Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất
Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyen cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắtKẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong nhuẽng tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mmình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi nguời năm mới tốt lành.
Chợ Tết năm nay còn bán cả cá cảnh. Những chú cá vàng, cá đen múa lượn, khoe vẻ kiều diễm của mình trong làn nước trong lành. Gần cuối chợ là nơi bán gia súc. Những chú lợn con bị nhốt trong rọ, nghếch mõm ngó người mua. Đàn gà nhép lông mượt như tơ, liếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói chân thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi kêu“cạc… cạc” ầm ĩ. Chị mái mơ “cục ta… cục tác” hồi lâu khi bị lạc đàn. Rồi anh chàng lợn tinh vi cũng hùa theo“ụt…ịt”. Tất cả làm khu chợ càng trở nên huyên náo. Ôi, nhanh thật! Vậy là đã đến cửa hàng cuối cùng của chợ. Đó là hàng bán câu đối và tranh Tết. Trên những dải lụa đỏ thắm, mềm mại là những vần thơ bay bướm mà thấu tình người. Những bức tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng được người dân nơi tôi rất thích thú. Người ta mua chúng về để nhà cửa thêm đẹp và sang trọng, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Quả là một thú vui tao nhã. Giờ đây, chợ đã đông nghìn nghịt và hai mẹ con tôi cũng đã xem xong hết các mặt hàng. Tôi và mẹ nhanh chân rảo bước về nhà với chiếc làn nặng trĩu đồ đạc. Chợ Tết năm nay vui quá!
Niềm vui ở chợ Tết theo bước chân mẹ con tôi đến tận nhà. Tôi mong rằng chợ Tết năm sau mình sẽ được ngắm nhìn nhiều điều mới lạ hơn nữa.
Đêm hôm trước, tiếng ba mẹ nhỏ nhẹ ở dưới căn gác bếp bám đầy bụi bặm về việc sắm sửa đồ Tết trong phiên chợ cuối năm khiến lòng em háo hức đến lạ. Những ngày cuối năm, mọi thứ đều hối hả, tất bật và lòng người cũng vậy. Đối với em phiên chợ Tết thực sự là điều em đợi chờ nhất trong một năm, vì đó là phiên chợ cuối cùng nói lời tạ từ năm cũ. Đối với rất nhiều đứa trẻ xóm em thì phiên chợ Tết là dịp được mua quần áo mới, được ngắm hoa đào nở rộ, được lẽo đẽo theo mẹ vui đùa. Phiên chợ Tết ở quê em rất đặc biệt và ý nghĩa.
Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo.
Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết.
Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.
Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất
Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyen cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắtKẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong nhuẽng tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mmình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi nguời năm mới tốt lành.
Tham khảo:
Hằng năm, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, mọi người trong gia đình em lại có một khoảng thời gian ý nghĩa để quây quần bên nhau.
Từ những ngày giáp Tết, trên đường phố đã đông đúc người qua lại. Những khu chợ rộn nhịp tiếng nói của người mua người bán. Chợ hoa Tết rực rỡ sắc màu của trăm loài hoa khoe sắc. Những cây đào, cây mai, cây quất đã trở thành biểu tượng của dịp Tết cổ truyền dân tộc.
Gia đình em cũng háo hức chuẩn bị đón Tết. Đặc biệt là vào đêm ba mươi Tết, cả nhà em lại sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đêm giao thừa cả nhà ngồi xem chương trình “Táo Quân”. Đến đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng để xem pháo hoa. Màn pháo hoa rực rỡ khiến cho người xem cảm thấy xao xuyến. Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đem đến cho con người những cảm xúc thật đẹp đẽ.
Sau đó, em cùng với chị gái đến chúc Tết ông bà, bố mẹ. Cả hai còn nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Những lời chúc mừng năm mới mong cho một năm may mắn, an khang và thịnh phượng. Một ngày cuối cùng của năm cũ đã qua đi với niềm hạnh phúc.
Em rất yêu ngày tết. Bởi Tết đã đem đến cho con người thật nhiều khoảng thời gian ý nghĩa bên gia đình thân yêu của mình.
Tham khảo
Chiều thứ sáu hàng tuần, lớp tôi sẽ có một buổi sinh hoạt tổng kết thi đua trong tuần. Buổi sinh hoạt diễn ra vào tiết học cuối cùng, dưới sự giám sát của cô giáo chủ nhiệm.
Cô giáo yêu cầu lớp trưởng tiến hành tổng kết lại kết quả thi đua của các tổ. Bạn Hòa - lớp trưởng đã thay mặt cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô chủ nhiệm yêu cầu Hòa lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Sau câu hỏi của Hòa - cả lớp chìm vào yên lặng. Một vài phút sau một cánh tay giơ lên. Đó là Lan Anh - tổ trưởng của tổ ba. Lan Anh đã bày tỏ ý kiến của mình về bạn Tùng - một học sinh mới chuyển đến lớp. Bạn ấy cho rằng Tùng là một cậu bạn nghịch ngợm, trong giờ học thường bị thầy cô nhắc nhở gây ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Lan Anh cũng đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Tùng.
