Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em thích nhất đoạn cuối cùng vì đoạn văn thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả Vũ Quần Phương với ông đồ và tâm trạng xót xa tiếc nuối trước một thời tàn. Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ông đồ với những dẫn chứng rõ ràng, chi tiết, Vũ Quần Phương đồng thời đã bộc lộ suy nghĩ, tình cảm luyến lưu buồn sầu của ông với một dáng hình truyền thống, một phong tục đẹp đẽ của dân tộc. Những cảm xúc luyến lưu ấy đã thực sự chạm vào tim em, khơi lên những liên tưởng phảng phất u buồn về một thời quá vãng.
Bài tham khảo: Đoạn văn thể hiện cảm xúc về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa:
Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.
Tiểu sử:
+ Vũ Đình Liên (1913-1996)
+ Quê quán: quê gốc ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội
+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới
Sự nghiệp:
+ Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học
+ Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…
+ Phong cách sáng tác: mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ hoài vọng
Tham khảo!
Vũ Đình Liên (12/11/1913- 18/1/1996) sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn VN.
Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá... Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn – 1957), Nguyễn Đình Chiểu (1957)…
- Chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).
+ Chữ Nho còn gọi là chữ Nôm cũ là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt. Chữ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán (chủ yếu là phồn thể), vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu. Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20.
+ Nghệ thuật thư pháp: Thư pháp xuất hiện hầu như đồng thời với sự hình thành văn tự bởi nhu cầu trình bày trang nhã và minh bạch văn bản. Công cụ chính tạo nên thư pháp là bút và chất liệu lưu trữ văn tự, mà sau được hiểu gồm mực và giấy. Thư pháp gia thường không nhất thiết phải là bậc trí giả nhưng ít nhiều được coi trọng nhờ vốn học vấn đủ để biên chép và họ có khả năng đẩy văn tự lên tầm nghệ thuật.
Tham khảo:
- Các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên) là:
+ Người thuê viết nay đâu?
+ Hồn ở đâu bây giờ?
- Những câu hỏi nhưng không để hỏi mà để bộc cảm xúc của tác giả trước nên Hán học bị mai một, lãng quên. Câu hỏi “người thuê viết nay đâu” vang lên như một lời ai oán, xót xa. Giờ đây, người ta chẳng còn chơi chữ, mua chữ, thay vào đó là những thú chơi của phương Tây. Cuối bài thơ một câu hỏi vang lên “hồn ở đâu bây giờ” như một sự cảm thương, nuối tiếc cho những giá trị truyền thống đã mất.
Sau khi đọc tác phẩm "Ông đồ", em cảm thấy xót thương cho hoàn cảnh và số phận của nhân vật ông đồ khi nền Nho học đã tàn phai. Ban đầu, trong những ngày tháng huy hoàng, ông đồ nhận được sự chú ý và ngưỡng mộ vì tài năng và học vấn. Vậy mà sau đó vài năm, ông lại bị lãng quên bên góc phố quen thuộc. Ông đồ như một người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến cho cuộc đời nhưng cũng không thể chiến thắng được với thời gian. Cả bài thơ ta thấy được tâm trạng u buồn, cô đơn, tủi phận, thấm đẫm nỗi sầu nhân thế của ông đồ già cô đơn lỡ vận.