Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Có một số nhân tố sau đây làm nên thiên tài Nguyễn Du:
1 Tư chất thông minh: ND ngay từ nhỏ đã rất thông minh, đõ tam trường thi hương 1783.
2 Gia đình: gia đình ND vốn giàu truyền thống văn hoc, cha là Nguyễn Nghiễm đõ tiến sĩ và làm đến chức tể tướng thời Lê.
3 Biến động xã hội: chế độ phong kiến VN khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Đặc biệt là cuộc khởi ngiã Tây Sơn. Vốn trung thành với nhà Lê nên ông từng chống lại TS, nhưng thất bại, trốn vào Nam theo Nguyễn ÁNh, việc bị lộ, ông bị bắt giam, ít lâu được tha. Ông lưu lạc nhiều năm (1786 - 1796), rồi về ở ẩn (1796 - 1802), nếm đủ mùi gian khổ. Trong thời gian này ông rất thông cảm với nhiều nỗi đau thương khổ cực của nhân dân. N.Anh vời ông ra là quan, được cử đi sứ TQuốc 2 lần
4 Trái tim nhân đạo: trong dịp đi sứ ông đã cảm nhận được ở đâu người dân cũng đều bị áp bức bất công, điều đó làm ông vô cùng xót xa (sở kiến hành, độc tiểu thanh kí,..). chính một con người từng trải nhưng phải có trái tim giàu lòng thương yêu mới có thể để lại cho hâu thế nhiều kiết tác , trong đó, có TKiều. TK là một sáng tạo độc đáo của ND, là đỉnh cao của thơ lục bát dân tộc, là tiếng kêu xé lòng cho cuộc đời và số phận chủa người phụ nữ trong xã hội xưa.
5 Ham học hỏi: ông rất chịu khó học tập trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong lao đông rồi tinh lọc tất cả để đưa vào trong tác phẩm của mình. khiến cho câu từ trong các tác phẩm của ông (nhất là truyện Kiều) khó lòng ai thây thế được bằng câu chữ khác mà hay bằng ông.
Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" của Nguyễn Du, Kiều hiện lên là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", "hoa", "liễu" để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.
Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều” nằm trong phần : "Gặp gỡ và đính ước”, sau phần giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều. Với nhiệt tình trân trọng ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân. Trước hết, Nguyễn Du cho ta thấy vẻ đẹp bao quát của hai chị em Thuý Kiều trong bốn câu đầu:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.
Nhà thơ dùng từ Hán Việt "tố nga” chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọi chung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng. Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách toàn diện. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người. Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp trang trọng, quý phái, phúc hậu: Sau khi giới thiệu vẻ dẹp chung về hình thức lẫn tâm hồn của hai chị em bằng bốn câu thơ , Nguyễn Du bắt đầu miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân :
Vân xem trang trong khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngóc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc , tuyêếtnhường màu da,
Chỉ vài nét chấm phá, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên thật nghiêm trang , đứng đắn và phúc hậu. Gương mặt của nàng đầy đặn như mặt trăng tròn. chân mày của nàng đẹp như mày của con bướm tằm. Đuôi mắt của nàng đẹp như mắt phượng . miệng của nàng nở nụ cười tươi như đóa hoa đang khoe sắc , tỏa hương. Tiếng nói của nàng trong như ngọc. Những làn mây trên không trung vẫn không đẹp bằng mái tóc mượt mà của nàng. Tuyết là biểu tượng của màu trắng nhưng không nhường màu cho da mịn màng, trắng trẻo của nàng.
Bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê, đối ngữ, thậm xưng và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt một cách điệu luyện, Nguyễn Du không những miêu tả được vẻ đẹp ưa nhìn của Thúy Vân mà còn dự báo được tương lai của nàng. Đặc biệt, các từ " thua ", "nhương " cho chúng ta thấy số phận bình an, tốt lành của Thúy Vân trên những chặng đường đời .
