K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2018

Trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của chiến tranh, rất nhiều nhà thơ đã giác ngộ chân lý của Đảng, của Cách mạng Việt Nam, từ đó đã cho ra đời những bài thơ mang đậm khí thế hiên ngang, anh dũng. Một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền Văn học kháng chiến chống Pháp chính là nhà thơ Tố Hữu, mà sự giác ngộ Cách mạng của ông được thể hiện qua bài thơ "Từ ấy".

Bài thơ "Từ ấy" được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của Tố Hữu . Bài thơ nói lên niềm vui sướng hạnh phúc của một thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng, thấy gắn bó với nhân dân cần lao.

"Từ ấy" mang một ý nghĩa phiếm đinh về mặt thời gian ... Đó là khi tâm trạng của nhà thơ trong giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản .", là mốc son đánh dấu bước ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu , đối với ông " từ ấy " là một thời gian rất cụ thể, ông đã xác định được con đường đúng đắn mà mình phải đi và cũng chính từ đấy , lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn ông , đã giúp ông tìm được lối đi đúng đắn cho cuộc đời ... mà trước đây , ông đã từng lạc lối.Trong buổi ban đầu, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vấn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời".Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng cộng sản như nắng hạ ,nhà thơ được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin ,người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng, như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng, mà sau này, ông nói rõ trong một bài thơ: "Con lớn lên, con tìm Cách mạng – Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi - Mẹ không còn nữa, con còn Đảng. Dìu dắt khi con chửa biết gì"(Quê mẹ).

1.Hai câu đầu là niềm say mê náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Cách mạng

" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"

-Từ ấy: dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu

-"Bừng nắng hạ", "Mặt trời chân lý", "Chói qua tim" : hình ảnh ẩn dụ

+ "Bừng" : ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột, bao kín đôi mắt nhà thơ

+ "Chói" : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ, ánh nắng toả sáng rực rỡ , chói chang bắt nguồn từ mặt trời chân lý -lý tưởng cách mạng ,soi sáng trong lòng tác giả

Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu" bừng nắng hạ" đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí

"Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã "chói qua tim", đem lại ánh sáng cuộc đời như "bừng" lên trong "nắng hạ" - Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng:. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã "chói" vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.

"...Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."

Hồn tôi - Vườn hoa lá: Hình ảnh so sánh ? Tố hữu sung sướng lí tưởng Cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho tất cả mọi người, lý tưởng Cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại.

"Hồn" người đã trở thành "vườn hoa", một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Khiến cho đây là khổ thơ hay nhất, đậm đà nhất

Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại .Ở đây hiện thưc và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ. :

2. Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng

Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó vớI mọi người

"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khặp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

- Động từ "buộc", "trang trải": những hành động có tính tự nguyện .

"Buộc" và "trang trải"là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. "Buộc" là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam

-"Lòng tôi ","tình ","hồn tôi"gắn liền với "mọi người ","trăm nơi","bao hồn khổ" , sự gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái tôi riêng và cái ta chung ,giữa tấm lòng nhà thơ với khối đời chung của nhân dân lao động .

"Để tình trang trải với trăm nơi"

Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, "trang trải"-"trăm nơi" biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân.Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.Nhà thơ muốn được như Mác: "Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống - Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng"., mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng.Từ đó Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh.

-"Bao hồn khổ": tầng lớp đáng thương nhất trong xã hội đương thời, "để" gợi lên ý thơ chủ động sự gắn kết lòng mình với mọi người hòa làm một, chứa đựng nỗi thương xót tột cùng và sự đồng cảm sâu sắc đối với "đại gia đình" đang trong cảnh lầm than.

-"Khối đời": danh từ trừu tượng, thể hiện một khái niệm cuộc sống bao quát, gộp chung, không thể nhìn, cân đong đo đếm, nhưng lại gói ghém thành một sức mạnh phi thường, cụ thể hóa phi vật thể.

=> Nhấn mạnh lần nữa mối ân tình giữa tác giả với muôn dân, khẳng định cuộc sống bản thân nhà thơ không có sự riêng biệt, mà chỉ là một phần tử nhỏ chan hòa và giao cảm với những mảnh đời còn lại.