Ý kiến của Lan Anh khiến cả lớp xôn xao. Có bạn đồng tình, có bạn phản đối. Lớp trưởng đã đề nghị sẽ được giải quyết vấn đề này. Trong ấn tượng của tôi và Hòa, tuy Tùng là một cậu bạn khá nghịch ngợm nhưng lại rất tốt bụng. Bởi vậy, tôi tin rằng Hòa sẽ có quyết định đúng đắn:
- Thưa các bạn, trước hết tôi xin được tiếp nhận ý kiến của Lan Anh. Tùng là một học sinh mới chuyển đến lớp mình không lâu. Tuy khá là nghịch ngợm, nhưng cậu ấy lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Tùng có thành tích học tập rất giỏi. Có những câu trả lời khó của thầy cô, Tùng cũng là người đứng ra trả lời. Đối với bạn bè, Tùng cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ như giảng bài cho các bạn học kém, giúp một số bạn đến muộn trực nhật…
Cả lớp bắt đầu xôn xao bàn tán. Những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Bản thân Tùng đã tự đứng ra kiểm điểm, nhận lỗi và hứa sẽ sửa đổi.
Cuối cùng, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu cả lớp biểu quyết. Các thành viên trong lớp đều đồng ý sẽ cho Tùng một cơ hội sửa chữa. Bản thân Lan Anh cũng đã bị thuyết phục.
Để kết thúc buổi sinh hoạt, Hòa đã nêu ra những mục tiêu của tuần mới. Buổi sinh hoạt đã kết thúc tốt đẹp.
Viết bài văn miêu tả một phiên chợ tết. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động, thể hiện cảm xúc người viết. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu đối tượng được miêu tả (phiên chợ vào ngày tết).
- Ấn tượng chung của em về phiên chợ ngày tết đó. (đông đúc, tươi vui...)
b. Thân bài (9đ)
- Em đi chợ tết vào thời gian nào? Đi cùng với ai? (1đ)
- Đối với em, phiên chợ ngày tết có gì đặc biệt so với các phiên chợ vào ngày khác trong năm (phiên chợ cuối cùng của năm cũ, được sắm quần áo mới, nô đùa vui tươi cùng các bạn...) (2đ)
- Con đường đến chợ hôm đó như thế nào? Khung cảnh ra sao? Mọi người đi chợ với tâm trạng có vui vẻ và háo hức không? (2.5đ)
- Mặt hàng phiên chợ hôm đó có đa dạng không? Người bán và người mua hôm đó như thế nào? Mọi người có hành động/ lời nói gì làm em nhỡ mãi. (2.5đ)
- Kỉ niệm đáng nhớ của em về phiên chợ. (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
Được ngắm nhìn quê hương trong phiên chợ tết, em có suy nghĩ và tình cảm như thế nào?
Phiên chợ gần chỗ em ở rất đông vui và tấp nập, cuối tuần được nghỉ học mẹ thường cho em đi cùng.Chợ cách nhà em khoảng một cây số, nơi mà người mua và người bán thường xuyên trao đổi hàng hóa với nhau.
Trời mới tờ mờ sáng,cây cối còn im lìm chưa thức giấc, những lớp sương giăng nhẹ trên những tán cây xanh khiến không khí hơi lành lạnh. Khắp từ các ngả, những người bán hàng đã đến để dọn hàng ra, nhìn từ xa đã thấy cổng chợ với chiếc biển tên to, chữ kẻ ngay ngắn màu vàng tươi nổi bật: Chợ Đền. Đầu cổng chợ vào là chỗ bác thu vé gửi xe tiếp hàng cô bán sạp các loại quảnào là dưa hấu quả nào quả nấy tròn căng, xoài vàng ruộm, thanh long tươi rói...Đi tiếp vào phía trong chợ, chợ chia ba lối đi, lối đi ở giữa là gian hàng bán quần áo với đủ loại người lớn trẻ em, đủ màu sắc sặc sỡ.Cạnh đó là gian bán vải, chăn, màn, hai bên cạnh một lối vào cũng có cửa hàng quần áo nhỏ có chỗ cho các chị em mua thử đồ, bên cạnh có hàng dép, guốc. Nhìn sang lối bên phải, cạnh lối đi giữa là các gian hàng của các cô bác bán hàng đồ khô như đỗ đậu, miến, trứng,... được sắp xếp gọn gàng, riêng biệt để người mua dễ dàng chọn lựa. Ngăn cách giữa bên bán hàng quần áo và hàng đồ ăn là một lối đi nhỏ, gian hàng bên đồ ăn là hàng của các bác bán thịt, thịt có thịt lợn, gà, ngan các cô các bác cũng đến từ sớm để lọc con lợn ra những miếng thịt tươi ngon, đỏ hồng như thịt mông, ba chỉ, chân giò, lọc xương ra riêng để cho những vị khách mua hàng được lựa chọn những chỗ muốn mua. Khu này nhộn nhịp lắm các cô bác nói cười, thỏa thuận giá món hàng hai bên người mua, người bán.Cạnh bên là sạp hàng thịt gà, ngan cũng hấp dẫn không kém. Gian này cũng có ba lối đi, lối bên tay trái là mặt hàng bán đậu hũ, dưa cà, có cả của hàng tạp hóa nhỏ bàn gia vị, dầu ăn. Tiếp đến, bên tay phải là gian hàng các bà ngồi quạt bánh đa nướng trên than hoa và hàng bán đồ sành sứ bát đũa, đồ nhựa, chậu nhôm, nhựa bán đồ điện,... nhiều mặt hàng với đủ màu sắc, kích cỡ, làm em cũng bị cuốn hút theo.
