K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2021

      Tấm lòng yêu thương là một truyền thống quý báu của dân toocjj ta từ xưa đến nay, truyền thống ấy đã đc ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ thg ng như thể thg thân."Thương người như thể thương thân" nhắc nhở chúng ta phải bt yêu thg mọi ng như thg chính bản thân mk. Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương bản thân mình, và khi nêu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thường yêu chính bản thân mình.Ta cũng nên hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bán thân mình là một việc làm tốt đáng đê cho mọi người thực hiện noi theo. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là một bài học sâu sắc vé đạo lý làm người. Yêu thương người khác như yêu thuơng chính bản thân mình mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà mỗi người chúng ta cần phái thực hiện tốt.

23 tháng 5 2021

a) Em hiểu câu tục ngữ nhắn nhủ chúng ta :phải yêu thương trân trọng người khác như yêu thương chính bản thân mk.Cũng như vậy ,không ai có thể sống lẻ loi ,đơn độc 1 mk

b)Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

TL
20 tháng 3 2021

Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.

Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?

- ( Bóng ) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.

Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.

20 tháng 3 2021

Tham khảo:

Mở bài :- Giới thiệu và nêu khái quát nội dung câu ca dao : Tình yêu thương con người.
- Trích dẫn câu ca dao.

Thân bài : 1. Giải thích ý nghĩa câu nói:

- Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống, cùng chung một số phận ( cùng trên một dàn).

- Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau.

2. Nêu nguyên nhân của lời khuyên.

- Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:

+ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng."

+ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"

+ "Lá lành đùm lá rách"
- Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.

+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.

3. Cách thức để thực hiện lời khuyên đó.

- Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.

- Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.

4. Chứng minh tính chất đúng đắn của lời khuyên đó.

- Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...)

- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.

 Kết bài:

- Khẳng định giá trị câu ca dao

- Khuyên mọi người sống phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau

 

Bài 1 : 

                        Cá không ăn muối cá ươn,

               Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

 Câu tục ngữ trên cho em thấy bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức giản đơn. Thường thường, mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, người ta mổ sạch sẽ rồi đem ướp muối. Cá thấm muối, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon. Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muối, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được . Vì vậy , câu tục ngữ trên muốn nhắc nhở mọi người phải giữ đạo làm con. Nó có liên quan đến chữ hiếu và chữ hiếu ngày nay dù có mang nét mới của thời đại nhưng vẫn là đức lớn trong đạo làm người của dân tộc ta.

29 tháng 3 2020

Bài 2: Sống có trách nhiệm là như thế nào? Có rất nhiều ý kiến cho vấn đề này, nhưng nhìn chung, sống có trách nhiệm là sống đẹp, sống có ích cho đời, sống độc lập và sống theo cách biết làm chủ bản thân. Chính mỗi con người hẫy luôn sẵn sàng đón lấy và chấp nhận những lựa chọn của mình. Và hơn hết, là một học sinh, mỗi chúng ta cần học cách sống có trách nhiệm. Ví như thầy cô giao cho bạn một bài tập khó, bạn phải cố gắng hết sức để làm nó bằng cả công sức của mình. Chứ không phải lên mạng rồi nhờ người khác làm giúp và chép vào. Ôi! Lại có những bạn học trò ngụy biện rằng mình chỉ tham khảo bài văn của người khác để biết thêm thông tin. Thật buồn cười! Trách nhiệm? Bạn đã có hay chưa? Vì thế, mỗi chúng ta hãy làm bằng cả tâm huyết, công lao của mình chứ đừng quá nhờ vả người khác. Nếu thế bạn cũng chỉ là cái bóng bị người khác giẫm dưới chân mà thôi!! Trách nhiệm đối với tôi là thế, còn bạn thì sao?

8 tháng 2 2020

trl:

https://loigiaihay.com/trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-cau-tuc-ngu-thuong-nguoi-nhu-the-thuong-than-c35a21568.html

