Ai nấy đều vui vẻ và hòa hứng khi xem các tài tử âm nhạc biểu diễn, tiếng hát càng cao và trong trẻo độ hưng phấn và cuồng nhiệt của các bạn càng lên cao. Và tôi cũng vậy, vừa được thưởng thức âm nhạc vừa được giao lưu tiếng anh đây quả là một dịp đáng mứng để thể hiện tài năng của mình. Đến phần hồi hộp nhất đó chính là phần thi đấu tiếng anh dành cho học sinh các trường. Đây cũng chính là phần mà tôi và bao nhiêu người khác cực kì mong đợi trong buổi ngày hôm nay. Phần thi gồm ba đội chơi thi đấu với nhau, mỗi đội chơi đều có 10 thành viên,các thành viên trong mỗi đội đều là những học sinh ưu tú và giỏi tiếng anh của các trường. Hôm nay là một ngày cực kì trọng đại với tôi nên tôi sẽ cố gắng thi đấu hết sức mình, đến giờ thi đấu tim tôi đập mạnh liên hồi, mặt tôi bỗng đỏ ửng lên vì ngại nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để ko làm mất danh dự của trường cũng như của lớp tôi và cả tôi nữa. Mới bắt đầu được một lúc mà ai nấy trong hội trường đều cảm thấy áp lực nhưng áp lực trên hết có lẽ là những thí sinh đang ngồi thi đấu như chúng tôi. Áp lực cũng là điều hiển nhiên thôi vì đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia một buổi ngoại khóa tiếng anh mà nhưng còn một lí do nữa đó chính là Phong một thiên tài tiếng anh cũng tham gia cuộc thi này nên áp lực lớn hơn rất nhiều. Bắt đầu cuộc thi với một câu hỏi khá đơn giản mà ai cũng có thể trả lời được đó là: " Where are you from". Tôi đã cố gắng hết sức nên đang tạm ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng hiện giờ. Càng về gần tới đích các câu hỏi càng ngày càng khó hơn và ở câu cuối cùng tôi đã ko may mắn và Phong đã giành chiến thắng còn tôi thì trở thành kẻ thua cuộc. Tôi đã khóc và buồn rầu ra về, nhưng thầy tôi chỉ an ủi nói rằng: " Hôm nay,em đã làm rất tốt, ko cần phải khóc". Tôi thấy khá hơn vì được thầy an ủi, cuối buổi Phong tiến tới gần tôi, tôi tưởng rằng anh ấy sẽ xỉ nhục và mắng mỏ tôi chứ nhưng không anh cũng nói như những gì thầy vừa nói với tôi. Tôi chả nói gì hơn và tự hứa với bản thân là năm sau nhất định phải giành chiến thắng.
Và chúng tôi lên đường trở về trường, suốt dọc đường tôi ko thể nào quên được những gì đã diễn ra trong hôm đó. Và càng cố gắng hơn nữa.
( Vậy có được ko)
*khổ đầu:
tác giả đã sử dụng điệp từ "nghe".Có tác dụng:để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
*khổ cuối:
Tác giả đã sử dụng điệp từ "vì". Có tác dụng:để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tư ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa
bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.