Tiếp đến khu cuối của chợ là một không gian cho các mặt hàng rau củ, nào rau bắp cải, rau xà lách, rau muống xanh mơn mởn, nào giá đỗ, rau thơm tươi, thơm nức, nàohành khô, cà rốt, khoai tây củ nào củ nấy đều tươi, tròn căng, vàng cam xen nhau nổi bật cả một góc chợ. Mẹ em cũng chọn được nhữngmón rauxanh tươicho gia đình mình. Hết khu bán rau, ra phía ngoài đường cạnh sát chợ là các mặt hàng đồ hải sản và hàng cá nước ngọtvới mùi tanh nồng đặc trưng, nhộn nhịp đông qua lại. Đồ hải sản nên được sắp xếp ở khu tách biệt ngoài chợ. Những chú cá trắm trắng, trắm đen, cá trê, rô phi,...tươi sống được thả tự do trong chậu nước to, thỉnh thoảng quẫy mình, nom đến ngộ. Cạnh đó là hàng cá biển, những chú cá thu to được ướp đá chuyển về bán cho người dân và phân thành khúc nhỏ bán. Đi dạo một vòng quanh chợ cũng là lúc mặt trời vừa lên cao, tỏa ánh nắng rực rỡ xuống nhân gian, báo hiệu phiên chợ cũng gần đến tầm trưa và cũng đến giờ em đi về.Các bà, các chị, các bác ai nấy cũng đều xách giỏ nặng trĩu, mặt ai cũng rạng rỡ, vui vẻ vì đã chọn lựa được những món hàng mình ưa thích.Mẹ và em cũng rất vui và muốn nhanh chóng về nhà, chế biến những thực phẩm tươi ngon cho cả nhà thưởng thức.
Phiên chợ quê em chứa chan bao tình cảm những người bán, người mua cũng có những kỷ niệm đáng nhớ để lưu lại.Em cũng rất vui vì có những phiên chợ họp ra để em có nơi được cùng gia đình mua sắm không những ngày thường mà cả ngày lễ tết.Em cảm ơn những phiên chợ đã được mở ra để cho em và tất cả mọi người được tham gia và mua sắm.
Mỗi dịp hè đến là mẹ lại cho em về quê ngoại chơi vài tuần để thư giãn cũng như thăm ông bà sau một năm trời xa cách. Về quê thật yên bình, không ồn ào, không khói bụi thành phố, nơi đây nhẹ nhàng với dòng sông quê hiền hoà thơ mộng, với cánh đồng lúa bát ngát mênh mông, với gốc đa cổ thụ tỏa bóng mát mỗi chiều về. Và thích hơn cả là những phiên chợ quê, rất đông vui và nhộn nhịp.
Phiên chợ quê ở đây thường họp vào ngày mồng một, ngày 15 và ngày 23 hàng tháng. Cứ mỗi lần có dịp là em lại được cùng ngoại đi chợ mua sắm. Sáng sớm tinh mơ, khi những giọt sương còn đọng trên cành lá, trời còn mờ mờ những sương mai thì các cô, các mẹ đã dậy chuẩn bị để dọn hàng ra chợ kịp bày bán những mặt hàng đã chuẩn bị từ hôm qua của mình.
Chợ nằm ngay cạnh dòng sông hiền hòa, cách nhà ngoại một khoảng không xa nên em và ngoại đi tới thì trời cũng vừa kịp sáng. Biển tên chợ với dòng chữ "Chợ Cồn" được ghi rõ và sơn màu đỏ theo đường viền của chữ nổi bật. Hai bên cổng là gian nhà nhỏ giữ xe của khách hàng đến họp chợ. Tiếp đến, bước vào trong chợ là vô vàn những hàng hóa được bày bán. Bên tay phải là gian hàng hoa, hoa ly, hoa huệ, hoa cúc, hoa nhài,... xanh đỏ, tím, vàng rực rỡ cả một góc chợ. Phía bên phải là gian hàng rau củ, nhiều loại rau được các cô bày bán tươi xanh, mớ nào mớ nấy non, xanh mơn mởn. Các loại củ , quả như su hào, cà rốt, khoai tây,... mập mạp, tươi ngon cũng được sắp xếp gọn gàng phục vụ nhu cầu của khách hàng. Vào sâu bên trong là những gian áo quần được treo là lượt, nhiều màu sắc, đặc biệt gian đồ trẻ em với nhiều mẫu mã rất đẹp, thu hút thị hiếu của trẻ nhỏ. Bên cạnh, những sạp nhỏ đặt giày dép, chăn màn,... đủ màu sắc, kiểu dáng, chủng loại được sắp xếp theo thứ tự để người mua chọn lựa theo sở thích. Góc trong cùng là hàng thịt tươi ngon, thịt heo, thịt bò, gia cầm, các loại hải sản như tôm, cá, cua,... được bày bán trông hấp dẫn, tươi ngon, sẵn sàng chào đón, mời gọi những vị khách đầu tiên. Bánh chưng, bánh tét, bánh bao, bánh ướt,... được bày bán phục vụ ăn uống của khách hàng, nơi thu hút những em nhỏ. Những mặt hàng bày bán mang hương vị làng quê, hương đồng cỏ nội, nét đặc trưng của người dân nơi đây. Tất cả đều đẹp đẽ và ấn tượng biết bao.
Khi mọi hàng hoá được dọn xong xuôi cũng là lúc người người từ bốn phía kéo đến chợ. Vì chợ phiên nên mỗi lần có dịp là ai cũng hào hứng, người tới mua, kẻ tới bán và đâu đó còn có những người đến để xem, để ngắm để thỏa mãn sự tò mò, thích thú như em. Chợ ngày càng đông đúc hơn, ồn ào, náo nhiệt. Tiếng mời gọi của mấy cô, mấy chị bán hàng, tiếng mặc cả, kỳ kèo của người mua kẻ bán. Các bà, các cô dừng chân trước mớ cá tươi ngon, cô ngồi lại trước mớ rau xanh để chọn, cạnh đó em bé khóc đòi mẹ mua bộ đồ in hình chuột Mickey bằng được. Ai ai cũng đi quanh khắp chợ, ngắm thật kĩ, lựa chọn thật tinh những món đồ cần thiết để mua. Thỉnh thoảng, có những vị khách khó tính bĩu môi, chặc lưỡi lướt đi mặc người bán nài mời. Ngoại cũng dắt em đi chọn mua mấy món đồ linh tinh làm quà cho các bạn thành phố, đồ ở quê vừa đẹp lại vừa rẻ mà đảm bảo nên em rất thích. Ngoại còn dắt em lại quầy bánh thưởng thức vị bánh ướt cùng chén nước mắm thơm phức, ngon tuyệt và hấp dẫn vô cùng. Tiếng nói cười bình phẩm nhộn nhịp tấp nập.