bạn vào link và tham khảo

học tốt

8 tháng 2 2020

Tình cảm ấy được vun đắp và phát triển qua từ ngàn đời nay mà chủ yếu là mối quan hệ tình cảm giữa gia đình, thầy cô, bè bạn, người thân, …Khi tiếp xúc với nhau, con người đều có những thể hiện những tình cảm sắc thái riêng biệt như tình cảm yêu thương giữa cha mẹ dành cho con cái và ngược lại, sự đùm bọc yêu thương của anh em, sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô, sự gắn bó yêu thương quý mến của bạn bè, sự giúp đỡ của con người với con người, sự yêu thương hoà hợp giữa vợ chồng…Mỗi tình cảm đều có sự thể hiện riêng nhưng bản chất của nó vẫn là lòng yêu thương con người với con người, đó là thứ tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Không những thế, tình cảm đó còn thể hiện theo nghĩa rộng hơn nữa ở tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước. Thật vậy, tình cảm yêu thương không chỉ gói gọn giữa con người với con người mà còn từ con tim của họ đến với đất tổ quê hương. Đã có biết bao người với lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ra đi theo tiếng gọi của quê hương. Tiếng gọi yêu thương ấy thật mạnh mẽ, hùng hồn tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng quân thù. Đó là tình cảm thiêng liêng sáng ngời của người con ĐNMỗi ai cũng phải có tình thương, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương. Nó đánh giá bản chất, đạo đức mỗi con người. Nó giúp nâng cao giá trị của con người và làm cho con người ngày càng hoàn thiện.

Trong dân gian có câu “1 con ngựa đau…..” hay “lá lành đùm lá rách” chính ông cha ta đã từ lâu dạy ta phải biết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, con người không thể sống mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên sự thân ái, đoàn kết cộng đồng. Đã từ lâu nhân dân ta biết yêu thương hỗ trợ nhau, đoàn kết thành 1 khối thống nhất trong lao động và cùng chống lại thiên tai bão lũ . Tình yêu thương đồng thời là cội nguồn của sự đoàn kết. Chính tình yêu thương đã tạo ra sự quan tâm gắn bó cùng nhau thực hiện mục đích phục vụ lợi ích cho XH ”1 cây là chẳng nên…….”Tình thương bao la còn được Bác Hồ nhắc đến qua việc giúp đỡ đồng bào sau CMT8 “…Mọi người ai cũng phải có cơm ăn, áo mặc, ai cũng phải được học hành”, việc thực hiện “hũ gạo cứu đói” , “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” đã đạt kết quả tốt điều đó chứng tỏ dân ta có tình đoàn kết yêu thương gắn bó chia sẻ lẫn nhau

“Thương người như thể thương thân” – Chúng ta hiểu tình thương là thái độ nhạy cảm và đồng cảm giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì con người tiếp cận. Tình thương là thái độ gần gũi, dịu dàng, không hại lẫn nhau mà làm tốt cho nhau trong phạm vi khả năng của mỗi bên. Biết sống với tình thương đó là biết sống hạnh phúc, biết sống có ý nghĩa. Còn nếu không có tình thương đó, hay đúng hơn, tuy vốn có tình thương đó nhưng lại để cho nó mai một, héo tàn, thì cho dù có sống cũng như chết rồi!
Trong cuộc sống ngày nay, tình yêu thương ngày càng phát triển hay mai một đều do ý thức của con người . Vì thế để có 1 XH tốt đẹp đầy lòng nhân ái ta phải quan tâm, san sẻ giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân ,tuyên truyền vận động toàn dân giúp đỡ nhau cùng đi lên, gom góp chút tiền giúp đỡ những người còn khó khăn , tránh vì lợi ích của mình mà gây hại cho mọi người cho ĐN.Là người VN , với truyền thống nhân đạo sâu sắc, em tự cảm thấy bản thân phải có trách nhiệm với mọi người và quê hương, em sẽ cố gắng học thật tốt, phấn đấu trở thành công dân tốt có ích cho XH, xây dựng ĐN ngày càng giàu mạnh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc

Sức mạnh của lòng thương, một sức mạnh tỏa sáng một cách tự nhiên từ tấm lòng của mọi người Việt Nam trải qua nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng suối nguồn tình thương đó không bao giờ cạn, vẫn dồi dào thêm, sẽ làm dập tắt mọi khó khăn và bất hạnh.“Cuộc sống không phải là tất cả , còn cần biết sống 1 cuộc đời vì mọi người, vì Tổ Quốc” Câu danh ngôn của nhà văn Nga A.Bô-gô-mô-lét đã chứng tỏ tình yêu thương là thứ quý báu nhất, nó vô giá, được con người tạo ra và con người phải quý trọng nó. Tình thương đó vốn có sẵn trong chúng ta, nó càng rộng rãi bao nhiêu thì tính vị kỉ sẽ giảm bớt tương đương bấy nhiêu. Mà tính vị kỉ thói hư tật xấu làm gì, nói gì, nghĩ gì cũng vì cái ta, chính đó thực sự là cội nguồn của mọi bất hạnh và đau khổ, mọi xung đột và chiến tranh, mâu thuẫn gây ra tang tóc đổ nát. “Khi tình thương ra đi thì trái đất trở thành hầm mộ”Quả vậy 
 

