Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Tôi hiểu được giá trị của lao động qua chai sần của lòng bàn tay, của những giọt mồ hôi thấm áo mẹ cha. Sinh ra trong gia đình lao động chân tay, tôi hiểu sâu sắc hơn hết lời mẹ tôi vẫn dặn: Có làm thì mới có ăn.
Để tồn tại và phát triển, mỗi con người phải tự lao động và sáng tạo rất nhiều. Và để có tôi ngày hôm nay đang trên con đường chinh phục thành công là những tháng ngày khó nhọc của mẹ.
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần phục vụ nhu cầu của xã hội.
Đó có thể là người bác sĩ tận tâm cứu chữa bệnh nhân, là anh kỹ sư xây dựng những công trình, là những người thầy cô giảng dạy cho thế hệ học sinh bài học hay.
Thế giới tôn vinh những người lao động bằng ngày kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Công nhân thế giới những thế kỷ trước đã đấu tranh để đòi quyền lao động.
Nhưng vẫn có những người lao động vẫn phải làm việc không có chủ nhật, không có ngày 1/5 và không bao giờ có giới hạn 8 tiếng một ngày.
Đó là những người thợ, người phụ xây, là bác bán bánh mỳ, là bác chạy xe chở hàng. Khi nào còn công việc, họ còn làm và khi nào con cái họ còn chưa đủ tiền đóng học, họ vẫn phải tiếp tục làm việc, bất kể thời gian, bất kể nắng mưa. Mẹ của tôi là một người như thế.
Nếu có ai đó hỏi nghề nào cao quý, thiêng liêng nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng đó là nghề bán hàng rong.
Cha mất sớm khi tôi lên 2 tuổi trong một vụ tai nạn lao động. Mẹ tôi quá đau đớn suy sụp và bà bị khủng hoảng tinh thần trong một thời gian ngắn. Dì tôi kể lại mọi người phải rất kiên trì an ủi mẹ tôi mới kiên cường vượt qua nỗi đau mà nuôi dạy những đứa con của mình.
Ấn tượng tuổi thơ của tôi là những gánh hàng nặng trĩu trên vai. Bóng dáng của mẹ có mặt từ những con phố này đến những con phố khác.
Có lẽ, không có ngóc ngách nào không in dấu chân mẹ. Mẹ thay cha nuôi chúng tôi. Với tôi, mẹ không những là người mẹ vĩ đại nhất mà còn là một người bố - gánh vác trọng trách gia đình nuôi 4 đứa con ăn học.
Những đồng tiền lẻ từ mớ rau, từ những ngày lao động nhọc nhằn mẹ đã chắt chiu, chúng tôi mới có ngày hôm nay. Nhớ những ngày ấy, dù nắng mưa, mẹ tôi vẫn đều đặn đi bán hàng.
Tiền bán được chẳng đáng là bao nên mẹ phải làm thêm ở quán ăn đêm. Có những hôm quán đông khách, đến hơn 23h, mẹ mới được nghỉ. Những hôm như thế, mẹ lại được mang phần thức ăn thừa của họ về cho chúng tôi.
Sau những ngày làm việc vất vả, lúc nào khuôn mặt mẹ cũng phờ phạc mệt mỏi, và thoáng chút buồn buồn. Anh hai tôi rất thương mẹ, có những khi nhụt chí, anh lại muốn bỏ học để đi làm đỡ đần cho mẹ bớt khổ. Thế nhưng, mẹ nhất quyết không cho.
Mẹ nói: 'Các con nghỉ học, chỉ giúp được mẹ ngày một ngày hai rồi sau lại khổ như mẹ, mẹ còn đau lòng hơn. Thà rằng có chút vất vả khó khăn nhưng mẹ tình nguyện làm vì tương lai các con'.
Vâng lời mẹ, anh tôi luôn phấn đấu, không ngừng nỗ lực học tập. Giờ đây, anh đã trở thành người thành đạt với thu nhập nhiều người ngưỡng mộ.