Trời cũng ngả trưa, ai nấy cũng mua cho mình một giỏ nặng những món hàng ưa thích, những mặt hàng tươi ngon, hấp dẫn. Ai ai cũng rạng rỡ, vui vẻ ra về. Trên cao, tiếng chim chuyền cành hót râm ran như nói lời chào tạm biệt mọi người. Em ra về mà lòng nuối tiếc biết bao.
Chợ quê là thế, giản dị, mộc mạc mà ấm áp tình người. Chợ quê mang sức sống vẻ đẹp riêng mà không nơi nào có được, những phiên chợ luôn mãi là ấn tượng đẹp đẽ trong lòng em mãi không bao giờ quên được.
bài 2:
Vế A | Phương diện so sánh | Từ so sánh | Vế B |
con lợn | tròn | như | quả bóng |
con lợn | tròn | giống như | quả bóng |
con lợn | tròn | tựa | quả bóng |
con lợn | tròn | y hệt | quả bóng |
con lợn | tròn | y như | quả bóng |
con người | thông minh | hơn | con lợn |
con lợn | thông minh | chẳng bằng | con người |
Tham khảo nha!
“Xuân xuân ơi xuân đã về, có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến”. Đó là bài hát mà mỗi dịp xuân nào em cũng được nghe. Một mùa đông lạnh giá nữa lại qua, mùa xuân với bao hy vọng mới, cây cối đâm chồi nảy lộc lại tới. Phố phường tấp nập, nhộn nhịp hẳn, một chiếc áo mới đang khoác lên từng con đường, ngõ phố của làng quê em.
Sau giấc ngủ dài của mùa đông, ánh mặt trời rực rỡ của mùa xuân chiếu sáng khắp mọi nơi. Mọi người dường như ai cũng tất bật hơn với công việc của mình. Những bác nông dân chăm chỉ ra đồng với vụ mùa mới để có thể kiếm thêm chút tiền lo sắm sửa cho một cái Tết đủ đầy hơn, con đường làng bỗng chốc vui hơn, tiếng người vác cuốc ra đồng, tiếng nói chuyện rôm rả cả một góc trời. Mùi vôi của những ngôi nhà mới được quét lại, mùi của sự nhộn nhịp nơi đường làng, ngõ xóm thật là lạ biết bao.
Tụi trẻ con chúng em chỉ mong sớm được nghỉ Tết để được đi chơi, được ăn uống thoải mái và được mua sắm quần áo mới nữa. Những bức tường cạnh trường học với ủy ban được quét vôi lại trắng tinh và viết lên đó những câu khẩu hiệu như “Chúc mừng năm mới” hay “Mừng Đảng mừng xuân”, … Những câu khẩu hiệu này cũng được viết lên băng rôn treo lên khắp mọi nơi trên các con đường làng. Đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu Tết về rõ rệt nhất mà chúng em có thể nhìn thấy được. Các câu khẩu hiệu màu đỏ chói in trên nền vôi trắng làm bừng sáng cả một khoảng trời. Đi dọc con đường lên phố huyện, những cửa hàng tạp hóa bán lèo tèo mấy loại quà ăn vặt cho trẻ con trước đây giờ trông khác hẳn. Đủ loại bánh kẹo, nào túi nào hộp, đủ màu sắc sặc sỡ, những giỏ quà bảy sắc cầu vồng được gói một cách tỉ mỉ được trưng ở mặt ngoài làm cho lũ trẻ chúng em bị thu hút. Bà chủ quán bữa nay cũng có vẻ vui tươi lạ thường. Con đường như trở nên bận rộn hơn cùng với mọi người, với nhịp thời gian đang hối hả. Từ khi trời còn tối om, gà chưa cất tiếng gáy nữa, những người buôn bán đã dậy nhanh chóng chuẩn bị đồ chở đi chợ mong tìm được chỗ ngồi tốt nhất để có thể bán đắt hàng kiếm thiêm ít tiền mua quần áo mới cho lũ trẻ ở nhà.
