K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2018

Bao hà và Hạ thuy khởi 

ko biết đung ko nhé

Câu trả lời của mình : 

Bài thơ 1 : Người Bình Dương 

Bài thơ 2 : Về thăm Bình Dương 

~ Nếu sai hay không hay bạn thông cảm ~

18 tháng 10 2018

1. Mãi không quên

Phượng hồng còn rơi thắm tươi sân trường,
Gợi lại cho ta nhớ thương ngày xưa,
Kỹ niệm đã quên phút giây xa trường,
Nghẹn ngào mặn môi nói không nên lời,

Thầy cô dạy cho biết bao nhiêu điều,
Hành trang để ta bước trên đường xa,
Từng năm mỗi mùa cuối đông tháng 11.
Chạnh lòng ta luôn nhớ tới trường xưa,
Bạn bè và thầy cô.

...

2. Mong ước kỷ niệm xưa  

Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm 
Kỷ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô 
Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn 
Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha 
nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa 

Đặt bàn tay lên môi, giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào 
Thời gian sao đi mau xin hãy ngừng trôi 
Dù vẫn mãi luyến tiếc khi đã xa rồi 
Bạn bè ơi, vang đâu đây, còn giọng nói tiếng cười 
Những nỗi nhớ niềm thương gửi cho ai .....! 

...

3. Mái trường mến yêu 

Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu
Có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói
Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống
Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha.
...

Bài hát này gắn với tôi ngày học lớp 6, tuy hát không hay nhưng hôm 20/11 đã dũng cảm xung phong lên trước lớp hát tặng cô giáo dạy văn của mình. Tôi mang tình yêu văn chương đến bây giờ cũng là nhờ cô giáo tôi, từng bài thơ, từng bài văn cô giáo truyền đạt cho chúng tôi với nỗi niềm thiết tha mong chúng tôi thêm yêu cuộc sống và học hành giỏi giang.

4. Trường xưa dấu yêu 

Trường xưa yêu dấu biết bao kỷ niệm thân thương, 

Bạn xưa cách xa biết đến khi nào gặp lại 
Tìm ai trong bóng nắng tiếng cô thầy thân thương, 
Người như đang héo hắt hao gầy vì phấn sương 
Mùa hè năm ấy đến trong một chiều mưa, 
Giờ chia cách xa, những cánh phượng rơi đầy 
Giờ đây mơ ước những giấc mơ thần tiên 
Cùng em đến trường, những giấc mơ hiền hòa 

....

5. Bụi phấn  

Khi thầy viết bảng

Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy
ĐK:
Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Để cho em bài học hay
Mai sau lớn nên người
Làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ
Khi em tuổi còn thơ

Bài hát này ngày xưa tôi đã nghe rất nhiều và thôi không khỏi xao xuyến bởi hình ảnh bụi phấn vương trên tóc thầy. Thầy tôi tóc đã bạc nhưng vẫn say sưa giảng dạy, vẫn luôn nở nụ cười. Nghe ca khúc này tôi tự hứa với mình là phải cố gắng học hành chăm để tóc thầy bạc không uổng phí.

Những mẫu tin nhắn hình đẹp và lời chúc ý nghĩa ngày 20-11

Tin nhắn, lời chúc 20/11 số 1:

。、★、•、、、
、、 ☆ 、\*•
•☆\•\☆\、*
\、*• \☆\、
╭⌒╮⌒⌒╮\*
•╱◥██◣ ★、
|田|田田| \ •、
╬╬╬╬╬╬╬╬
Lớp học trò ra đi,
còn cô ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và cô là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng em định hướng tương lai!