3.Sự khẳng định của nhà thơ


"Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm ,cù bất cù bơ."

-"đã là", "là con","là em", "là anh": tình cảm đầm ấm ,thân thiết, gắn bó và gần gũi

- Đối tượng :"vạn nhà ", "vạn kiếp phôi pha", "vạn đầu em nhỏ ": quần chúng lao khổ, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp không nơi nương tựa.

-Điệp từ "là" gắn với những đại từ quan hệ thân thuộc, trìu mến, một mặt thể hiện mối quan hệ tự nhiên mà gắn bó sâu sắc, mặt khác ngầm khẳng định nhiệm vụ, vai trò lớn lao của người thanh niên đối với cộng đồng, xã hội .

"Cù bất cù bơ": tính từ khá mới lạ nhưng người đọc vẫn cảm nhận được hòan cảnh nay đây mai đó, bơ vơ không chỉ riêng tác giả, mà còn dựng lên được cuộc sống mỏng manh của hầu hết đồng bào đang trong đói khổ.

Sự chuyển biến trong tâm trạng của Tố Hữu: tấm lòng đồng cảm, xót thương đối với mọi người lao khổ . Qua đó còn thể hiện lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công ngang trái của cuộc đời cũ. Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh, nguyện sẽ đứng vào hàng ngũ những người "than bụi, lầy bùn"là lực lượng tiếp nối của "vạn kiếp phôi pha", là lực lượng ngày mai lớn mạnh của "vạn đầu em nhỏ",để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng.Điệp từ "là" được nhắc đi nhắc lại, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng đọng trong tâm hồn ta một niềm cảm phục, quý mến người trai trẻ yêu đời, yêu người này.

Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng, "Từ ấy" đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.

4. Nghệ thuật

-Sử dụng biện pháp tu từ : ẩn dụ ,so sánh , diệp từ

-Thể thơ thất ngôn, 1 thể thơ truyền thống

-Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp diệu

-Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình.

Tổng kết:

Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng, cả cuộc đời Tố Hữu đã hiến dâng cho tổ quốc, cho Đảng và nhân dân. Khi biết sắp phải đi xa, ông cũng chỉ nghĩ là về một nơi mà ta vẫn gọi là "cõi tạm". Ông mong muốn tiếp tục được hiến dâng.Nhà thơ Cách mạng ấy , cùng biết bao nhà thơ khác đã từng lac lối giữa cuộc đời , giữa sự lựa chọn lớn lao , cống hiến cuộc đời , tuổi trẻ cho Cách Mạng . Nhưng " từ ấy " , nhà thơ đã tìm được lối đi cho mình khi giác ngộ lý tưởng cộng sản...

Bài thơ "Từ ấy" là tâm niệm của một người thanh niên yêu nước, giác ngộ lý tưởng cách mạng. Nó thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức và tình cảm mới của Tố Hữu khi có ánh sáng lý tưởng cách mạng soi rọi. Sự vận động ấy của tâm trạng nhà thơ được thể hiện bằng những hình ảnh tươi sáng, rực rỡ; các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhịp điệu."Từ Ấy" là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng - tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản.

6 tháng 2 2018

Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của Tố Hữu. Bài thơ nói lên niềm vui sướng hạnh phúc của một thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng, thấy gắn bó v ới nhân dân cần lao. “T ừ ấy” là lúc, là khi nhà thơ được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng, mà sau này ông nói rõ trong một bài thơ: “Con lớn lên, con tìm Cách mạng – Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi - Mẹ không còn nữa, con còn Đảng. Dìu dắt khi con chửa biết gì”(Quê mẹ). “M ặt trời chân lí” là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách m ạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã “chói qua tim”, đem lại ánh sáng cuộc đời như “bừng” lên trong “n ắng hạ” - Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim”. Lý t ưởng Cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người,m ột cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì di ệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại: “H ồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. “Hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Đây là khổ thơ hay nhất, đậm đà Tại sao bài thơ lại có tên là từ ấy -"từ ấy" mang một ý nghĩa phiếm đinh về mặt thời gian ... Đó là khi tâm trạng của nhà thơ trong giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản . - " Từ ấy " cũng là mốc thời gian đánh dấu bước ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu , đối với ông " từ ấy " là một thời gian rất cụ thể . " Từ ấy " _ ông đã xác định được con đường đúng đắn mà mình phải đi và cũng chính từ đấy , lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn ông , đã giúp ông tìm được lối đi đúng đắn cho cuộc đời ... mà trước đây , ông đã từng lạc lối :" Ch ọn một dòng hay để nước trôi xuối " " Ta đi ngơ ngác trong cuộc đời" ( Tố Hữu) Nhà thơ Cách mạng ấy , cùng biết bao nhà thơ khác đã từng lac lối giữa cuộc đời , giứa sự lựa chọn lớn lao , cống hiến cuộc đời , tuổi trẻ cho Cách Mạng . Nhưng " từ ấy " , nhà thơ đã tìm được lỗi đi cho mình khii giác ngộ lý tưởng cộng sản... Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào nh ững vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thu ật thơ ca cách mạng Đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta như cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân và tình cảm gắn bó thân thiết keo sơn với đồng bào, đồng chí.