Sáng nay em cũng được mẹ cho đi chợ. Ôi! Chợ Tết, em được đi chợ Tết. Thật là vui biết bao, mẹ chở em trên chiếc xe đạp quen thuộc, trên con đường cũng quen thuộc, nhưng hôm nay cảm giác của em lại khang khác. Mới tới gần chợ thôi mà nào tiếng xe cộ, tiếng cười nói của người buôn người bán cùng tiếng gà việt đang kêu tạo thành một bản nhạc sôi động của ngày Tết. Hai bên đường ngày trước bị cấm buôn bán nhưng nay đã được cho phép bán các loại cây cảnh, hoa lá. Những cành đào vẫn e lệ ngại ngùng nép mình trong những đài hoa duyên dáng, số khác vì không cưỡng lại được cái rực rỡ của ánh nắng xuân nên bung nở để khoe cái sắc hồng ngọt ngào quyến rũ của mình. Những chậu mai mang cái nắng vàng ruộm và lung linh của miền Nam ra đây trông thật bắt mắt. Tới mấy chị bán bông, nào hoa hồng, hoa cúc, cho tới hoa cẩm chướng, cát tường, … tất cả chưa bao giờ hội tụ đầy đủ đến thế. Em thích quá cứ đứng nhìn mải mê mà không bước đi được, tới khi mẹ gọi em mới như vừa tỉnh mộng sau một chuyến du ngoạn dài. Con đường dường như nhỏ hẹp hơn với bao nhiêu là cây cảnh, hoa lá, xe cộ và người mua kẻ bán nữa. Bên kia đường là những chậu quất sai trĩu quả lủng lẳng đưa qua đưa lại, những cây mía dài ngoằng dựng kín cả vỉa hè. Em nhanh chân theo mẹ vào chợ, trước mặt em toàn là người, đông nghẹt, không thể tưởng tượng nổi. Những em bé theo mẹ đi chợ Tết lần đầu tiên vì một chút sợ hãi pha lẫn kinh ngạc, chắc hẳn đây là lần đẩu tiên các em thấy nhiều người như vậy. Khu chợ rộng lớn trống trải trước đây khác hẳn, bây giờ đến lối đi nhỏ cũng rất khó khăn, bởi đủ loại hàng hóa được bày bán la liệt. Bên khu này là hoa quả, nào chuối, xoài, dưa hấu, đủ đủ. Bên kia thì bầy la liệt những loại hoa giả được những người thợ thủ công làm rất tỉ mỉ và xinh xắn cũng với những bức tranh ý nghĩa, những câu đối hay. Một khu khác thì bán bánh kẹo, đồ ăn, khu còn lại bán quần áo, người bán người mua tíu tít trò chuyện, cười đùa, làm cho khu chợ trở nen ồn ào, náo nhiệt hơn bao giờ hết. Khu chợ bỗng chốc bừng sáng lên như một bức tranh tuyệt vời có đủ cả thanh âm lẫn sắc màu. Các con đường ngõ phố thì được mọi người phân công chia nhau ra quét rác, làm sạch cỏ, con đường bỗng chốc trở nên tươi mới tràn đầy sức sống. Ở trong nhà không khí Tết vẫn chưa rõ rệt lắm nhưng khi vừa bước chân ra các con đường làng ngõ xóm thì khác hẳn. Mọi người ai cũng lo lắng mình sẽ không kịp làm hết công việc để đón một năm mới tươm tất nên ai cũng tất bật tranh thủ mọi lúc mọi nơi. Người này thì mới mua được cành đào, người kia thì cay quất, người khác nữa lại bánh trái, hay quần áo mới cho lũ trẻ nhà mình.
Tụi trẻ con như chúng em chỉ mong Tết nhanh về để được mặc quần áo mới, được ăn nhiều bánh kẹo, tha hồ đi chơi thoải mái mà không sợ bố mẹ la mắng, quan trọng hơn là không phải đi học, không phải học bài. Người lớn thì mong một năm mới với thật nhiều may mắn, sức khỏe, hạnh phúc. Còn những con đường quanh làng xóm em thì Tết đến dường như nó được đánh thức dậy để cùng chia sẻ niềm vui hân hoan với mọi người.
Tham Khảo:
Những phiên chợ ngày gần Tết Nguyên Đán rất tấp nập, nhộn nhịp, rất nhiều những hàng hóa với đầy đủ những mẫu mã bắt mắt được những người chủ cửa hàng bày ra bán như: hoa quả, bánh kẹo, các loại rau xạch…., nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng của người dân. Một trong những phiên chợ đông đúc, nhộn nhịp nhất, đó chính là phiên chợ hoa.
Chợ hoa ngày Tết vô cùng rực rỡ với rất nhiều loại hoa đẹp, đầy đủ sắc màu như: hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa violet….Những người chủ bày ra rất nhiều hoa tươi, màu sắc độc đáo trước gian hàng của mình làm cho chợ hoa ngày Tết đẹp rực rỡ, lung linh hơn rất nhiều so với những ngày bình thường.
Trong chợ tấp nập người đi, kẻ lại, tiếng nói cười vui vẻ, các bà, các cô mong muốn chọn được những bong hoa rực rỡ nhất để thờ và để trang trí nhà cửa những ngày giáp Tết. Cũng có những anh chị thanh niên trẻ tuổi không đi chợ để mua hoa mà để chụp ảnh kỉ niệm, thưởng ngoạn không khí mùa xuân, tận hưởng cái rạo rực của những ngày giáp Tết.
Chợ hoa không chỉ tràn ngập sắc thắm của những loại hoa rực rỡ, khoe sắc dưới tiết trời xuân mà còn thoang thoảng những hương thơm dịu mát, đặc trưng của những loài hoa càng làm cho chợ hoa ngày tết thêm đặc biệt,thú vị.Người Việt Nam mua hoa không chỉ xem xét nó đẹp hay không, phù hợp hay không phù hợp với ngôi nhà của mình mà còn rất chú trọng vào ý nghĩa mà nó biểu tượng. Người ta quan niệm mỗi loài hoa sẽ mang một ý nghĩa nhất định, nếu mua được những loài hoa phù hợp thì có thể mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Những bông hồng đỏ thắm, kiêu sa dưới ánh nắng xuân càng làm cho nó trở nên thu hút, người mua chọn những bông hồng nhung không chỉ vì nó đẹp mà còn mong muốn gia đình được đầm ấp, thêm gắn kết tình yêu thương giữa các thành viên.
