K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2021

Có lẽ mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe rất nhiều câu chuyện kể về Bác kính yêu. Và tin chắc rằng mỗi người đều cất giữ cho riêng mình những hình ảnh đẹp về Bác. Có lẽ mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe rất nhiều câu chuyện kể về Bác kính yêu. Và tin chắc rằng mỗi người đều cất giữ cho riêng mình những hình ảnh đẹp về Bác. Tôi cũng thế, câu chuyện mà tôi sắp kể sau đây là sự kết tinh về vẻ đẹp tâm hồn Bác: vẻ đẹp của một người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với phong cách sống vô cùng khiêm tốn và giản dị. Điều đó tôi muốn kể qua câu chuyện cảm động sau đây, chuyện về đôi dép của Bác Hồ. Đôi dép của Bác ra đời vào năm 1947, được chế tạo từ chiếc lốp ôtô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta đánh úp tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa với chân Bác. Trên đường đi công tác, Bác hay nói vui với các anh em chiến sĩ rằng: - Đó là đôi hài vạn dặm trong chuyện cổ tích ngày xưa, đôi hài thần đất đi đến đâu mà chẳng được! Chẳng những khi hành quân mà những ngày đông Bác cũng đi đôi dép ấy. Có hôm trời rét quá, Bác chỉ đi thêm đôi tất cho ấm chân. Tiếp khách trong nước hay khách quốc tế vẫn thường thấy Bác đi đôi dép ấy. Mười một năm rồi vẫn đôi dép đó, các anh em cảnh vệ đã nhiều lần xin Bác đổi dép nhưng Bác bảo vẫn còn đi được.Gặp suối trơn hoặc trời mưa, Bác cởi dép ra xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên những cánh đồng đang vụ cấy hay vụ gặt, Bác xắn quần cao lội ruộng cùng mọi người, tay vẫn không quên xách hoặc nách kẹp đôi dép. Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, vào trong buồng riêng thì anh em đã lập mẹo giấu dép đi và thay vào cho Bác một đôi giày mới. Máy bay xuống Niu-de-li, Bác loay hoay tìm dép mãi, các anh em mới kính cẩn thưa: - Dạ, có lẽ đã cất nhầm xuống khoang hàng của máy bay rồi, thưa Bác. Bác nhìn tất cả rồi ôn tồn bảo: - Bác biết các chú cất dép của Bác đi. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn rất khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong còn có đôi tất mới như thế là đã tốt lắm rồi! Thế là mọi người phải mang dép trả lại cho Bác vì bên dưới chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi. Ấy vậy mà trong suốt thời gian ở Ấn Độ, đôi dép của Bác đã trở thành tâm điểm chú ý của mọi người, nhất là các chính khách, nhà báo, nhà quay phim, chụp ảnh. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, lại còn ghi ghi chép chép làm các anh em cảnh vệ phải một phen canh chừng và bảo vệ đôi hài thần kỳ ấy. Tuy chỉ được làm từ chiếc lốp ôtô quân sự nhưng suốt mười một năm ròng, đôi dép ấy đã theo Bác đi khắp mọi nẻo đường trong và ngoài nước...

10 tháng 11 2021

em học được tính giản dị từ Bác

mik nghĩ vậy!

Bác là ng có lối sống giản dị và tiết kiệm

Một cậu bé sinh ra không may mắn thiếu đi vành tai. Chính vì khiếm khuyết ấy mà cậu bé đã mất đi rất nhiều cơ hội thăng tiến trong cuộc sống. Hằng ngày cậu chờ đợi mòn mỏi có người hiến vành tai. Cuối cùng ngày này đã đến nhưng người hiến yêu cầu giữ bí mật thân thế. Cho đến khi ngày mẹ cậu mất, bố mới tiết lộ cho cậu sự thật chính mẹ đã hiến vành tai của mình để đổi lấy hình hài chọn vẹn cho cậu. Bấy giờ người con mới nhận ra rằng kho báu thực và có giá trị không phải là những gì có thể nhìn thấy, mà chính là các viên ngọc giấu ẩn. Tình yêu thật không phải là những gì đã làm để được biết đến, mà chính là sự lặng lẽ hiến dâng.

10 tháng 11 2021

Nghị luận 

Nghị luận nha

10 tháng 11 2021

. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận.

Ptbđ nghị luận

3 tháng 4 2021
Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc hội. Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình: "Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới". Sau ngày hoà bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại: -        Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình.
15 tháng 8 2016

giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác có một sự nhất quán.Trong sinh hoạt,bữa ăn chỉ có vài ba món, lúc ăn ko để rơi vãi 1 hạt cơm, ăn xong bát rất sạch,các thức ăn còn thừa dc xếp tươm tất; chiếc nhà sàn nhỏ bé chỉ có vài 3 phòng;cách làm việc khoa học, ngăn nắp, tận tâm, tận lực.Trong quan hệ vs mọi người, Bác rất gần gũi,...những chân lí của thời đại đc Bác diễn đạt rất giản dị: ''ko có việc .....'',''nc VN....''

15 tháng 8 2016

       Bài văn nêu bật đức tính giản dị của Bác thể hiện trên nhiều phương diện: từ sinh hoạt, lối sống, quan hệ với đồng chí, đồng bào, trong lời nói, cách viết...

