K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2019

Nguyễn Dữ quê ở huyện Thanh Miện thuộc tỉnh Hải Dương là một trong những học trò giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống trong xã hội loạn lạc, chế độ phong kiến thối nát, sau một năm làm quan, ông trở về quê nuôi mẹ già, đóng cửa viết sách.

Ông để lại một số thư và cuốn Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán. Đây là cuốn văn xuôi cổ gồm 20 truyện, mang yếu tố hoang đường, cốt truyện lưu truyền trong dân gian. Phần lớn là nhân vật phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, một ít là trí thức phong kiến sống gần gũi với nhân dân, 19 trong 20 truyện có lời bình. Truyền kì mạn lục là áng văn xuôi cổ giàu giá trị nhân đạo và có tính nhân dân, sâu sắc.

Về Chuyện người con gái Nam Xương rút trong tập Truyền kì mạn lục:

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì dung hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Chẳng bao lâu sau Trương Sinh phải đi lính đánh giặc Chiêm. Vũ Nương rót chén rượu đầy, tiễn chồng mà rằng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên... .

Nàng đang có mang, xa chồng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản. Nửa năm sau, mẹ chồng vì già yếu và nhớ thương con đi lính, rồi lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men. Mẹ chồng qua đời, nàng thương xót lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình.

Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, Trương Sinh được trở về. Con trai vừa học nói. Chàng bế con thơ đi thăm mồ mẹ. Đứa con quấy khóc, Trương Sinh hết sức dỗ dành. Con ngây thơ nói: "Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư. Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Chàng gặng hỏi, đứa con mới cho hay "có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Trương Sinh vốn tính hay ghen, đinh ninh là vợ hư, la um cho hả giận, nhiếc mắng đuổi đi. Nàng khóc lóc phân trần, họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, Trương Sinh cũng chẳng nghe. Trước cảnh bình rơi trâm gãy, Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang với lời nguyền: "nếu đoan trang" vào nước xin làm Ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ...". Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng: "Cha Đản lại đến kia kìa!". Bây giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình đã bị chết oan!

Lại nói về chuyện Phan Lang trước làm đầu mục ở bến đò Hoàng Giang, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh, đến xin kêu tha mạng. Sáng dậy, có người phường chài đem biếu một con rùa mai xanh. Chợt nghĩ đến chuyện chiêm bao, Phan Lang bèn thả con rùa. Sau đó, Phan Lang chạy loạn, đắm thuyền, thấy dạt vào động rùa ở hải đảo. Linh Phi nhìn thấy nói rằng: "Đây là vị ân nhân cứu sống ta thuở xưa" rồi lấy khăn dấu mà lau, thuốc thần mà đổ, Phan Lang được cứu sống. Linh Phi là vua biển Nam Hải mở tiệc thiết đãi ân nhân mình. Có vô số mỹ nhân quần áo thướt tha, mái tóc dài đến dự tiệc.

Trong số đó có một thiếu phụ xinh đẹp chỉ điểm một chút son phấn rất giống Vũ Nương. Tiệc xong, người đàn bà ấy nói với Phan Lang: "Tôi với ông vốn người cùng làng, cách mặt chưa bao, đã quên nhau rồi ư?"- Nghe kể đến chuyện làng quê Vũ Nương khóc. Nàng gửi về một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước thì nàng sẽ trở về...

Linh Phi sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan Lang ra khỏi Cung nước, về đến nhà, Phan Lang kể lại chuyện gặp Vũ Nương và trao lại chiếc hoa vàng. Trương Sinh bèn lập đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Có năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Trương Sinh thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, nói vọng vào: "... Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa..." - Bóng nàng mờ nhạt dần mà biến mất.

#Walker

20 tháng 9 2019

help me

28 tháng 9 2020

lên mạng tra nha bạn!!!