Những bông hoa đồng tiền cũng rất đa dạng về màu sắc như: màu vàng, màu cam, đỏ cam. Loại hoa này được bọc cẩn thận trong giấy kính vì thân của hoa đồng tiền rất mền, cánh hoa nhỏ và mảnh nên rất dễ bị dập nát.Khi mua về, người dùng sẽ giấy kính được tháo ra, vẻ đẹp của hoa đồng tiền mới được phô diễn một cách trọn vẹn. Trong chợ hoa ngày tết, hoa đồng tiền được rất nhiều người lựa chọn mua vì mong một năm mới nhiều may mắn, tiền tài như ý nghĩa của tên hoa vậy.Những bông cúc vàng lại tượng trưng cho sự sống, cho phúc khí, sự may mắn cho ngôi nhà. Vì vậy đây cũng là một loại hoa được rất nhiều người lựa chọn cho ngày tết.
Chợ hoa ngày Tết khác với ngày thường ở chỗ nó không chỉ bán những loại hoa quen thuộc hàng ngày như: hồng, lan, cúc mà còn có những gian hàng bán hoa đào, hoa mai. Đó là những loài hoa mà khi nhắc đến tên ta sẽ nhớ ngay đến không khí của ngày xuân, đặc biệt là khi Tết đến.
Những cành đào rực hồng, nở rộ được uốn khéo léo thành những hình vòng cung vô cùng đẹp mắt.Hoa đào có khi được bán theo cành, cũng có được trồng trong những chậu cây, tùy theo sở thích của mỗi người khi mua. Nhìn một khu chợ dài được điểm tô sắc hồng của hoa đào gợi ra cảm giác rạo rực của không khí ngày Tết.Bên cạnh hoa đào, hoa mai cũng được bày bán rất phổ biến ở các cửa hàng hoa. Những cánh mai vàng tinh khôi, mỏng manh mang một vẻ đẹp tươi mới, thuần khiết.Màu vàng là màu của hi vọng, nó cũng tượng trưng cho sự hân hoan, hứng khởi mỗi khi mùa xuân về.
Nếu như hoa đào là loại hoa đặc trưng cho ngày tết ở Miền Bắc thì hoa mai lại là loại hoa không thể thiếu trong ngày tết ở Miền Nam và Miền Trung. Mai vàng sinh trưởng trong thời tết ấm áp của miền Nam và miền Trung, là loài hoa biểu tượng cho ngày tết ở hai vùng miền này. Nhưng trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu chơi Tết của người dân, những cành mai vàng cũng đã được vận chuyển ra miền Bắc và được bán rất phổ biến.Không khí nhộn nhịp ở chợ hoa không chỉ ở cái đông đúc của người xem, người mua mà còn ở những lời chào hàng, giới thiệu hoa của những người chủ quán càng làm khu chợ trở lên huyên náo, tấp nập.
Những người khách xem hoa đều xem xét rất kĩ lưỡng, lựa chọn từng loại hoa, rồi những bông to nhất, đẹp nhất để có thể mua về những bó hoa tươi , trang hoàng lại nhà cửa của mình cho đẹp và rực rỡ nhất.Nếu những ngày thường, chợ hoa chủ yếu là các mẹ, các bác, các cô nội chợ thì đi chợ hoa ngày Tết lại có thêm rất nhiều những gia đình, có khi đầy đủ cả bố mẹ, con cái. Họ cùng nhau đi chợ Tết mua hoa, cùng nhau tận hưởng không khí vui xuân. Hình ảnh gia đình đoàn viên, hạnh phúc ấy làm cho chợ hoa ngày tết tràn ngập không khí ấm áp, vui tươi.Những người đi chợ hoa ngày tết, khuôn mặt ai nấy đều hứng khởi, vui vẻ.Có lẽ không khí mùa xuân cùng những sắc hoa rực rỡ, dạt dào càng làm cho không khí ấy trở nên đặc biệt.Sức sống, niềm tin, niềm hi vọng vào một năm mới tốt đẹp được thể hiện rõ nét trên từng khuôn mặt.
Cái rực rỡ của hoa đào, thuần khiết của hoa mai, cùng những sắc hoa rực rỡ của hồng, cúc, ly đã mang đến cho những ngày tết không khí vui tươi, rộn rã. Sau một năm làm việc, lao động vất vả, những ngày cuối năm mọi người đều dành ra một ngày để cùng nhau đi chợ hoa ngày tết, mua hoa trang hoàng nhà cửa, làm cho ngày tết đoàn viên thêm ấp áp, vui tươi và ý nghĩa hơn.
Nếu ai sinh ra và lớn lên ở một vùng quê truyền thống, chắc hẳn không thể không biết đến những phiên chợ quê. Đối với em, hình ảnh phiên chợ quê luôn là hình ảnh thật đẹp in dấu trong tuổi thơ mình.
Chỉ những ngày lẻ thứ 3, thứ 5 hay thứ 7 mới có chợ phiên. Mỗi lần chợ phiên, cảnh họp chợ lại rộn ràng vui tươi hơn bao giờ hết. Ngay từ sáng sớm, từ khi mặt trời còn chưa ló rạng sau dãy núi cao, các bà, các chị, các mẹ đã vác thúng, vác hàng ra chợ. Ai cũng hối hả để có thể tìm được một vị trí thuận lợi cho việc buôn bán. Mặt trời lên cũng là lúc mọi mặt hàng đã được bày ra một cách đầy đủ nhất. Trong làn sương vẫn còn lảng vảng của vùng cao này, thấp thoáng bóng người ra chợ. Hai bên đường đến chợ, cây cối cũng dần cựa mình thức giấc. Những bông hoa cúc dại ven đường bắt đầu rũ những cánh hoa ướt sũng sau một đêm dài để đón làn nắng ấm áp của mặt trời. Núi đá còn ẩm hơi nước cũng óng ánh giữa sắc vàng của nắng.