19 tháng 4 2016

Bài đầu tiên:

Phép tu từ: liệt kê.

Điểm gặp gỡ chủ đề: phong cảnh, Bác,...

Bài thứ hai: 

Phép tu từ: điệp từ, ẩn dụ,..

 

24 tháng 4 2016

điểm gặp gỡ chủ đề của bài 2 là ji vậy bạn ad cho miik đi #Huỳnh Châu Giang

8 tháng 10 2021

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong dòng thơ Những làn gió thơ ngây trong bài thơ chuyện cổ tích về loài người và nêu tác dung của bptu từ ấy

=> Biện pháp tu từ Nhân hóa

=> Tác dụng; Chỉ làn gió mang dáng vẻ đáng yêu, hồn nhiên giống như trẻ thơ.

8 tháng 10 2021

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ là:So sánh

#TEAM.Lục Đại Khuyển Vương.I'm Nhị

18 tháng 11 2016

Trong bài Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh, ở khổ thơ đầu và cuối có sự lặp đi lặp lại của các từ ngữ như sau:

- Từ “nghe” lặp lại 3 lần ở khố đầu.

- Từ “vì” lặp lại 4 lần ở khổ cuối.

Việc lặp lại các từ ngữ như trên có tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa và nhấn mạnh mục đích, chiến đấu cua người cháu - người chiến sĩ. Qua đó làm nổi bật ý: đó là tình yêu thương biết ơn bà của tác giả và tình yêu quê hương đất nước.

 

22 tháng 11 2016

cụm từ mà bạn

13 tháng 1 2017

Các danh từ riêng cần viết lại: Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hòa, Phan Enag, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

5 tháng 5 2020

1.   Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng Đảng:

* 2 câu đầu: Bút pháp tự sự: Kể lại kỉ niệm sâu sắc khó quên trong cuộc đời mình.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim”

-  Trạng ngữ chỉ thời gian: “Từ ấy”: mốc son chói lọi, mở ra bước ngoặt huy hoàng trong cuộc đời Tố Hữu.

+ Trước mốc son ấy: Yêu nước, thương dân, giàu nhiệt huyết, đau đớn khi thấy nước mình mất chủ quyền, dân mình trở thành người nô lệ nhưng không biết làm gì. Đã có lúc đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục cuộc sống bình yên giả tạo, ngột ngạt, chán nản của trí thức tiểu tư sản; hoặc dũng cảm đứng lên đi theo con đường đấu tranh cách mạng khó khăn, gian khổ.

-> Cuối cùng tìm đến con đường cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Sau mốc son ấy: Cảm thấy yên tâm với con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, dù chông gai nhưng mở ra tương lai tươi sáng.

-  Các hình ảnh ẩn dụ -> diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả:

+ Hình ảnh “nắng hạ”: nguồn sáng rực rỡ, đầy sức sống, tràn trề năng lượng, tràn trề sinh lực -> niềm hạnh phúc, sung sướng đang chan chứa trong tâm hồn nhà thơ.

+ Hình ảnh “mặt trời chân lí”: tỏa ra ánh sáng của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác – Lê-nin rực rỡ, chói lọi. Thứ ánh sáng ấy vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.