Còn đây là bức chân dung của nàng kiều :
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thủy tinh , nét xuân sơn
Cặp mắt của nàng trong trẻo và long lanh như làn nước mùa thu. Còn lông mày lại thanh nhẹ, tương đẹp như nét núi mùa xuân nghiêng nghiêng, duyên dáng .đây cũng là vẻ đẹp ước lệ, tượg trưng thường gặp trong thơ văn cổ. Những nghệ thuật nhân hóa , thậm xưng, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ, điển cố,liệt kê, đối ngữ, tương hỗ đã tiếp tục đưa sắc đẹp của Thúy kiều đến tuyệt điỉnh, khiến cho :
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
"Hoa" và "liễu" là những loài vô tri, vô giác, vậy là phải "ghen" , "hờn", tức giận trước vẻ đẹp "sắc sảo mạn mà", "mười phân vẹn mười" của nàng. Còn đối với con người , nàng Kiều chỉ cần ngoảnh lại một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại cái nữa thì nước người ta bị đổ Chao ôi ! Thúy Kiều đúng là một tuyệt thế giai nhân
Nhưng qua nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy ,đài các, kiêu sao , có sức cuốn hút mãnh liệt của Thúy Kiều . Nhất là các từ "ghen" , "hờn" , Nguyễn Du đã hé mở cho chúng ta thấy những cơn sóng gió bảo tố của cuộc đời như chờ trực để vùi dập thân phận của nàng .
Nếu như ở Thúy Vân , Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều , nhà thơ vưa miêu tả nhan sắc , vừa ca ngợi tài năng :
Sắc đành tài một , tại đành hoạ hai
Như vậy, về sắc thì đành chỉ có một mình Thúy Kiều về tài thì may ra, họa hoằn lắm mới có người thứ hai. Thứ nhất là trí thông minh sẵn có do tạo hóa ban tặng:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm ,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương .
Khúc nhà tay lựa nên chương .
Xét riêng về tài đánh đàn thì Thúy kiều vượt xa những người khác . Những nốt cung , thương , giốc , chũy , vũ trong âm giai của nạhc cổ trung Quốc và Việt Nam được nàng phối hợp một cách nhuần nhuyễn , tinh thông , dạt dào cảm xúc . Đặt biệt , một bản nhạc nhan đề là " Bạc mệnh " - đưa con tinh thần của Thúy Kiều - đã tác động vào cõi sâu thẳm trong tâm hồn của con người , khiến ai thưởng thức cũng phải đau khổ , sâầunão đến rơi nước mắt , đến buốt nhói tim . Phải chăng " một thiên bạc mệnh lại càng não nhân " ấy như muốn dư báo những đâu khổ , bất hạnh chồng chất trong suốt 15 năm ròng của đời người con gái tài sắc vạn toàn ?
Nhìn chung , Nguyễn Du có dụng ý rất rõ trong việc nhấn mạnh tài sắc của Thúy Kiều , nhà thơ đã cực tả Thúy vân , tưởng như sắc đạp của Thúy Vân không ai hơn được nữa , để rồi sau đó , Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân trở thành một cái nền làm tôn sắc đẹpcủa Thúy Kiều là tuyệt đỉnh . Còn tài của nàng cũng là tuyệt đỉnh . ( Giáo sư Nguyễn Lộc )
Có thế nói rằng , lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà , hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn du một cách say sưa , nồng nhiệt ,tập trung và trân trọng nhất. Đó là một cái nhìn của con gnười có tấm lòng nhân dạo mênh mông như ngọn nước triều dâng . Nguyễn du dã mở đườngbcho tư tưởng của mình đi trước thời đại . Bởi lẽ , trong xã hôi phong kiền đầy rẫy nhưng bất công , ngang trái , hà khắc , phụ nữ luôn bị lép vế , bị ruồn rẫy , chà đạp , xô đẩy đến bức đường cùng .
Một lần nữa ở bốn câu kết thúc của trích đoạn Chị em Thúy Kiều , Nguyễn Du miêu tả cuộc sống phong lưu, êm đềm, khuôn phép , mẫu mực và ngợi ca đức hạnh của cá hay chị em :
Phong lưu rất mực hồng quần ,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê ,
Em đềm trướng rủ màn che .
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Mặc dù đã đến tuổi búi tóc cài trâm , có thể lấy chồng nhưng Thúy Vân và Thúy Kiều vẫn sống hòa thuận , vui vẻ trong cảnh trướng rủ màn che , không tơ tươởngđến những kẻ dđ tìm tình yêu , đi ve vãn con gái như ong bướm tìm hoa . Chính những nét hồn nhiên , trong sáng . thơ ngây đã nuôi dưỡng , bồi đắp cho sự hình thành - phát triển nhân cách và ý thức làm người cao cả của hai chị em sau này , đặc biệt là Thúy Kiều .