Trong chợ, cảnh buôn bán ngày một tấp nập, kẻ bán người mua rộn ràng sôi nổi. Phía đầu chợ bên này là những sạp hàng bán bún, bán bánh phở khô cho những người qua đường tiện mua về làm bữa sáng gia đình. Đi vào sâu một chút là những quầy thịt. Các loại thịt sống từ thịt gà, thịt lợn, thịt trâu,... còn đỏ hồng được bày rất vệ sinh trên các khay hàng. Chốc chốc người bán hàng lại dùng vợt đuổi những con ruồi vo ve xung quanh. Gần đó là những hàng rau, ngô, khoai, sắn,... xanh mướt và tươi ngon. Các loại rau đặc trưng của mùa không ngừng được bày ra. Người hàng rau tay cầm bình xịt nước xịt liên tục để rau không bị héo dưới ánh nắng mặt trời. Đi quanh khu chợ, không thứ gì là không có. Từ những hàng chè, hàng phở ăn vặt, đến những sạp hàng quần áo, những hàng bán những đồ tạp hóa xinh xinh như cái kẹp tóc hay cái vòng tay. Mấy đứa bé gái đứng gần đó, mân mê ngắm nhìn mà không dám đòi mẹ mua.
Cảnh chợ phiên diễn ra sung túc và đầm ấm. Đó còn là dấu hiệu của cuộc sống no đầy, hạnh phúc. Nhìn những hàng quán đông đúc người mua, bày biện đủ thứ trên đời, lòng em thấy ấm âp lạ thường. Mong cho hôm nay và mãi mãi về sau, nơi đây vẫn giữ được vẻ ấm no, trù phú này.
1.Hãy tả lại phiên chợ quê em:
Quê em là một làng nhỏ ven sông, khung cảnh yên ả, thanh bình. Náo nhiệt nhất có lẽ là vào những ngày phiên chợ, làng em ồn ào, sôi động hẳn lên.
Chợ làng em là chợ chung cho cả xã, một tháng có sáu phiên vào các ngày mùng bốn, mùng chín, mười bốn, mười chín, hăm bốn, hăm chín Âm lịch.
Tờ mờ sáng, chợ đã khá đỏng. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, từ trên đê xuống, từ bên kia sông đi đò sang, từ làng dưới lên, tíu tít đổ về chợ, tiếng trò chuyện râm ran. Con đường làng em tấp nập người qua lại, đông vui như hội.
Chợ họp trên bãi đất rộng cuối làng. Tuy không quy định nhưng những người bán cũng tự động ngồi thành từng dãy tuỳ theo mặt hàng. Chính giữa chợ là hàng chục sạp tạp hoá. Nào kim chỉ, gương lược, giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, ấm chén, phích nước... thứ gì cũng có. Quần áo may sẵn bày la liệt cho người mua dễ nhìn, dễ chọn.
Phía cuối chợ là khu bán lúa gạo, ngô, đậu, lạc, sắn, khoai... Mấy bà buôn chuyến mua gom rồi chở ra thị xã. Góc chợ là nơi bán gia súc. Những chú lợncon bị nhốt trong rọ, nghếch mõm ngó người mua. Đàn gà nhép liếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói chân thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi kêu cạc cạc ầm ĩ.
Xế sang góc bên này là hàng rau quả. Thôi thì đủ loại cây nhà lá vườn. Những củ su hào xanh non còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối từng rổ lớn xếp cạnh những bó hành dọc xanh củ trắng nõn nà. Cam, quýt, hồng xiêm, ổi... tươi rói, thơm lừng.
Bây giờ chưa phải là tháng Chạp nhưng chợ quê em đã có nhiều hàng bán tranh Tết. Làng Đông Hồ nổi tiếng cách làng em không xa. Người ta mua tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng về treo trong dịp Tết cho nhà cửa thêm đẹp đẽ và cầu mong một năm mới thịnh vượng, ấm no. Có lẽ đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc quê em từ xa xưa truyền lại.
Suốt buổi sáng, cảnh mua bán tấp nập diễn ra. Tiếng mời mọc, tiếng mặc cả, khen chê ồn ã, náo nhiệt, thật là vui! Mặt trời đứng bóng, chợ đã vãn, dòng người gồng gánh nối theo nhau toả về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh như khung cảnh thường ngày của nó.
2.Hãy tả lại cảnh hoàng hôn quê em: Quê hương thân thương, mộc mạc nơi có những con đường, những cánh đồng và những tấm lòng che chở là nơi bồi đắp cho ta lòng yêu đất nước sau sắc. Đặc biệt, quê hương trong mắt ai hẳn cũng đều đẹp và thơ mộng biết bao, nhưng với tôi cảnh hoàng hôn trên quê hương là cảnh ấn tượng nhất, thật sống động, tráng lệ.