4 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và khủng hoảng. Giống như nhiều trí thức khác của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc. Vì thế, sau khi đỗ Hương Cống, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 tác phẩm của Truyền kì mạn lục. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. Tác phẩm cho thấy nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã thể hiện được sự phối hợp hài hòa giữa chất hiện thực (câu chuyện được lưu truyền trong dân gian) với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì (yếu tố kì lạ hoang đường).

Giá trị nội dung của tác phẩm được thể hiện ở hai khía cạnh: Hiện thực và nhân đạo. Hiện thực thứ nhất trong tác phẩm là số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng thùy mị, nết na; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà Trương Sinh đã nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng, bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình. Hiện thực thứ hai được phản ánh là xã hội phong kiến với những biểu hiện bất công vô lý. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh - một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh là hệ quả của một loại tính cách - sản phẩm của xã hội đương thời.

Giá trị nhân đạo thể hiện ở các khía cạnh: ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, theo quan điểm Nho giáo (tam tòng, tứ đức). Tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy. Với chồng: nàng là người vợ hiền thục. Với con: nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thương. Với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thảo. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn được thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thủy cung: Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh, một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về vì đã nặng ơn nghĩa đối với Linh Phi... Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng, từ đó khắc họa thành công hình tượng nhân vật người phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống ở cõi khác bình yên và tốt đẹp hơn đó là chốn thủy cung. Qua đó có thể thấy rõ ước mơ của người xưa (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.

 

Bên cạnh giá trị nội dung, tác phẩm còn được đánh giá cao ở phương diện nghệ thuật. Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì, tính chất truyền kỳ được thể hiện qua kết cấu hai phần: Vũ Nương ở trần gian, Vũ Nương ở thủy cung. Với kết cấu hai phần này, tác giả đã khắc họa được một cách hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. Mặt khác, kết cấu hai phần ở “Chuyện người con gái Nam Xương” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành). Chất hoang đường kì ảo cuối truyện cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã được giải những người đã chết thì không thể sống lại được. Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc hơn. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lý tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấm kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ lên ba với chi tiết cái bóng.

Tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyền kì của Nguyễn Dữ, sống mãi trong lòng người đọc bởi chất hiện thực sinh động và tấm lòng nhân đạo tha thiết của tác giả.

đoạn văn thôi ạ

 

4 tháng 11 2021

Tham khảo:

 

Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh từng khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”, còn nhà thơ Chế Lan Viên lắng sâu và tinh tế khi cất lên lời thơ: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Bao thế kỉ qua, Truyện Kiều đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với mỗi người dân Việt Nam. Những trang thơ có sức cuốn hút diệu kỳ, vương vấn mãi tâm hồn ta, mang đến cho ta niềm cảm thương sâu sắc với “tấm gương oan khổ” Thúy Kiều, đem lại cho ta những khoái cảm thẩm mĩ đặc biệt trước những lời thơ như hoa, như gấm:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Tám câu thơ trích trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đây là những vần thơ có sức ám ảnh nhất của đoạn trích, diễn tả thành công "nỗi lòng tê tái" của Kiều trong những ngày đầu tiên của kiếp đoạn trường.

Hai tiếng "buồn trông" được lặp lại bốn lần trong đoạn trích, vừa như gói trọn tâm thế của Kiều "trước lầu Ngưng Bích", vừa tạo nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ. Ở nơi "khóa xuân", Kiều chỉ biết lấy thiên nhiên làm điểm tựa, và từ điểm tựa đó nàng nhận thức về số kiếp của mình. Tầm nhìn của nàng trước hết hướng ra xa, vì nơi xa đó là nhà nàng, là nơi có những người thân yêu nhất:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Không gian xa rộng, quạnh hiu nơi cửa bể như càng làm nổi rõ hơn thân phận nhỏ bé, cô đơn của Kiều. Không gian ấy cộng hưởng cùng thời gian "chiều hôm" - thời khắc gợi nhớ, gợi buồn - khiến như thấm sâu hơn vào tâm hồn người con gái nơi xứ lạ nỗi niềm xót xa. Giữa khung cảnh ấy, trái tim cô đơn, tâm hồn trống vắng cần lắm một hơi ấm, một sự hiện diện của sự sống:

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

"Thuyền" chính là hình ảnh biểu tượng cho sự sống con người. Nhưng đó là sự hiện hữu mờ mờ, như có như không, được diễn tả qua hai từ "thấp thoáng", "xa xa". Sự xuất hiện mờ ảo của cánh buồm không làm cho khung cảnh thêm thân mật, ấm áp mà càng gợi sầu, gợi cảm giác cô liêu cho con người. Không tìm thấy sự sẻ chia từ nơi cửa biển xa xăm, Kiều hướng tầm mắt về "ngọn nước" gần mình hơn:

Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Giữa dòng nước, cánh hoa trôi man mác như gợi nhắc thân phận cảnh bèo trôi dạt của người trong cảnh. Câu hỏi tu từ như xoáy vào tâm hồn người đọc. Thân phận cánh hoa hay chính là những trăn trở, xót xa cho số kiếp mỏng manh, phiêu bạt của Kiều? Hai tiếng "về đâu" cuối câu thơ với thanh không càng tạo cảm giác xa vắng, vô định, như tương hợp với tâm thế hiện thời của Kiều. Tìm đến với thiên nhiên đó mong sao vơi bớt mối sầu chất chứa trong lòng nhưng càng nhìn cảnh, tâm trạng lại càng rối bời. Dường như nước gợi lên sự lạnh lẽo, bất định, chảy trôi nên Kiều tìm về với bờ cỏ xanh, với mặt đất:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Nhưng cỏ cũng mang tâm trạng buồn thương của người: "rầu rầu". Đâu còn là "cỏ non" xanh tận chân trời trong tiết thanh minh khi Kiều còn sống những ngày tháng "Êm đềm trướng rủ màn che". Cảnh nơi xứ lạ như thấu cảm nỗi niềm của Kiều nên nhuốm màu tâm tư của kiếp người phiêu bạt. Nỗi "rầu rầu" ấy tràn ngập, lan tỏa khắp không gian:

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Cái nhìn bao quát từ "chân mây" xa xăm đến "mặt đất" gần gũi, tất cả đều "một màu xanh xanh". Nó khác lắm cái sắc xanh tràn ngập nhựa sống của tiết trời mùa xuân:

Cỏ non xanh tận chân trời và cũng không giống màu áo xanh tinh khôi của chàng Kim trong ngày đầu gặp gỡ:

Tuyết in sắc ngựa câu giòn.
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.

Màu xanh của không gian nơi lầu Ngưng Bích là màu xanh gợi buồn. Nỗi buồn của người pha vào cảnh vật, mang theo bao tái tê. Không gian trở nên rợn ngợp, cô liêu. Sự vắng lặng bao trùm cảnh vật càng tô đậm tiếng lòng thổn thức của người trong cảnh. Kiều cảm thấy cần một tiếng vọng của sự sống con người nhưng đáp lại nàng chỉ có những thanh âm hào hùng của thiên nhiên:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Gió thổi, nước trôi... tất cả đều gợi sự chảy trôi, như thân phận "Bên trời góc bể bơ vơ" của nàng Kiều. Âm thanh của tiếng sóng ầm ầm như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Tầm nhìn của Kiều hướng từ xa về gần, từ cao đến thấp, mong mỏi kiếm tìm một sự đáp vọng. Thanh âm duy nhất đáp lại nàng là tiếng sóng "ầm ầm" "kêu quanh ghế ngồi". Nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều. Xót xa biết bao, đớn đau biết bao! Chỉ có thiên nhiên bên nàng, sẻ chia "tấm lòng'' với nàng. Đó chính là thời khắc Kiều thấm thía nhất nỗi niềm tự thương thân.