Thời gian qua đi, con cái từng bước lớn khôn, mẹ tôi vẫn thế, vẫn giấu đi những nhọc nhằn, buồn phiền để chúng tôi hạnh phúc, vui vẻ.
Có đôi lần tôi nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông hình ảnh những người bán hàng rong phải rời bỏ gánh hàng lấn chiếm vỉa hè của họ.
Tôi rưng rưng nhớ tới mẹ và tôi cũng biết đằng sau những người lao động ấy là những đứa con đang khát khao học vấn.
Bỗng nhiên, tôi giật mình mà thấy rằng tốc độ thành công của chúng tôi phải nhanh hơn tốc độ già đi của mẹ. Cảm ơn mẹ đã vì con. Cảm ơn mẹ đã sinh con ra trên đời.
Đến đây, tôi mới hiểu ra thực sự ý nghĩa của lao động. Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất mà còn là ngọn lửa thắp sáng nguồn sống của mọi người.
Lao động không chỉ vì nhu cầu của bản thân mà còn là biểu hiện của đức hy sinh, tình yêu thương.
Ngày quốc tế lao động không đơn giản chỉ là nghỉ ngơi để hưởng thụ thành quả, mà còn là lúc chúng ta biết đến và ghi nhớ công lao của những người chưa bao giờ biết đến ngày quốc tế lao động".
Con người xuất hiện trên trái đất này khoảng bốn triệu năm về trước. Vượt qua một chặng hành trình kéo dài của lịch sử trái đất, con người đã biến đổi hoàn toàn từ loài vượn cổ trở thành người hiện đại với tầm cao vũ trụ. Chính quá trình lao động miệt mài là yếu tố kì diệu để con người phát triển. Nói về lao động, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “ Lao động là vẻ vang và cần thiết, cần thiết cho bản thân mình để sống, lao động là cần thiết cho dân cho nước, lao động là nghĩa vụ”. Câu nói của bác Phạm Văn Đồng làm cho mỗi người chúng ta phải suy nghĩ.
Nhiều người vẫn quen hiểu lao động là dùng sức lực và dụng cụ để sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng, như người nông dân sản xuất lúa gạo, người công nhân dệt vải, may thêu… Nhưng ý nghĩa của lao động không dừng lại ở đó. Lao động còn là sự vận dụng khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của ban thân để cải tiến kĩ thuật, thay đổi phương pháp làm việc để thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy các lĩnh vực của xã hội ngày càng phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của con người.
Lao động là việc làm vẻ vang. Nhờ lao động, con người có thể tự kiếm sống bằng chính đôi tay của mình. Nhờ lao động, con người có một cuộc sống tự do không bị lệ thuộc vào bất cứ ai. Tự do là phần thưởng vô giá mà phần thưởng này chỉ dành cho những người biết lao động và quý trọng giá trị đích thực của lao động. Còn gì sung sướng bằng khi ta được làm chủ những đồng lương được làm nên sau những tháng ngày vất vả, làm sao không tự hào khi ta đứng trước một canh đồng màu mỡ, một mảnh vườn xanh mướt được tạo nên từ đôi bàn tay cần cù chịu khó, từ những giọt mồ hôi chăm chỉ trên mảnh đất trước đây chỉ là sỏi đá khô cằn… Cảm giác sung sướng tự hào ấy chỉ có những người trong cuộc mới cảm nhận hết.
Lao động còn là điều hết sức cần thiết, không chỉ cho bản thân mà còn cho dân cho nước. Lao động nuôi sống bản thân con người, là quá trình hình thành nhân cách, phát huy trí tuệ, tài năng. Lao động là động lực phát triển đất nước. Chúng ta hãy lấy tấm gương lao động của Nhật Bản. Sau Thế chiến thứ hai, nước Nhật vừa chịu tổn thất nặng nề vừa phải đền bù thiệt hại chiến tranh. Thế mà, chỉ vài thập kỉ sau, từ một đống tro tàn đổ nát của cuộc chiến, Nhật đã vươn lên thành một cường quốc kinh tế ở Châu Á. Tất cả đều nhờ bàn tay lao động, khối óc sáng tạo của những con người biết chung vai vì đất nước. Mỗi ngành nghề, mỗi công việc đều đáng trân trọng như nhau, bởi tất cả đều giống nhau ở việc xây dựng và phát triển đất nước.