10 tháng 11 2017

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969, kiêm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ 10/1956 đến 1960. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc hành trình huyền thoại. Trong chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình (từ năm 1911 cho đến năm 1941) , ông đã tới nhiều quốc gia khác nhau để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại các nước châu Phi, châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông.

10 tháng 11 2017

Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội,[75] hưởng thọ 79 tuổi. Ngày mất của ông ban đầu được Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam công bố là ngày 3 tháng 9, đến năm 1989 mới công bố lại là ngày 2 tháng 9.

 Hà Nội đã nhận được hơn 22.000 bức điện chia buồn từ 121 nước trên khắp thế giới. Nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa đã tự tổ chức truy điệu và đưa ra những lời ca ngợi ông. Một tuyên bố chính thức từ Moskva đã gọi Hồ Chí Minh là một "người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng, nhà lãnh đạo xuất chúng của Cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, và một người bạn lớn của Liên bang Xô Viết". Từ các nước Thế giới thứ ba, người ta ca ngợi ông trong vai trò của người bảo vệ những con người bị áp bức. Một bài báo xuất bản ở Ấn Độ miêu tả ông là sự kết tinh của "nhân dân và hiện thân của khát vọng đấu tranh cho tự do và cho sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân". Những bài báo khác đề cao phong cách giản dị và đạo đức cao của ông. Một bài xã luận trên một tờ báo của Uruguay viết:

 “ Ông có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến. Ông là hình mẫu của sự giản dị trong mọi mặt. ”

 Phản ứng từ các nước phương Tây dè dặt hơn. Nhà Trắng và các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ từ chối bình luận. Báo chí phương Tây đặt sự chú ý cao đối với cái chết của Hồ Chí Minh. Các tờ báo ủng hộ phong trào phản chiến có xu hướng miêu tả ông như là một đối thủ xứng đáng và là người bảo vệ cho những con người bị áp bức. Ngay cả những tờ báo đã từng phản đối mạnh mẽ chính quyền Hà Nội cũng ghi nhận ông là người đã cống hiến cả cuộc đời cho công cuộc kiếm tìm độc lập và thống nhất đất nước Việt Nam của ông, đồng thời là tiếng nói nổi bật trong việc bảo vệ những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới[77]. Tại Vương quốc Anh, hay tin Hồ Chí Minh qua đời, vào ngày 12 tháng 9 năm 1969 Pet-ghi Đap-phơ - nhà báo tờ "Báo Diễn đàn", đã ghi nên một bài báo có độ dài không ít, trong đó ông được xem như: “Hồ Chí Minh, một người vừa là G. Oasinhtơn, vừa là A. Linhcôn của đất nước mình”.

Tang lễ được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 tại quảng trường Ba Đình với hơn 100.000 người đến dự, trong đó có các đoàn đại biểu từ các nước xã hội chủ nghĩa. Hàng triệu người trên khắp đất nước Việt Nam đã khóc. Điếu văn truy điệu ông do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc, có đoạn viết:“

Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn ! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - Người anh hùng dân tộc vĩ đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta... ”

 —Lê Duẩn

Trong bài thơ "Bác ơi" của Tố Hữu, sáng tác ngày 6 tháng 9 năm 1969, có đoạn:

Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải hồn muôn trượng

 Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Trong di chúc, ông muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước[81][82]. Tuy nhiên, theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này nhân dân cả nước, nhất là nhân dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng ông. Từ đó đến nay, thi hài ông được bảo quản trong lăng tại Hà Nội, tương tự như đối với thi hài Lenin ở Moskva.

Danh hiệu

Ông được xem là một danh nhân không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của thế giới. UNESCO đã tôn vinh ông là "Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa"] và khuyến nghị các nước thành viên tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông do "các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật", và ông "đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc [trên thế giới]. Tuần báo TIME của Hoa Kỳ bình chọn Hồ Chí Minh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20. Tờ Time 2000 đã nhận định ông là người đã góp phần "làm thay đổi diện mạo hành tinh chúng ta trong thế kỷ XX". Ngày 15 tháng 10 năm 2010, báo Time cũng đã bầu chọn Hồ Chí Minh là một trong 10 tù nhân chính trị nổi bật chiến đấu cho tự do.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Một ngày đẹp trời, các bộ phận trên cơ thể gồm Tay, Miệng, Răng, Chân ghen tị với Bụng rằng mình phải làm việc cực nhọc nên đã đình công không chịu làm gì để trừng phạt Bụng. Nhưng được mấy ngày thì thấy mệt mỏi rã rời, oặt ẹo, tất cả đều hiểu ra và quay trở lại đoàn kêt với nhau.

17 tháng 9 2021

tham khao

Câu chuyện kể về cuộc chia tay của Thành và Thủy vì bố mẹ ly hôn. Thành ở lại với bố còn Thủy về quê ngoại với mẹ. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi. Thủy đau đớn khi chia tay thầy cô và các bạn. Trước khi lên xe, Thủy chạy vào nhà đặt hai con búp bê ở lại và bắt anh hứa sẽ không bao giờ để chúng cách xa nhau.