Thơ ca chỉ tìm được bến neo đậu nơi lòng người khi đó là tiếng lòng tha thiết, được tạo tác bởi tài năng nghệ thuật chân chính. Đoạn thơ này của Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nó không chỉ khắc họa thành công nỗi lòng xót xa, tâm trạng bẽ bàng của Kiều mà còn cho ta thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình bậc thầy của đại thi hào dân tộc. Âm hưởng của những câu thơ này đã, đang và sẽ vang đọng mãi trong tâm trí người đọc.

4 tháng 11 2021

Tham khảo

Nguyễn Du không chỉ xuất sắc trong nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật mà còn là người có biệt tài miêu tả thiên nhiên, ngụ tâm tình, tình cảm của con người. Mỗi bức tranh dưới đôi bàn tay Nguyễn Du luôn luôn thực hiện hai chức năng chính: thể hiện ngoại cảnh và thể hiện tâm trạng. Tám câu thơ cuối trong bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã cho thấy rõ biệt tài này của ông.

Sau khi bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều sống trong đau đớn, ê chề, với bản tính là con người trọng nhân phẩm, Kiều đã tìm đến cái chết để giải thoát nhưng không thành công. Thúy Kiều bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, chờ đến ngày thực hiện âm mưu mới. Những ngày ở lầu Ngưng Bích nàng sống trong đau đớn, tủi hổ, cô đơn, tuyệt vọng đến cùng cực.

Trong nỗi cô đơn, dường như ai cũng một lòng hướng về gia đình. Người con gái trong ca dao, dù lấy chồng, nhưng trong những khoảnh khắc ngày tàn vẫn tha thiết nhớ về quê mẹ:

Chiều về ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Huống chi là nàng Kiều, thân phận nổi trôi, bán mình cứu gia đình, thì nỗi nhớ gia đình lại càng da diết hơn bao giờ hết:

Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Không gian mênh mông của cửa bể kết hợp với hình ảnh thuyền thấp thoáng phía xa gợi lên không gian rợn ngợp, hoang vắng. Cánh buồm dường như trở nên nhỏ bé hơn trong không gian rộng lớn ấy. Thân phận nàng cũng chẳng khác gì cánh buồm kia, lênh đênh, nhỏ nhoi giữa cuộc đời bất định. Đồng thời ông cũng rất khéo léo lựa chọn thời gian cho nỗi nhớ, ấy là “chiều hôm”. Trong văn học không gian buổi chiều thường gợi ra nỗi buồn man mác, ở đây trong hoàn cảnh của Kiều nỗi buồn ấy gắn với khát khao được sum họp, đoàn tụ, được trở về bên quê hương, gia đình.

Sau nỗi buồn tha hương, xa xứ, nàng nghĩ về thân phận mình mà lại càng đau lòng hơn: “Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu?”. Hình ảnh ẩn dụ “hoa trôi” là biểu trưng cho thân phận của nàng Kiều. Ngọn nước mới sa kia có sức mạnh ghê gớm, là những giông bão, sóng gió trong cuộc đời đã vùi dập cuộc đời nàng. Những cánh hoa trôi man mác cũng như thân phận bé bỏng, mong manh của nàng. Cuộc đời nàng lênh đênh theo dòng đời, không biết tương lai sẽ đi đâu về đâu. Câu hỏi tu từ “biết là về đâu” như một lời than, một lời ai oán cho số phận bất hạnh. Qua đó càng nhấn mạnh hơn nữa thân phận chìm nổi, bèo bọt của nàng.

 

Trong tác phẩm của Nguyễn Du, sắc xanh đã xuất hiện nhiều lần, mỗi lần xuất hiện đều mang ý nghĩa khác nhau. Nếu như trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, sắc xanh tượng trưng cho sự sống, tươi tốt mơn mởn, thì trong đoạn trích này màu xanh lại mang một ý nghĩa khác: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. Nội cỏ chỉ mang một màu tàn lụi héo úa. Sắc xanh cũng nối chân trời mặt đất với nhau nhưng lại nhạt nhòa, đơn sắc. Tất cả những màu sắc đó hòa điệu với nhau càng khiến cho tâm trạng Kiều trở nên ngao ngán, chán nản hơn. Kiều nhìn ra bốn phía để tìm được sự đồng điệu, tìm sự sẻ chia. Vậy mà, khung cảnh chỉ càng làm nàng thêm u sầu, ảo não. Quả thực “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Dưới con mắt tuyệt vọng của nàng, khung cảnh nào cũng chỉ thấm đầy nỗi buồn chán, bế tắc và vô vọng. Điều đó càng đẩy Kiều rơi vào sâu hơn hố sâu của sự sầu muộn, tuyệt vọng.