Lao động còn là nghĩa vụ của mỗi người. Là người công dân trên một đất nước độc lập, ý thức về trách nhiem của mình, ai ai cũng phải ra sức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, một đất nước phồn vinh hơn. Bác Hồ kính yêu đã từng nói :“ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tuỳ theo sức của mình…”. Điều đó không chỉ là trách nhiệm mà con là bổn phận của mỗi người chúng ta đối với tập thể. Nếu ai cũng ý thức được điều này, cuộc sống chắc chắn sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
Câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhắc nhở chúng ta hiểu được ý nghĩa, gia trị của lao động để từ đó có thái độ, hành động, cách nhìn đúng đắn hơn về lao động. Xã hội ta ngày nay đã phát huy những giá trị của lao động bằng những việc làm thiết thực. Các hội thi “Bàn tay vàng người thợ”, hội thi “ Sáng tạo khoa học”… là những minh chứng sinh động nhất. Những giá trị lao động chân chính được tôn vinh, được đề cao nhằm thúc đẩy niềm hăng say lao động sáng tạo.
Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương lao động miệt mài, ta không khỏi buồn lòng trước những hành vi thái độ coi thường lao động chân tay hoặc những quan niệm lệch lạc về lao động. Đó là những con người quen sống hưởng thụ, xa hoa từ những đồng tiền bất chính. Vì không lao động, họ không biết giá trị đích thực của lao động và chắc chắn không bao giờ biết quý trọng thành quả mà mọi người đã tạo ra. Những con người đó thực sự trở thành ung nhọt của đất nước, là lực cản trong tiến trình phát triển của cuộc sống mà chúng ta phải kiên quyết loại trừ.
Tóm lại, hiểu được giá trị của lao động đối với con người và cuộc sống, chúng ta càng có ý thức trân trọng giữ gìn những thành quả lao động mà cha ông ta đã tạo dựng và để lại cho đời sau, đồng thời tự xác định cho mình thái độ lao động tốt bằng những việc làm đích thực, cụ thể . Trước mắt, chúng ta cần phải có thái độ chuyên cần trong học tập, tham gia tốt các ngày Chủ nhật hồng, phong trào trồng cây gây rừng để làm đẹp cuộc sống này.
Chúc bn hok tốt~~
Mở bài
Giới thiệu về ý nghĩa của loài hoa hồng: Hoa hồng là loài hoa biểu tượng cho tình yêu thương, là sự bắt đầu cho những điều mới mẻ. Vì vậy mà em rất thích loài hoa này.
Thân bài
- Cảm nghĩ hình dáng của loài hoa hồng: Là một loài cây có nhiều gai góc nhưng bông hoa đẹp rực rỡ
+ Toàn thân cây hoa hồng có vô số gai nhọn như thể nhắn gửi để cảm nhận được sự điều tốt đẹp nhất thì cần phải trải qua những khó khăn mới nhận ra được.
+ Những chiếc lá với 2 màu sắc khác cùng với những lưỡi cưa xếp chung quanh như làm bông hoa nổi bật hơn.
+ Loài hoa hồng khi trổ bông mới rực rỡ làm sao, chúng hé nở những nụ hoa trông như ngọn lửa thắp sáng cả khu vực xung quanh. Cho đến khi búp hoa nở ra trông thật đẹp. Ôi! những cánh hoa hồng mới đẹp làm sao! Những cánh hoa đỏ thắm như những giọt máu.
- Cảm nghĩ về ý nghĩa của loài hoa hồng: Hoa hồng ngày nay được trồng trên khắp thế giới, con người đã tạo ra vô số loài hồng khác nhau, mỗi loài mang 1 màu sắc ý nghĩa của chúng.