Tin nhắn, lời chúc 20/11 số 2: 

__ __ )__ll___)
)___ll____)
)____ll_____)
,__,_l;;;;l=:Ỉ:=:Ỉ:=:Ỉ:=:Ỉ:=Ỉ:-*'/
_/__Nhà__Gíao__Việt__,/
Tháng năm dầu dãi nắngmưa,
Con đò trí thức thầy đưabao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc - mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày

6. Bài học đầu tiên

Thưa thầy em đã thuộc bài học sáng nay trong bài giảng có bụi phấn trắng bay bay trên tóc thầy... Giọng thầy như tiếng hát

Lời thầy như bài thơ
Cho em những ước mơ
Tới chân trời rộng mở
Bài học đầu tiên, có bóng hình núi sông yêu thương những cánh đồng vẽ tiếp đường cha ông...
Bài học đầu tiên ấm êm lời ru của mẹ, con cò trắng bay qua câu ca dao ngọt ngào...
Bài học đầu tiên sóng vỗ lời biển xanh căng no những cánh buồm chở tiếng hò quê hương
Bài học đầu tiên cám ơn thầy, thầy đã dạy con đường tới tương lai xây đất nước đẹp giàu...
Bài học đầu tiên em đã thuộc rồi thầy ơi Là bài ca yêu Tổ Quốc Không bao giờ em quên...

7. Khi tóc thầy bạc 

Khi tóc thầy bạc tóc em vẫn còn xanh 

Khi tóc thầy bạc trắng chúng em đã lớn khôn rồi 
Thời gian trôi nhanh mau 
Cầu Kiều thầy đưa qua sông 
Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường 
Một con đò sang ngang 
Ôi lòng thấy mênh mang 

Cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao 
Cho em biết yêu bống trắng ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan 
và cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên luá vàng 
Bài học làm người em vẫn nhớ ghi 
Công cha ơn nghĩa mẹ ơn thầy 

"Khi Tóc Thầy Bạc" - Bài hát như chất chứa nỗi lòng của người học trò, bởi tóc thầy bạc, bời thời gian trôi mau, thầy người lái đò âm thầm lặng lẽ chở những lứa học sinh của mình qua sông. Làm sao em quên được thầy ơi, con đò độc mộc ấy,tuổi ấu thơ của em được thầy dìu dắt bằng bài học làm người- công cha nghĩa mẹ ơn thầy.

8. Nhớ ơn thầy cô

Về lại trường xưa với bao kỉ niệm

Bóng dáng cô thầy vấn vương không rời
Một thời tuổi thơ trôi theo cánh phượn
Lời thầy cô vọng mãi
Con nhớ cô thầy dìu dắt con nên người 
Nâng con bay khắp phương trời

Bây giờ, con về
Thăm ngôi trường xưa giờ già hơn trước
Con tìm, cô thầy, xa bao nhiêu năm tóc đã bạc phơ
Con về, thăm lại 
Ôi sân trường xưa một thời mơ ước
Cô thầy đâu rồi
Nghe trong tim con vang tiếng cô thầy. 

9. Con Đường Đến Trường 

Một chiều đi trên con đường này

Hoa điệp vàng trải dưới chân tôi
Ngập ngừng trong tôi như thầm hỏi
Đường về trường ôi sao lạ quá

Một lần đi qua con đường này
Bao kỷ niệm chợt sống trong tôi
Về lại trong sân ngôi trường này
Còn đâu đây nỗi nhớ vô bờ

Chorus:
Nhớ nhớ những ngày nơi đây
Cùng bạn bè sống dưới mái trường này
Nhớ tiếng nói thầy cô chắp cánh ta bay bay vào cuộc sống
Nhớ nhớ mỗi mùa thi qua là một lần ghi dấu trong cuộc đời
Nhớ ghế đá hàng cây làm bạn cùng tôi mỗi lần đến trường
....
Nhớ mãi ngày chia tay nụ cười còn xao xuyến lòng ai
Nhớ mãi ngày chia tay cùng bạn bè đến những miền xa. 

10. Người Thầy

Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa

Từng ngày, giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.
Để em đến bến bờ ước mơ,
Rồi năm tháng sông dài gió mưa,
Cành hoa trắng, vẫn lung linh trong vườn xưa.

Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa,
Dòng đời, từng ngày qua êm đềm trôi mãi,
Chiều trên phố bao người đón đưa,
Dòng sông vắng bây giờ gió mưa,
Còn ai nhớ, ai quên con đò xưa.

ĐK:
Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,
Có hay bao mùa lá rơi.
Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng,
Sáng soi bước em trong cuộc đời.
Vẫn nhớ những khi trời mưa rơi,
Vẫn chiếc áo xưa sờn đôi vai,
Thầy vẫn đi, buồn vui, lặng lẽ.

Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,
Tóc xanh bây giờ đã phai,
Thẫy vẫn đứng bên sân trường năm ấy,
Dõi theo bước em bước em trong cuộc đời,
Dẫu đếm hết sao trời đêm nay,
Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi,
Nhưng ngàn năm, làm sao em đếm hết công ơn người thầy.

11. Ngôi Trường Dấu Yêu

Nhớ những tháng năm dài sống dưới ngôi trường bao mến thương của tôi

Có ánh nắng tươi hồng, với tiếng chim ngoài xa líu lo hòa ca
Nhớ ánh mắt ai buồn nhìn giọt mưa rơi trên cánh hoa phượng xinh
Rồi mùa thi trôi qua mau hè sang tiếng ve, chợt buồn

ĐK:

Dòng thời gian trôi qua nhanh tựa như giấc mơ
Kỷ niệm ấu thơ trong tôi sẽ mãi không phai
Dù mai cách xa nhưng tôi vẫn mãi không quên
Trường xưa đã cho tôi thật nhiều mơ ước

Cành hoa phượng rơi trên sân trường vang tiếng ve
Dòng lưu bút trao cho nhau nỗi nhớ mùa hè
Đường xưa vẫn đây những chiếc lá vẫn rơi đầy
Trường xưa mãi luôn trong tôi dù thời gian lướt trôi
-------
Nhớ những tháng năm dài sống dưới ngôi trường bao dấu yêu của tôi
Nhớ tiếng nói cô thầy với biết bao tình thương sóng xô đại dương
Nhớ những lúc tan trường, trời chợt mưa rơi rơi ướt con, đường về
Lòng chợt buồn khi tôi không còn nghe tiếng ve, gọi hè

ĐK:

Chiều nay mưa rơi rơi cho lòng tôi nhớ thương
Kỷ niệm dấu yêu khi xưa mỗi lúc tan trường
Làm sao sống trong yêu thương ấm áp bạn bè
Ngày xưa thiết tha ôi giờ đây xa vắng

Nhìn hoa phượng bay bay trên bầu trời thắm xinh
Chợt thấy nơi đây dư âm xưa bỗng vô tình
Ngày tháng êm trôi ký ức sống mãi trong tôi
Kỷ niệm dấu yêu nay chỉ còn trong giấc mơ

12. Ơn Thầy - Con đường đến lớp 

Trên con đường ngày ngày đến lớp, lá rơi nhè nhẹ bên những hè phố

Có ai với cả tấm lòng, đi trên con đường có những lá rơi.

Cho e muôn ngàn yêu thương, cho e bài học quê hương.
Thầy mang cho e thêm tiếng hát, tuổi thơ đẹp những ước vọng.
Hàng cây xanh thắm nhìn lá rơi nhẹ bay
Vương trên tóc thầy với bước thầm lặng trên phố .
Khi nắng hồng trở lại bên e ,khi nắng vàng dìu dịu chảy xuống .
Thầy mang cho e ước vọng ,đi trên con đường có những lá rơi
...

18 tháng 10 2018

vẽ tranh(lên google tìm thơ là ok)

14 tháng 12 2021

Tham khảo!

https://scr.vn/ca-dao-tuc-ngu-ve-quang-ngai.html

14 tháng 12 2021

ai giúp mik vs

 

12 tháng 5 2021

- Thấy dừa thì nhớ Bến Tre

Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.

- Nhất cao là núi Ba Vì

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

- Cần Thơ có bến Ninh Kiều

Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân.

