Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tấm lòng yêu thương là một truyền thống quý báu của dân toocjj ta từ xưa đến nay, truyền thống ấy đã đc ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ thg ng như thể thg thân."Thương người như thể thương thân" nhắc nhở chúng ta phải bt yêu thg mọi ng như thg chính bản thân mk. Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương bản thân mình, và khi nêu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thường yêu chính bản thân mình.Ta cũng nên hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bán thân mình là một việc làm tốt đáng đê cho mọi người thực hiện noi theo. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là một bài học sâu sắc vé đạo lý làm người. Yêu thương người khác như yêu thuơng chính bản thân mình mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà mỗi người chúng ta cần phái thực hiện tốt.
a) Em hiểu câu tục ngữ nhắn nhủ chúng ta :phải yêu thương trân trọng người khác như yêu thương chính bản thân mk.Cũng như vậy ,không ai có thể sống lẻ loi ,đơn độc 1 mk
b)Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”
Yêu thương con người là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp truyền thống này qua câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân". Động từ "thương" đã nói lên tình cảm của con người đối với con người. Qua đó cũng nói lên tình cảm yêu thương lẫn nhau. Thực tế trong cuộc sống đã cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Mới ngày hôm qua, bản tin thời sự đã đưa tin về tấm gương của anh Nguyễn Văn Quyết, anh đã quyên góp những trang thiết bị y tế giúp mọi người ngăn ngừa dịch bệnh. Thương người cũng như thương chính bản thân chúng ta vậy. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được tình thương của người nếu chúng ta không biết yêu thương họ. Thật vậy đấy! Bên cạnh đó, tình yêu giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho tâm hồn bạn trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy biết thương yêu nhau, yêu quý nhau bởi sẽ chẳng có gì đáng giá hơn, trân trọng hơn tình yêu thương của con người đối với con người.
=> Trạng ngữ: mới ngày hôm qua
=> Câu đặc biệt: Thật vậy đấy!
REFER
Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta từng trải qua đau đớn, bệnh hoạn, ngặt nghèo thí khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.
tham khảo
Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta từng trải qua đau đớn, bệnh hoạn, ngặt nghèo thí khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.
Tham khảo nha em:
Từ lâu, ca dao, tục ngữ là kho tàng lưu giữ biết bao kinh nghiệm bổ ích của con người. Trong cuộc sống, câu tục ngữ " Đói cho sạch,rách cho thơm " chính là một trong những câu tục ngữ hay mang đến cho chúng ta bài học bổ ích về việc phải giữ lấy nhân cách của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn chỉ dù đói cũng phải sạch sẽ, dù rách vẫn phải thơm tho. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người phải giữ lấy nhân cách cao đẹp của mình trong bất cứ hoàn cannhr khốn khó nào. Không thể phủ nhận một điều rằng con người chúng ta sẽ có những lúc này, lúc kia chứ không phải lúc nào cũng bình an được .Rồi sẽ có những lúc chúng ta trở nên nghèo khổ, ốm đau, bệnh tật hay túng thiếu . Trong những hoàn cảnh ấy, con người rất dễ làm liều. Nhưng quả của việc làm liều là ta hoặc gây đau khổ cho người khác để giành lấy lợi lộc cho bản thân , hoặc ta có thể vì lợi ích của bản thân mà bán rẻ đạo đức, làm những việc xấu xa mà xã hội không thể chấp nhận được. Những việc làm đó quả thật không nên chút nào. Nó sẽ biến ta thành những kẻ xấu xa, tàn ác, đáng khinh bỉ trong mắt mọi người. Chính vì thế, điều quan trọng mà ta luôn phải nhớ cho dù sao đi nữa cũng phải giữ lấy nhân cách trong sạch của mình. Đó chính là cách ta giữ cho mình một cái tâm thanh cao giữa dòng đời biến động.
- Các câu in đậm đều là câu rút gọn nhé!