Tóm lại . bằng một thế giới ngôn ngữ phong phú , tính tế , kỳ diệu , bằng một bút pháp điêu luyện, bằng một thiên tài khám phá tuyệt vời kết hợp với lòng thương yêu của con người , nhất là người phụ nữa, Nguyễn du vẽ lên bức chân dung vừa điển nhã , vừa có sức gợi cảm mãnh liệt của Thúy Vân và Thúy Kiều trong trích đoạn chị em Thúy Kiều. Có thế nói rằng , lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà , hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn du một cách say sưa , nồng nhiệt ,tập trung và trân trọng nhất. Càng nâng niu , quý trọng truyện Kiều ,chúng ta càng cảm phục tài năng và đức độ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Đó là một cái nhìn của con người có tấm lòng nhân dạo mênh mông như ngọn nước tràn ly
Xem Thêm Tại : Phân Tích Đoạn Trích "Chị Em Thúy Kiều" của Nguyễn Du, Nghị Luận Văn Học, Những Bài Văn Mẫu | Kênh Truyện Nguyễn Du là một thi hào dân tộc ta. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều” - kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam. Truyện Kiều là một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, một bản cáo trạng nghiệm khắc về cái ác, cái phản nhân bản, một tập đại thành của nghệ thuật văn chương . Chỉ xét riêng về nghệ thuật miêu tả nhận vật, Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi nhất trong lịch sử tiểu thuyết bằng thơ trích đoạn Chị em Thúy Kiều đả thể hiện được trọn vẹn vè đẹp, tài năng va đức hạnh của hai chị em nàng Thúy kiều. Chỉ bằng 24 câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã miêu tả cả tài, sắc và đức hạnh của hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều với tất cả lòng quý mến, trân trọng của nhà thơ.
Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều” nằm trong phần : "Gặp gỡ và đính ước”, sau phần giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều. Với nhiệt tình trân trọng ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân. Trước hết, Nguyễn Du cho ta thấy vẻ đẹp bao quát của hai chị em Thuý Kiều trong bốn câu đầu:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.
Nhà thơ dùng từ Hán Việt "tố nga” chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọi chung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng. Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách toàn diện. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người. Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp trang trọng, quý phái, phúc hậu: Sau khi giới thiệu vẻ dẹp chung về hình thức lẫn tâm hồn của hai chị em bằng bốn câu thơ , Nguyễn Du bắt đầu miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân :
Vân xem trang trong khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngóc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc , tuyêếtnhường màu da,
Chỉ vài nét chấm phá, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên thật nghiêm trang , đứng đắn và phúc hậu. Gương mặt của nàng đầy đặn như mặt trăng tròn. chân mày của nàng đẹp như mày của con bướm tằm. Đuôi mắt của nàng đẹp như mắt phượng . miệng của nàng nở nụ cười tươi như đóa hoa đang khoe sắc , tỏa hương. Tiếng nói của nàng trong như ngọc. Những làn mây trên không trung vẫn không đẹp bằng mái tóc mượt mà của nàng. Tuyết là biểu tượng của màu trắng nhưng không nhường màu cho da mịn màng, trắng trẻo của nàng.
Bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê, đối ngữ, thậm xưng và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt một cách điệu luyện, Nguyễn Du không những miêu tả được vẻ đẹp ưa nhìn của Thúy Vân mà còn dự báo được tương lai của nàng. Đặc biệt, các từ " thua ", "nhương " cho chúng ta thấy số phận bình an, tốt lành của Thúy Vân trên những chặng đường đời .