- Bánh tráng Mỹ Lồng,

Bánh phồng Sơn Đốc,

Măng cụt Hàm Luông.

- Bến Tre biển cá sông tôm

Ba Tri Muối mặn, Giồng Trôm lúa vàng.

12 tháng 5 2021

tk 

Bắc Cạn có suối đãi vàng. Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh​ ...Bình Định có núi Vọng Phu. Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh. ...Cổ Đô tốt đất cao nền. Ai đi đến đó cũng quên ngày về.​ ...Cổ Loa là đất Đế Kinh. ...Chẳng vui cũng thể hội Thầy. ...Chuồn chuồn bay thấp bay cao. ...Bóng đèn là bóng đèn hoa. ...Cát Chính có cây đa xanh
13 tháng 4 2021

1. Cây tre Việt Nam

2. Tre Việt Nam

13 tháng 4 2021

Bao nhiêu bài hả bn

 

25 tháng 1 2018

"Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi là một bầu không gian lưu trữ tình đặc sắc. Nó phong phú về cảnh và tình mà bài số bốn mươi ba trong chùm "Bảo kính cảnh giới" chứa đựng những nét độc đáo, thấp thoáng niềm tâm sự của tác giả. Bài thơ này có người đặt tên là "Cảnh mùa hè".

   Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm thanh thoát đến thế:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường".

   Nguyễn Trãi kia! Ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là "Rỗi, hóng mát thuở ngày trường". Nhưng "rỗi" hay "rồi" cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc đều xong xuôi, đã qua rồi. "Ngày trường" lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả "Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài". Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải đành "hóng mát" cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

   Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.

"Hòe lục đùn đùn. tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"

   Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời... .

   Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:

"Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương".

   "Chợ" là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no; chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tinh cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi:

"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương".

   "Dân giàu đủ", cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn "Nam Phong" gảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói: dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.

   Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm "cuồn cuộn nước triều Đông". Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sông thiên nhiên nhưng ức Trai vẫn canh cánh "một tấc lòng ưu ái cũ". Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.

17 tháng 10 2018

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.


Từ xưa, ca dao đã có câu:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
 

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
 

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
 

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
 

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
 

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
 

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
 

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
 

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
 

"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
 

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".

17 tháng 10 2018

ôn sư trọng đạo là truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời xưa đến nay. Truyền thống ấy thể hiện rõ nét nhất trong ngày 20/11 hằng năm - là ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tình cảm thầy trò thân thiết, gắn bó, mang nặng nghĩa tình được ghi lại qua những bài thơ, bài ca thật giàu hình ảnh và xúc động. Nhưng có lẽ chân thành mộc mạc, tự nhiên nhất vẫn là những bài văn của chính các em học sinh viết về thầy cô. 

Dưới đây là một số bài văn hay đã từng đạt giải trong những cuộc thi cảm nhận về thầy, cô giáo nhân dịp 20/11. 

Thầy cô dạy dỗ em nên người

Tác giả: Vũ Nguyễn

Bài văn là những kỉ niệm rất sống động của cậu học trò đã từng nghịch ngợm, quậy phá làm phiền lòng thầy cô. Nhưng bằng tất cả yêu thương, ân cần; thầy cô đã khiến cậu tâm phục, khẩu phục. Những tình cảm của cậu với thầy cô trong ngày 20-11 mỗi năm mỗi khác, nhưng càng trưởng thành, cậu càng hiểu rằng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả thầy cô luôn mong muốn dành cho học trò của mình những điều tốt đẹp nhất. Không có thầy cô, cậu không thể thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, thay vì gửi những tin nhắn chúc mừng ngắn ngủi, hãy thể hiện tình cảm với thầy cô thật chân thành và thiết thực nhất.

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

Hk tốt

16 tháng 3 2022

tham khảo :

Bầm ơi có rét không bầm/ Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn/ Bầm ra ruộng cấy bầm run/ Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non .Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như" heo heo" , " lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. 2 từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùm miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.