Hai câu thơ cuối cùng có thể coi là đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, sự hoang mang, rợn ngợp của Kiều đã được tác giả tập trung bút lực thể hiện rõ nhất trong hai câu thơ này:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Cảnh cuối thiên nhiên hiện ra thật dữ dội, đó không chỉ còn là ngoại cảnh mà còn là tâm cảnh, Kiều tưởng mình không còn ngồi ở lầu Ngưng Bích mà đang ngồi giữa biển khơi mênh mông, xung quanh là sóng biển gào thét như muốn nhấn chìm nàng xuống biển. Đặc biệt từ láy “ầm ầm” vừa diễn tả một khung cảnh khủng khiếp vừa diễn tả tâm trạng buồn lo, hoảng loạn của Thúy Kiều. Nàng đang dự cảm những giông bão của số phận, rồi đây sẽ nổi lên và nhấn chìm cuộc đời mình.

Đoạn thơ đã vận dụng tài tình nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, mỗi cảnh là một tâm trạng, là một nỗi đau mà Kiều phải gánh chịu. Không chỉ vậy Nguyễn Du còn có sự miêu tả theo trình tự hợp lý: Từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt nhòa đến đậm nét, khắc họa nỗi buồn da diết của Kiều. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, lớp từ láy giàu giá trị tạo hình và biểu cảm. Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo nên thành công cho đoạn trích.

Tám câu thơ cuối là một tuyệt tác của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Bằng những bức tranh đặc sắc, Nguyễn Du đã khắc họa được những trạng thái xúc cảm, nỗi cô đơn, lo âu, sợ hãi về tương lai đầy sóng gió của nàng Kiều. Không chỉ vậy, qua bức tranh ấy, Nguyễn Du cho thể hiện niềm cảm thương sâu sắc cho số phận nàng nói riêng và số phận người phụ nữ nói chung dưới chế độ phong kiến.

24 tháng 10 2017

Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà chính trị nổi tiếng. Ông đỗ Thái học sinh và ra làm quan dưới thời Hồ. Tuy gia thế hiển hách- mẹ là con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long cũng làm quan lớn dưới triều nhà Trần nhưng Nguyễn Trãi sớm chịu nhừng mất mát đau thương: tang mẹ lúc 5 tuổi, sau đó ông ngoại qua đời khi Nguyễn Trãi mới 10 tuổi. Sau khi đỗ Thái học sinh, ông cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha ông bi bắt sang TQ, Nguyễn Trãi trốn thoát về đầu quân cho Lê Lợi. Tùy là người trung thành nhưng vì “ nợ nước, thù nhà” ông đành làm kẻ phản chủ. Dưới sự giúp đỡ của Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn giành được thắng lợi. Ông hăm hở giúp vua việc nước nhưng bị gian thần ghen ghét, bị nghi ngờ, không được tin dùng nhiều. Năm 1439, NGuyễn Trãi xin về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua trẻ Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc.

Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, tâm hồn lớn của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.

Nguyễn Trãi còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”, “Lam Sơn thực lục”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”,…

Nguyễn trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất. Với tác phẩm “ Bình Ngô Đại Cáo” được coi là bản tiên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Các tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chật chẽ, lập luân sắc bén.

Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường, trần thế hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.