Còn đây là bức chân dung của nàng kiều :
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thủy tinh , nét xuân sơn
Cặp mắt của nàng trong trẻo và long lanh như làn nước mùa thu. Còn lông mày lại thanh nhẹ, tương đẹp như nét núi mùa xuân nghiêng nghiêng, duyên dáng .đây cũng là vẻ đẹp ước lệ, tượg trưng thường gặp trong thơ văn cổ. Những nghệ thuật nhân hóa , thậm xưng, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ, điển cố,liệt kê, đối ngữ, tương hỗ đã tiếp tục đưa sắc đẹp của Thúy kiều đến tuyệt điỉnh, khiến cho :
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
"Hoa" và "liễu" là những loài vô tri, vô giác, vậy là phải "ghen" , "hờn", tức giận trước vẻ đẹp "sắc sảo mạn mà", "mười phân vẹn mười" của nàng. Còn đối với con người , nàng Kiều chỉ cần ngoảnh lại một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại cái nữa thì nước người ta bị đổ Chao ôi ! Thúy Kiều đúng là một tuyệt thế giai nhân
Nhưng qua nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy ,đài các, kiêu sao , có sức cuốn hút mãnh liệt của Thúy Kiều . Nhất là các từ "ghen" , "hờn" , Nguyễn Du đã hé mở cho chúng ta thấy những cơn sóng gió bảo tố của cuộc đời như chờ trực để vùi dập thân phận của nàng .
Nếu như ở Thúy Vân , Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều , nhà thơ vưa miêu tả nhan sắc , vừa ca ngợi tài năng :
Sắc đành tài một , tại đành hoạ hai
Như vậy, về sắc thì đành chỉ có một mình Thúy Kiều về tài thì may ra, họa hoằn lắm mới có người thứ hai. Thứ nhất là trí thông minh sẵn có do tạo hóa ban tặng:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm ,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương .
Khúc nhà tay lựa nên chương .
Xét riêng về tài đánh đàn thì Thúy kiều vượt xa những người khác . Những nốt cung , thương , giốc , chũy , vũ trong âm giai của nạhc cổ trung Quốc và Việt Nam được nàng phối hợp một cách nhuần nhuyễn , tinh thông , dạt dào cảm xúc . Đặt biệt , một bản nhạc nhan đề là " Bạc mệnh " - đưa con tinh thần của Thúy Kiều - đã tác động vào cõi sâu thẳm trong tâm hồn của con người , khiến ai thưởng thức cũng phải đau khổ , sâầunão đến rơi nước mắt , đến buốt nhói tim . Phải chăng " một thiên bạc mệnh lại càng não nhân " ấy như muốn dư báo những đâu khổ , bất hạnh chồng chất trong suốt 15 năm ròng của đời người con gái tài sắc vạn toàn ?
Nhìn chung , Nguyễn Du có dụng ý rất rõ trong việc nhấn mạnh tài sắc của Thúy Kiều , nhà thơ đã cực tả Thúy vân , tưởng như sắc đạp của Thúy Vân không ai hơn được nữa , để rồi sau đó , Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân trở thành một cái nền làm tôn sắc đẹpcủa Thúy Kiều là tuyệt đỉnh . Còn tài của nàng cũng là tuyệt đỉnh . ( Giáo sư Nguyễn Lộc )
Có thế nói rằng , lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà , hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn du một cách say sưa , nồng nhiệt ,tập trung và trân trọng nhất. Đó là một cái nhìn của con gnười có tấm lòng nhân dạo mênh mông như ngọn nước triều dâng . Nguyễn du dã mở đườngbcho tư tưởng của mình đi trước thời đại . Bởi lẽ , trong xã hôi phong kiền đầy rẫy nhưng bất công , ngang trái , hà khắc , phụ nữ luôn bị lép vế , bị ruồn rẫy , chà đạp , xô đẩy đến bức đường cùng .
Một lần nữa ở bốn câu kết thúc của trích đoạn Chị em Thúy Kiều , Nguyễn Du miêu tả cuộc sống phong lưu, êm đềm, khuôn phép , mẫu mực và ngợi ca đức hạnh của cá hay chị em :
Phong lưu rất mực hồng quần ,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê ,
Em đềm trướng rủ màn che .
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Mặc dù đã đến tuổi búi tóc cài trâm , có thể lấy chồng nhưng Thúy Vân và Thúy Kiều vẫn sống hòa thuận , vui vẻ trong cảnh trướng rủ màn che , không tơ tươởngđến những kẻ dđ tìm tình yêu , đi ve vãn con gái như ong bướm tìm hoa . Chính những nét hồn nhiên , trong sáng . thơ ngây đã nuôi dưỡng , bồi đắp cho sự hình thành - phát triển nhân cách và ý thức làm người cao cả của hai chị em sau này , đặc biệt là Thúy Kiều .
Bạn tham khảo những ý này nha!
- Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dành nhiều công sức để miêu tả khá chi tiết và đặc sắc bằng thủ pháp ước lệ về tài sắc, tính tình của hai chị em. Trong khi đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói tóm tắt "hai cô đều có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú” thì Nguyễn Du miêu tả khái quát nhưng cũng rất hình ảnh về hai người:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
- Trong khi Thúy Vân ở đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ được nói khái quát "có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú", sau đó thêm một nét "tính điềm đạm", thì Thúy Vân của Nguyễn Du cụ thể hơn nhiều từ khuôn mặt, nét lông mày, nụ cười, giọng nói, nước tóc, làn da đầy sinh động:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
- Trong KVK , Thúy Kiều chỉ khác cô em không nhiều lắm. Đó là "có thái độ phong lưu, tính thích hào hoa và lại tinh về âm luật, sở trường nhất là món Hồ cầm". Nguyễn Du lại nhấn mạnh đến tính chất "sắc sảo, mặn mà" và nhà thơ không ngần ngại đánh giá Kiều hơn Vân cả về sắc, cả về tài:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
- ...
Ngủ đi Dzịt ơi nhường địa bàn cho mình đi (_>V<_)
Tham khảo:
Nếu như Thanh Tâm Tài Nhân kể về hai chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi thì Nguyễn Du miêu tả họ bằng thơ lục bát. Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu là kể về hai chị em Kiều, còn Nguyễn Du thì thiên về gợi tả sắc đẹp Thúy Vân, tài sắc Thúy Kiều.
Thanh Tâm Tài Nhân tả Kiều trước, Vân sau: “Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang có một phong thái riêng mà khó tả”. Đọc lên ta cảm giác như tác giả tập trung vào Vân hơn, hình ảnh của Vân nổi bật hơn. Ngay ở đoạn giới thiệu đầu truyện, hình ảnh Kiều cũng không thật sự nổi bật.
Còn Nguyễn Du tả Vân trước làm nền tô đậm thêm vẻ đẹp của Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Khi miêu tả, Nguyễn Du đặc biệt chú trọng đến tài năng của Kiều. Qua việc miêu tả ngoại hình, tài hoa còn thể hiện được tấm lòng, tính cách và dư bảo được số phận nhân vật. Thanh Tâm Tài Nhân không làm được điều đó. Bút pháp cá thể hóa nhân vật của ông không rõ nét bằng của Nguyễn Du.
Chính sự khác biệt này đã lí giải vì sao cùng một cốt truyện mà “Kim Vân Kiều truyện” chỉ là cuốn sách bình thường, vô danh còn “Truyện Kiều” được coi là một kiệt tác, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ là tác giả không có danh tiếng ít người biết đến trong khi Nguyễn Du đã là một tác giả lớn, một đại thi hào.
Sự sáng tạo của Nguyễn Du là cách sử dụng từ ngữ, lời nói văn chương và các biện pháp nghệ thuật
Tham khảo:
Khác với khung cảnh rạo rực, vui tươi vào buổi sớm của tiết thanh minh, buổi chiều Cảnh Ngày Xuân lại được Nguyễn Du khắc họa nhuốm một màu man mác, trầm lắng. Sáu câu thơ cuối trong bài Cảnh ngày xuân vẽ lên một nỗi niềm ưu tư, một nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy dụng ý bậc cao của tác giả:
“Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thở thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Không còn những nô nức, hồ hởi như ở đoạn đầu, đến đây giọng thơ lắng xuống, chậm rãi từng khắc như kéo dài ra một nỗi buồn da diết mênh mang, lênh láng đến xót lòng. Trong cái bức tranh buổi chiều man mác ấy có sự đan xen hài hòa của 3 màu sắc hữu tình: đó là thời gian là cảnh vật và không thể thiếu đó là con người.
Nguyễn Du thật khéo léo, tài tình khi mở ra khung cảnh hoàng hôn trữ tình, xuyến xao thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên:
“Tà tà bóng ngả về Tây”
“Tà tà” gợi ra những ánh nắng nhè nhẹ đang lả lướt buông về phía cuối phương trời xa. Một chút chậm rãi, một chút chùng chình như muốn níu lại những khoảnh khắc tươi đẹp cuối cùng còn sót lại của cảnh ngày xuân. Cái nhịp sống chậm rãi, vô tình ấy khiến cho buổi chiều hiện về không mang màu sắc thê lương, buồn tủi, đớn đau quen thuộc như trong văn học cổ.