Ví dụ như, màu đỏ của tình yêu, màu vàng của.... màu xanh tương trưng cho..…
- Cảm nghĩ về việc trồng và chăm sóc loài hoa hồng: Hoa hồng khá dễ trồng, chỉ cần chăm chỉ tưới nước và bón phân, sau 1 thời gian chúng sẽ nở những nụ hoa đẹp nhất, sau khi hoa tàn thì chỉ cần tỉa cành đó đi thì cây hoa sẽ mọc thêm nhiều cành hoa mới.
Kết bài
- Tổng kết cảm nghĩ về loài hoa hồng: Em rất thích loài hoa hồng vì nó là tình yêu thương. Em muốn tất cả mọi người đều có thể gửi cho nhau những cành hoa hồng đỏ thắm.
Gợi ý :
1. Mở bài
Vào một ngày, tôi bỗng nhận ra sự trưởng thành của mình.
2. Thân bài
a. Miêu tả bản thân khi đã lớn
* Đối với các bạn nam
- Vóc dáng, ngoại hình:
- Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều
- Giọng nói: bị vỡ giọng, nghe ồm ồm rất trầm.
- Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, rắn chắc hơn.
- Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
- Tính cách:
- Bớt hấp tấp, vội vàng hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
- Quan tâm, chăm sóc bản thân mình nhiều hơn.
- Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
- Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
* Đối với các bạn nữ
- Vóc dáng, ngoại hình:
- Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều.
- Giọng nói: thánh thót, trong trẻo hơn.
- Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, dịu dàng, nữ tính hơn.
- Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
- Tính cách:
- Bớt hậu đậu hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
- Chải chuốt, chăm lo cho bề ngoài nhiều hơn trước khi đứng trước người khác.
- Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
- Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
b. Kể một kỉ niệm sâu sắc để thể hiện đúng đề bài "...thấy mình đã khôn lớn"
Ví dụ: Trông em cho mẹ đi chợ
- Mẹ đi chợ, tôi phải trông em với biết bao vất vả, cực khổ.
- Lúc nào cũng phải để mắt đến nó bởi vì nó quá nghịch ngợm, hiếu động.
- Phải làm những trò chơi mà nó yêu cầu: làm ngựa cho nó cưỡi, chơi đùng đình,...
- Đút cơm cho nó ăn là một cực hình của một người làm anh, làm chị.
- Tắm rửa cho nó cũng là một điều rất vui và thú vị.
- Khi nó ngủ ngon lành là lúc tôi thở phào nhẹ nhõm.
- Mẹ đi chợ về, khen tôi trông em rất tốt.
- Mẹ nói với tôi ràng: ''Con mẹ đã khôn lớn rồi đấy!".
c. Cảm nhận về bản thân mình
Cần phải cố gắng nhiều hơn và phải rút kinh nghiệm trong cuộc sống của mình.
3. Kết bài
- Khôn lớn đối với tôi là một điều gì đó rất thú vị và hạnh phúc.
- Đã là khôn lớn, tôi xin hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn đề trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng cha mẹ mình nữa.
Có lẽ mỗi một người đều có một khái niệm trưởng thành của riêng mình. Còn đối với tôi trưởng thành là một điều gì đó lớn lao nhưng lại được thể hiện ngay từ những điều nhỏ bé.
Trước đây, cứ ngỡ rằng chỉ cần cao lớn, khỏe mạnh như các anh, các chị là đã trưởng thành. Nhưng khi bước vào tuổi 21 thì suy nghĩ về sự trưởng thành không còn đơn giản như vậy nữa. Đối với tôi hiện giờ mà nói, trưởng thành không quy định độ tuổi nào cả, có những e chỉ mới cấp 2 đã có những suy nghĩ và hành động của một người trưởng thành nhưng cũng có những anh chị 30 tuổi rồi vẫn chưa được gọi là trưởng thành. Bởi vì sao các bạn biết không?
Trưởng thành chính là sự lớn lên trong cả suy nghĩ và hành động chứ không chỉ là sự lớn lên về thể xác, đó mới chính là trưởng thành thật sự. Suy nghĩ và hành động của một người trưởng thành phải hướng đến những cái tốt đẹp, những điều tích cực trong cuộc sống.