-> 2 hình ảnh này là sự liên kết mới mẻ, sáng tạo, gợi ra nguồn sáng báo hiệu những điều tốt lành -> Nhà thơ muốn khẳng định: Lí tưởng cách mạng giống như một nguồn sáng mới, đã làm thức tỉnh lí trí, mang đến cho nhà thơ nguồn sức mạnh diệu kì.

- Dùng những động từ mạnh:

+ “bừng”: nguồn ánh sáng mạnh, diễn ra đột ngột.

+ “chói”: sự lan tỏa xuyên thấu của nguồn sáng ấy.

-> Không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến cả trái tim -> Ánh sáng của Đảng, của cách mạng đã xua tan hoàn toàn màn sương mù của ý thức hệ tiểu tư sản, mang đến một chân trời mới của nhận thức và tình cảm.

* 2 câu cuối: Bút pháp trữ tình: Diễn tả trực tiếp niềm hạnh phúc, vui sướng, say mê:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rợn tiếng chim”

- Biện pháp tu từ so sánh (so sánh mở rộng, ý thơ tràn xuống câu dưới):

+ Vườn hoa lá được đón nhận ánh sáng của mặt trời, của nắng hạ trở nên đậm hương và rộn tiếng chim -> trở nên đầy sinh lực, rộn rã âm thanh và tràn trề hương sắc.

+ Tâm hồn Tố Hữu được đón nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản, của Đảng, của cách mạng cũng trở nên đầy sinh lực, tràn trề hạnh phúc, có ý nghĩa.

-  Lối vắt dòng -> niềm hạnh phúc lớn lao, tràn trề, vô cùng nên không thể diễn tả trong khuôn khổ chật hẹp của 1 dòng thơ mà phải tràn xuống câu thơ tiếp theo.

19 tháng 5 2021

Hôm nay là do người ta không có gì đâu mà lại nói là không thể chấp nhận được thì cũng nên có cái gì cũng nên có cái gì cũng nên có cái gì cũng cũng nên nhìn vào cái gì đó mà có thể là do người ta không có tiền lẻ của nó thì nó cũng có mặt trong TOP này thì không thể nào quên ko ạ gởi cho c kg sứa đi nhá c ạ ơi bất động sản và các hãng khác thì không thể nào bằng được thì mình nghĩ là có nhiều người yêu ❤❤sau ạ ơi  Eximbank và các hãng khác thường là người có tâm và cái gì cũng nên có những thứ khác thì phải có trách nhiệm với 

 

5 tháng 5 2020

a,

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến nay tháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.

b, Qua miêu tả của tác giả, ta nhận thấy nét hồn nhiên vui tươi trong con người của Lượm, đúng với độ tuổi của em. Những điều bất bình thường ở đây là, em còn bé nhưng đã làm công việc phi thường mà những người lớn chưa chắc đã làm được. Lượm đã coi việc đi liên lạc nguy hiểm khó khăn kí như một chuyến đi chơi, thật vui và thích thú.Lượm ngây thơ và hồn nhiên, tinh nghịch và yêu đời. Dáng điệu và cử chỉ của chú thật đáng yêu biết bao: Ca lô đội lệch - mồm huýt sáo vang. Lượm khác nào con chim non cất tiếng hót rộn ràng, tung bay trong nắng mới, nhảy nhót trên đường vàng.Con đường vàng một hình ảnh sáng giá tượng trưng cho con đường đầy nắng đẹp đi tới tương lai mà cách mạng đã đem đến cho thiếu nhi Việt Nam. Qua ngôn ngữ giàu hình tượng và biểu cảm, Tố Hữu dành cho chú đội viên nhiều trìu mến, trân trọng và yêu thương. ( ko chắc nha :D)

Câu c mình chưa ngĩ ra sr :(

26 tháng 4 2021

"con đường vàng" mà Lượm đang đi có thể hiểu theo ba nghĩa

Nghĩa thứ nhất:con đường trải đầy nắng

Nghĩa thứ hai:con đường có lúa đang trổ bông

Nghĩa thứ ba:con đường của cánh mang, của vinh quang

sai gì thì mong bạn thông cảm

17 tháng 11 2021

Biẹn pháp nhân hoá 

17 tháng 11 2021

cảm ơn