6 tháng 4 2020

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.Thật vậy! Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm

Tham khảo nha

Học tốt

# mui #

6 tháng 4 2020

Yêu thương con người là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp truyền thống này qua câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân". Động từ "thương" đã nói lên tình cảm của con người đối với con người. Qua đó cũng nói lên tình cảm yêu thương lẫn nhau. Thực tế trong cuộc sống đã cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Mới ngày hôm qua, bản tin thời sự đã đưa tin về tấm gương của anh Nguyễn Văn Quyết, anh đã quyên góp những trang thiết bị y tế giúp mọi người ngăn ngừa dịch bệnh. Thương người cũng như thương chính bản thân chúng ta vậy. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được tình thương của người nếu chúng ta không biết yêu thương họ. Thật vậy đấy! Bên cạnh đó, tình yêu giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho tâm hồn bạn trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy biết thương yêu nhau, yêu quý nhau bởi sẽ chẳng có gì đáng giá hơn, trân trọng hơn tình yêu thương của con người đối với con người.

tham khao ạ 

 học tốt

3 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Từ lâu, ca dao, tục ngữ là kho tàng lưu giữ biết bao kinh nghiệm bổ ích của con người. Trong cuộc sống, câu tục ngữ " Đói cho sạch,rách cho thơm " chính là một trong những câu tục ngữ hay mang đến cho chúng ta bài học bổ ích về việc phải giữ lấy nhân cách của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.  Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn chỉ dù đói cũng phải sạch sẽ, dù rách vẫn phải thơm tho. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người phải giữ lấy nhân cách cao đẹp của mình trong bất cứ hoàn cannhr khốn khó nào. Không thể phủ nhận một điều rằng con người chúng ta sẽ có những lúc này, lúc kia chứ không phải lúc nào cũng bình an được .Rồi sẽ có những lúc chúng ta trở nên nghèo khổ, ốm đau, bệnh tật hay túng thiếu . Trong những hoàn cảnh ấy, con người rất dễ làm liều. Nhưng quả của việc làm liều là ta hoặc gây đau khổ cho người khác để giành lấy lợi lộc cho bản thân , hoặc ta có thể vì lợi ích của bản thân mà bán rẻ đạo đức, làm những việc xấu xa mà xã hội không thể chấp nhận được. Những việc làm đó quả thật không nên chút nàoNó sẽ biến ta thành những kẻ xấu xa, tàn ác, đáng khinh bỉ trong mắt mọi người. Chính vì thế,  điều quan trọng mà ta luôn phải nhớ cho dù sao đi nữa cũng phải giữ lấy nhân cách trong sạch của mình.  Đó chính là cách ta giữ cho mình một cái tâm thanh cao giữa dòng đời biến động.

- Các câu in đậm đều là câu rút gọn nhé!

Trạng ngữ: Trong cuộc sống,

TK

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quý trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quý trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử đẹp, thể hiện nhân cách của con người.Thật vậy! Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

21 tháng 1 2022

Tham khảo:

Từ bao đời nay, truyền thống Thương người như thể thương thân chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nó đã được ông cha ta đã đúc kết ra câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân". Để răn dạy con cháu về tình yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái. Vậy câu tục ngữ có ý nghĩa gì? Câu tục ngữ cho chúng ta hiểu rằng thương ng khác cũng chính như thương chính bản thân mk, đó cũng chính là tinh thần thương thân tương ái. Tinh thần tương thân tương ái có vai trò rất quan trọng với đời sống của chúng ta. Nó giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi hơn, làm cho những người lầm đường lạc lối trở nên biết thay đổi, quay lại với cuộc sống hơn. Đơn giản như nắm tay 1 cụ già qua đường hay rộng hơn đó là quyên góp quần áo, gạo, tiền,... để giúp đỡ ủng hộ cho người có hoàn cảnh khó khăn. hay trong đại dịch covid-19 thì nhà nước đã bỏ ra 1 số tiền lớn để giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những người không có công ăn việc làm không chỉ vậy đối với bản thân chúng ta nó còn làm cho mọi người quý mến. Khi chúng ta biết giúp đỡ, chia sẻ với người khác thì chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ. Còn người được chúng ta giúp đỡ thì sẽ đỡ khó khăn, biết quý trọng, biết cảm ơn chúng ta. Tuy nhiên trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào chúng ta cũng giúp đỡ người khác, bởi vì có những sự giúp đỡ người khác sẽ tạo nên cho họ thói ỷ lại, không muốn cố gắng, phấn đấu. Hay có những người lợi dụng lòng tốt của chúng ta để làm việc xấu, gây hại cho xã hội.