Trưởng thành là khi nhận ra sự hi sinh của cha mẹ, là biết yêu thương máu mủ của mình; là sự cảm thông với mọi số phận, hay là cả khi nhặt một chiếc lá ngoài đường bỏ vào thùng rác…Trưởng thành đôi khi chỉ xuất phát từ những điều nhỏ nhặt như vậy trong cuộc sống, làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn
Các bạn có biết những người trưởng thành khác với trẻ con ở điểm nào không? Đó chính là khi gặp vấp ngã sẽ tự mình đứng lên, chống chọi với mọi sóng gió một cách kiên cường, chấp nhận thực tại và vui vẻ bước tiếp cuộc đời của mình cho dù cuộc sống đầy rẫy chông gai. Ở quê tôi trước đây có anh buôn bán kinh doanh nhưng vì một vài sự cố đã vỡ nợ, anh ấy đã chọn cách kết thúc cuộc đời của mình bỏ mặc gia đình vợ con sau lưng…Lúc đó tôi tự hỏi rằng liệu đấy có phải là trưởng thành mà người lớn hay nói không?
Trưởng thành cứ ngỡ lớn lên là sẽ có. Nhưng sự thật không phải như vậy.Các bạn thấy đấy đất nước hiện nay tệ nạn xã hội nhiều vô kể: nghiện ngập, cờ bạc, buôn lậu, trộm cắp… vậy những người đó có được coi là đã trưởng thành không?. Những người người lớn lên chỉ phá hoại xã hội, phá hoại đất nước liệu coi là trưởng thành được không?.
Vậy đấy! đâu có dễ dàng gì để được coi là một người trưởng thành. Nhưng “trưởng thành” không từ chối bất kì một ai. Hai chữ “trưởng thành” tưởng chừng như đơn giản nhưng mỗi chúng ta đều cần phải có, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, không ai có thể cứ trẻ con mãi được. Tôi đã đọc được một câu ở trên một trang web nọ rằng “con người nếu không trưởng thành thì thật kinh khủng, nó không khác nào cây không ra trái. Trong kinh thánh, chúa Je-su có nói với các môn đệ rằng nếu cây không ra trái, người ta sẽ chặt nó đi, và ném nó vào lửa”.. Hơn bao giờ hết chúng ta đều phải lớn lên, trưởng thành và trưởng thành thật sự.
Em tham khảo:
“Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đem đến lời khuyên ý nghĩa. Ông cha ta đã mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống để giúp người đọc có được một bài học giá trị. Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ thực tế như vậy, có thể liên tưởng đến con người. Hình ảnh “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quả thật, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mở bài: giới thiệu chung về các hoạt động của chi đội.
Thân bài:
+ Thành tích của liên đội và chi đội đã đạt được ( trong tháng 8,9,10, chi đội đã thực hiện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ về học tập, lao động tốt luôn mang lại những thành tích xuất sắc cho liên đội, và chi đội..................)
+Trong học tập ( học sinh tốt chiếm bao nhiêu %, học sinh yếu chiếm bao nhiêu % hoặc không có. Một số bạn có thành tích học tập cao ví dụ,...................)
+ Về rèn luyện đạo đức 100% học sinh đạt tiêu chí, không ai là không đạt
+ Về tham gia các hoạt động xã hội ( cái này tùy thuộc vào nơi em sinh sống nhé! , quy định,....)
+ Một số bạn đã giành những giải thưởng cao cho chi đội, liên đội.
+ Sự cố gắng của các bạn được công nhận
Kết bài:
+ Lời hứa của bản thân và toàn thể các chi tội, liên đội tiếp tục cố gắng,......
oOo nàng công chúa dễ thương oOo?
Sao chj luk thì gửi ngữ văn 6, 7, 8? cj lớp 7 mà
không hẳn là nói đã hiếu thảo. Hiếu thảo được thể hiện bằng hành động: thương ba má là phải học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ, nghe lời cha mẹ không được cãi cọ, chăm sóc cha mẹ. Nói không thì ai cũng nói được, quan trọng là cách thể hiện!
refer
– Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ. Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". – Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Tẩu Lộ (Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này. Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân. Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"
=> Thể hiện tinh thần bất khuất, can đảm, không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh.
– Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên. Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó. Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân- nguyệt,nguyệt- nhân. ("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia"). Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ. Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết. Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.
=>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao.
– Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng, trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị. Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó. Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi ("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu"). Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt: "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non". Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo: Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình.
=>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ. Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi,nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại,có tầm nhìn sâu,rộng về cuộc đời.
=> Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.
Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó.
Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:
"Sáng ra bờ suối tối vào hang"
Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.
Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.
Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.
Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:
Đi đường mới biết gian lao
Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.
Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.
Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày.
Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng cần cù nghĩa là chăm chi, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập.
Có quý trọng thì giờ, mới biết cần cù, siêng năng. Có biết coi thì giờ quý như vàng bạc thì mới có ý thức chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất, trong học hành luyện trí, luyện tài. Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích, vô vị.
Biết dùi mài kinh sử, biết suy nghĩ vận động, vươn lên học hỏi những điều mới mẻ, những kiến thức khoa học hiện đại thì mới có thể nói là cần cù, siêng năng. Thức khuya dậy sớm, chăm chỉ làm ăn, vượt qua mọi khó khăn thì mới gọi là siêng năng, chịu khó.
Người thợ coi tám giờ lao động là vàng ngọc. Người nông dân cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương để làm nên những mùa vàng bội thu, những cánh đồng đồ khoai xanh tốt, cần cù, siêng năng để làm ra của cải vật chất, để sáng tạo nên mọi giá trị tinh thần để làm cho cuộc sống ngày một ấm no hạnh phúc, làm cho đất nước, xã hội ngày một thêm giàu có. Muốn được sống trong ấm no, hạnh phúc thì phải siêng năng, cần cù. “Có làm thì mới có ăn - Không dưng ai dễ đem phần đến cho” là một lời khuyên chí lí. Muốn dân giàu, nước mạnh thì người người phải lao dộng, nhà nhà phải lao động; lao động một cách Gần cù. siêng năng.
Nhân dân ta, đặc biệt là người nông dân rất siêng năng, cần cù. Có biết bao bài ca dao ngợi ca phấm chất cao quý của họ:
Lao xao gà gáy rạng ngày,
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.
Bước chân xuống cánh đồng sâu,
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng.
Trên đời, xưa và nay, cái đáng quý là lao động, người đáng quý là người lao động. Chính nhân dán lao động đã giáo dục chúng ta lòng yêu nước và đức tính cần cù, siêng năng. Nhờ siêng năng, cần cù mà mỗi chúng ta không sợ khó, sợ khổ, biết bền bỉ, nhẫn nại trong làm ăn, trong học hành.
Trái với siêng năng, cần cù là lười biếng, là “nhác làm siêng ăn”, là lãng phí thì giờ, trở thành kẻ sống thừa, vô tích sự.
Châm biếm kẻ lười biếng, nhân dân ta có câu ca:
Đời người chỉ một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn một nửa gang.
Kẻ "hay ngủ ngày" là kẻ lười biếng, chi biết “há miệng chờ sung”.
Học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải chăm học chăm làm, phải siêng năng thức khuya dậy sớm, chịu khó cần cù học hành, luyện tập thì mới nên người. Phải biết “học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm”. Trong đợt ôn tập, kiểm tra, thi cử, học sinh phải siêng năng, phải cần cù ôn luyện. Có chịu khó, có nỗ lực cao thì mới có thể vươn lên học khá, học giỏi, mới giành được điểm cao trong thi cử?
Học tập hôm nay là để có ngày mai đúng ý nghĩa. Đó là một ngày mai lao động sáng tạo, ấm no, hạnh phúc. Siêng năng và cần cù hôm nay là để có một ngày mai tươi đẹp...
Mai Văn Tài cậu giỏi thật.Chúc cậu học giỏi nhé .Cảm ơn cậu rất nhiều.