Nguyễn Trãi được coi là một thiên tài văn học, văn chương của ông hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, gốm phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu va đẹp. Năm 1980,Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục , Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

24 tháng 10 2017

Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà chính trị nổi tiếng. Ông đỗ Thái học sinh và ra làm quan dưới thời Hồ. Tuy gia thế hiển hách- mẹ là con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long cũng làm quan lớn dưới triều nhà Trần nhưng Nguyễn Trãi sớm chịu nhừng mất mát đau thương: tang mẹ lúc 5 tuổi, sau đó ông ngoại qua đời khi Nguyễn Trãi mới 10 tuổi. Sau khi đỗ Thái học sinh, ông cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha ông bi bắt sang TQ, Nguyễn Trãi trốn thoát về đầu quân cho Lê Lợi. Tùy là người trung thành nhưng vì “ nợ nước, thù nhà” ông đành làm kẻ phản chủ. Dưới sự giúp đỡ của Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn giành được thắng lợi. Ông hăm hở giúp vua việc nước nhưng bị gian thần ghen ghét, bị nghi ngờ, không được tin dùng nhiều. Năm 1439, NGuyễn Trãi xin về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua trẻ Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc.

Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, tâm hồn lớn của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.

Nguyễn Trãi còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”, “Lam Sơn thực lục”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”,…

Nguyễn trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất. Với tác phẩm “ Bình Ngô Đại Cáo” được coi là bản tiên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Các tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chật chẽ, lập luân sắc bén.

Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường, trần thế hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.

Nguyễn Trãi được coi là một thiên tài văn học, văn chương của ông hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, gốm phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu va đẹp. Năm 1980,Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục , Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

22 tháng 6 2021

Tham khảo

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân). Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên.Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

Tham khảo

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân). Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên.Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

18 tháng 10 2021

Em tham khảo:

I. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề:

+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc.

+ Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm văn chương có giá trị

+ Ông đã để lại nhiều tác phẩm văn chương đồ sộ, trong đó có Lục Vân Tiên.

II. Thân bài

1.  Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

* Cuộc đời:

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định

- Ông xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ.

- Học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.

- Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân.

- Cuộc đời riêng của ông đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang... 

* Sự nghiệp sáng tác:

- Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những năm dài đau thương nửa sau thể kỉ XIX.

- Ông đã để lại cho đời những tác phẩm đồ sộ:

+ Tác phẩm gồm có:

Các truyện thơ: “Truyện Lục Vân Tiên", "'Dương Từ Hà Mậu", "Ngư tiều y thuật vấn đáp ".

+ Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: "Chạy giặc”, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc",...

-> Các tác phẩm của ông có giá trị truyền bá đạo lý làm người, cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước, ca ngợi những con người sẵn sàng làm việc nghĩa, sẵn sàng hi sinh vì dân, vì nước. Ông đã cho em bài học quý về đạo lý làm người, về ý chí nghị lực phi thường, về lòng căm thù giặc và lòng yêu nước.

2. Tác phẩm Lục Vân Tiên

- Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm tiểu biểu, độc đáo của Nguyễn Đình Chiểu, gồm 2082 câu thơ lục bát (có dị bản dài 2246 câu thơ lục bát).

* Giá trị nội dung:

-  Truyện ca ngợi những con người trung hiếu, tiết nghĩa.

- Truyện còn đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người khốn khó. Qua đó tác giả kính đáo thể hiện thái độ yêu thương, bênh vực trước những số phận đau khổ.

- Tác phẩm thể hiện ước mơ, khát vọng của người dân hương tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

* Giá trị nghệ thuật:

- Đây là tác phẩm mang tính tự thuật đặc sắc.

- Ngôn ngữ mộc mạc bình dị mang đậm màu sắc Nam bộ.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật rất gần với truyện cổ dân gian.

II. Kết bài

- Tác giả Nguyễn Đình Chiểu vẫn luôn là ngôi sao sáng trên bầu trời dân tộc. 

- Tác phẩm Lục Vân Tiên là một tác phẩm văn chương mang tính nhân bản sâu sắc, là sản phẩm quý báu của một thuở đã qua mà người đời sau trân trọng gìn giữ.