Trạng ngữ: Trong cuộc sống,
Yêu thương con người là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp truyền thống này qua câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân". Động từ "thương" đã nói lên tình cảm của con người đối với con người. Qua đó cũng nói lên tình cảm yêu thương lẫn nhau. Thực tế trong cuộc sống đã cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Mới ngày hôm qua, bản tin thời sự đã đưa tin về tấm gương của anh Nguyễn Văn Quyết, anh đã quyên góp những trang thiết bị y tế giúp mọi người ngăn ngừa dịch bệnh. Thương người cũng như thương chính bản thân chúng ta vậy. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được tình thương của người nếu chúng ta không biết yêu thương họ. Thật vậy đấy! Bên cạnh đó, tình yêu giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho tâm hồn bạn trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy biết thương yêu nhau, yêu quý nhau bởi sẽ chẳng có gì đáng giá hơn, trân trọng hơn tình yêu thương của con người đối với con người.
học tốt
Từ bao đời nay, truyền thống Thương người như thể thương thân chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Chao ôi! Tư tưởng ấy được thấm nhuần trong tư tưởng lối sống, được ông cha ta truyền dạy từ đời này sang đời khác. Rồi cả thế hệ con cháu sau này. Nội dung câu tục ngữ là hãy thương yêu người khác như yêu chính bản thân mình. Lòng yêu thương con người không chỉ được biểu hiện bằng việc giúp đỡ những người khác có hoàn cảnh khó khăn và yếu thế hơn mình mà còn được thể hiện bằng những hành động chan chứa yêu thương và lòng tử tế mà chúng ta làm cho những người xung quanh mình. Chỉ một việc làm nhỏ nhưng cũng sẽ lan tỏa được lòng tốt và hạnh phúc ra cộng đồng. Lòng yêu thương con người thường xuất phát từ tinh thần tự nguyện, lòng bao dung vị tha mà mỗi người có. Con người biết yêu thương, biết đùm bọc và sẻ chia với những nỗi khổ của người khác sẽ tự động biết chia sẻ lòng yêu thương. Trên thực tế, lòng yêu thương chính là gốc rễ, nền tảng của cuộc sống hạnh phúc. Khi con người cho đi yêu thương, cuộc sống của những người khác sẽ ấm áp và hạnh phúc hơn rất nhiều. Dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng ý nghĩa của tấm lòng yêu thương trong đó là rất nhiều. Tóm lại, lòng yêu thương con người là nền tảng của cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng, no ấm là thông điệp mà câu tục ngữ muốn truyền đạt.
1. - Chết trong còn hơn sống đục => BPTT so sánh
- Đói cho sạch, rách cho thơm => BPTT điệp ngữ
- Thương người như thể thương thân => BPTT so sánh
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây => BPTT ẩn dụ
2. Ý nghĩa: dù có nghèo khó cũng cần giữ gìn nhân cách, phẩm chất đạo đức, những giá trị tốt đẹp của con người.
3. Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự: giấy rách phải giữ lấy lề
tham khảo nha
Lòng nhân ái là một điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Chính bởi vậy mà ông cha ta đã có câu “Thương người như thể thương thân”.
Mượn cách nói so sánh “thương người” cũng giống như “thương thân” ý nói rằng chúng ta hãy biết yêu thương những người xung quanh giống như yêu thương chính bản thân mình. Mỗi người hãy biết đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh.
Đây là một lời khuyên đúng đắn đối với mỗi cá nhân. Cuộc sống của chúng ta luôn phải đối mặt với rất nhiều những biến cố. Không phải ai sinh ra cũng đều được sống một cuộc đời ấm no hạnh phúc Rất nhiều những mảnh đời bất hạnh không có được đầy đủ mà phải vất vả kiếm sống. Hơn nữa, thế giới cũng luôn tồn tại những nguy cơ, hiểm họa đe dọa như thiên tai, dịch bệnh… có thể cướp đi của cải thậm chí là mạng sống của con người. Bởi vậy, nếu mỗi người biết cách sẻ chia, đồng cảm thì sẽ khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Truyền thống tương thân tương ái chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam ta. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam.
Cho đến ngày hôm nay, khi xã hội ngày càng phát triển hơn, cuộc sống của người dân cũng trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng tinh thần đó vẫn luôn được phát huy trong mọi hoàn cảnh. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”... của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội… Ngay trong những ngày đầy sóng gió của năm 2020 vừa qua, khi đất nước phải đối mặt với đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Đó là những điểm phát lương thực thực phẩm miễn phí cho những người khó khăn. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Hình ảnh bác sĩ với những vết hằn đỏ trên mặt vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến chúng ta cảm thấy xúc động...
Như vậy, “Thương người như thể thương thân” là một câu tục ngữ đúng đắn. Mỗi người cần lan tỏa một trái tim yêu thương để thế giới ngày càng trở nên văn minh hơn.
tôi chép mạng nhưng cho bạn Đăng Khoa Đinh tham khảo lấy ý để làm bài.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.
Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.
Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”
Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đốn với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nan nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ây đã thể hiện rất rõ tấm lòng" người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.
Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.
vận dụng cơ mà đây là bày tỏ suy nghĩ r