Hoàng hôn là khi chiều tối dần buông xuống trên biển. Bầu trời không còn trong xanh như ban ngày mà đã ngả sang màu tím đằm thắm, thơ mộng. Một vẻ buồn mang máng hiện lên, bao trùm lên cảnh vật, chếnh choáng trong men say của lòng người. Đưa toàn bộ không gian, cảnh vật vê với thế giới yên ả, bình yên. Những đàn chim mỏi bay về tổ tìm chốn nghỉ. Vạn vật cũng đang im lặng, nhỏ bé nương theo dáng chiều buồn. Màu hoàng hôn thường hay gợi sự buồn. Bởi đó là không gian chiều tà, thường gây cho con người nỗi buồn man mác. Quê hương lúc hoàng hôn vẫn là vẻ hùng vĩ, tráng lệ nhưng dường như có chút gì đó huyền ảo, lung linh hơn. Cảnh hoàng hôn trên quê hương là chất men bay bay, làm say đắm trái tim của biết bao tâm hồn yêu cái đẹp, si mê với thiên nhiên. Có cảm giác ngập đầy trong mắt trong là sắc buồn tim tím, là vẻ thanh tĩnh đã mỏi mệt của vạn vật, đất trời sau một ngày dài thực hiện chu trình sống quen thuộc.
Nếu như bình minh, vạn vật con người bừng tỉnh trong sự chiếu rọi của tia nắng ban mai ấm áp, tinh nghịch thì hoàng hôn lại mang vẻ hoang sơ, yên tĩnh, trầm lắng như vẻ đẹp của người cô phụ. Hoạt động sự sống của con người dần đi vào chốn nghỉ, có lẽ chỉ duy có đoàn thuyền đánh cá là bắt đầu hành trình lao động khỏe khoắn của mình lúc hoàng hôn dần buông xuống như vậy. Những bước chân thong thả, nhẹ nhàng như nhịp sống chậm rãi của con người khi hoàng hôn dần buông xuống. Không gian mang một vẻ huyền ảo, lung linh khó tả.
Cảnh hoàng hôn trên quê hương giống như một bức tranh thủy mặc đẹp mà buồn, một nét buồn thơ mộng, hùng vĩ, có cái gì đó rất quê mùa mà dịu ngọt chăng tơ đâu đây. Chính vẻ đẹp của cảnh hoàng hôn trên quê hương đã làm say đắm tâm hồn, trái tim bao dấu chân người. Sắc vàng ngà, hơi hồng ngài của mây trời, của tia nắng gọi dậy những gì riêng tư, buồn bã nhất trong trái tim ta, kéo ta trở về miền kí ức trong quá khứ, hoài niệm. Có lần tôi cũng hay vu vơ ngồi trên triền đê với thảm cỏ xanh mượt ngắm quê hương thân thương lúc hoàng hôn. Ông mặt trời như khối lửa đỏ rực khổng lồ, đang từ từ lặn sâu xuống đáy biển. Cảm giác con người như đang trong trò chơi kiếm tìm, đuổi bắt những điều kì bì ẩn sau bức tranh hòang hôn thơ mộng, tráng lệ. Đôi mắt ai cũng say sưa nhìn sự chuyển động của mặt trời đang dần về đêm. Mong ước đón đợi một món quà bất ngờ nào đó của vũ trụ, thay vào vầng mặt trời kia sẽ là vầng trăng lung linh, dát bạc làm tươi mát, thanh tân không gian nơi đây.
Những ấn tượng về cảnh hoàng hôn trên quê hương đã khiến tôi thêm yêu tha thiết thiên nhiên, đặc biệt là miền quê nghèo dung dị những tình buồn man mác nơi đây. Cũng chính nó làm hoàn thiện thêm những mảng màu về quê hương thân thương, nơi chôn rau cắt rốn mỗi người. -Câu 1 là mình tự làm còn câu 2 thì mình chép mạng vì mình chưa thấy hoàng hôn ở quê mình bao giờ. Mong các bạn và thầy cô ủng hộ
Sáng nay, em háo hức thức dậy từ sớm, để theo bà đi phiên chợ Tết họp ở đầu làng.
Hôm nay đã là 23 tháng Chạp rồi, nên thời tiết rất là “xuân”. Trong cái không khí lạnh lẽo, là những đợt mưa xuân thỉnh thoảng vương qua vai áo. Ánh nắng mặt trời ấm áp thì chỉ le lói mà thôi. Chỉ thoáng cái, lại bị mây mù che đi.
Khi em và bà đến nơi, phiên chợ đã đông lắm rồi. Cả một vùng đê rộng lớn đã phủ đầy những gian hàng rực rỡ. Người kĩ thì đến sớm dựng chòi, người hào sảng thì chỉ cần trải bạt ra rồi bày hàng lên là được. Về hàng hóa thì đa dạng vô cùng, nhưng đều có điểm chung là dùng cho ngày Tết. Từ thịt cá, rau củ, đến hoa quả, áo quần, giày dép. Rồi cả đủ thứ vật dụng trong nhà cho mọi người sắm sửa như dao thớt, chăn gối, tủ chậu… Cùng các món đồ dành riêng cho bàn thờ tổ tiên như vàng mã, lư hương, cát trắng… Cái gì cũng có, cũng nhiều.
Hấp dẫn và đông vui nhất, vẫn cứ là các gian hàng bày bán đồ phụ kiện trang trí cho ngày Tết. Dù giàu nghèo hay bao nhiêu tuổi, người ta vẫn say sưa với cái gọi là đón Tết. Ai ai đến chợ cũng ghé qua các quầy này, mua đôi câu đối, đĩnh vàng, đòn bánh chưng nhỏ về treo lên cửa, cành đào, cành mai cho có không khí xuân.
Em với bà chơi ở chợ phiên mãi, đến cả quá trưa mới bịn rịn trở về. Không khí ở đó vui tươi quá, nhộn nhịp quá khiến em quên cả cơn đói. Lúc về nhà, tay cầm lỉnh đỉnh đủ thứ đồ, mà em vẫn nuối tiếc ngoái lại nhìn phiên chợ ở đằng xa mãi. Một chút gì đó luyến lưu cứ chộn rộn mãi trong lòng em.