Những ánh nắng xế chiều buông xuống, khoác lên cảnh vật chiếc áo bảng lảng nỗi buồn:
“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Tác giả đã vận dụng linh hoạt các cảnh vật: ngọn tiểu khê; dòng nước; dịp cầu, ghềnh nước để tô vẽ nên bức tranh cảnh trời chiều. Đây là những cảnh vật đặc sắc, có thể khắc họa được rõ nét nhất dòng chuyển dịch chậm rãi của thời gian. “Ngọn tiểu khê” đang in những bóng dài lên cung đường; dòng nước quẩn quanh uốn khúc, róc rách; dịp cầu cuối ghềnh bắc ngang,…tất cả như đang ánh lên một nỗi bâng khuâng, nuối tiếc, tiếng nấc rủ rỉ, trơ trọi, vướng mắc đến nao lòng.
Hàng loạt các từ láy được đặc tả như: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” làm dịu lại khung cảnh chiều tà; không đìu hiu; héo hắt mà vẫn thanh tao, lãng mạn. Dù nhỏ bé, cô quạnh, lững lờ nhưng vẫn đẹp, vẫn dịu nhẹ đến nao lòng người. Một nét vẽ với gam màu ấm lững lờ làm nức lòng bao lữ khách thanh minh.
Các cảnh vật được soi chiếu dưới ống kính từ gần đến xa, từ nhỏ bé đến to lớn. Một vài nét khắc họa lại vẽ được trọn vẹn một bức tranh xế chiều tuyệt đẹp đến thế. Thật huyền diệu và uyên bác biết chừng nào.
Một bức tranh muốn đẹp, muốn có hồn, muốn đậm sâu trong lòng độc giả thi không thể không có nhưng dáng dấp nhỏ bé của con người. Nguyễn Du sâu sắc vô cùng khi vận dụng khéo léo quy luật tả cảnh ngụ tình trong thơ văn xưa cổ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn người có vui đâu bao giờ.” Cảnh vật thời gian như nhuốm màu tâm trạng của lòng người tơ vương:
“Chị em thơ thẩn dang day ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
….
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.”
Nếu như vào tiết trời sáng thanh minh tươi đẹp, dịu mát, căng tràn nhựa sống thì đến đây trời đã về cái cuối chiều, bữa tiệc vui nào cũng đến hồi kết. Con người trở về với cái chốn bình yên, với cái nhịp sống chậm rãi cuối ngày tàn. Những từ láy không chỉ miêu tả tâm trạng mà còn gợi nên lòng người. Hai chữ “thơ thẩn” bộc lộ trạng thái bần thần, nuối tiếc, lạc lõng, bơ vơ của chị em Kiều khi ra về. Hàng loạt các từ láy được đặt liên tiếp cuối mỗi câu thơ: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” như một điệp khúc láy lại, xoáy sâu vào nỗi vô thức của dòng cảm xúc sâu lắng ấy. Một nỗi buồn da diết, miên man, kéo dài man mác.
Cảnh vật tĩnh lặng nhưng lòng người lại chẳng bình yên. Cụm từ “dang tay” được đặt chen ngang giữa dòng thơ như đang cố níu lại, cố tận hưởng nốt những dư vị ngọt ngào, đẹp đẽ cuối cùng còn sót lại của tiết Thanh minh tháng ba. Và phải chăng “dang tay” như cái ôm sẻ chia, cái ôm đồng cảm với nỗi niềm dạt dào của hai chị em Kiều.
Cảnh và người như giao hòa vào nhau, nâng đỡ nhau, tô điểm nhau làm nên một bức tranh cuối ngày thật đẹp, thật hòa quyện, khe khẽ sầu cay.
Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại được tác giả đầu tư công phu nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại lại đậm chất thi vị. Nhịp thơ như dòng trôi nhẹ nhàng, lững lờ với các thanh trắc đan xen, nối nhau liên tiếp. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cổ điển đặc sắc. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh ánh chiều chan chứa màu sắc; âm thanh; và cả hồn người lay động. Một bức tranh chân thực nhưng lại ý nghĩa, tâm trạng vô ngần. Bức vẽ cũng như cánh cửa mở ra những dự cảm bất lành, chông chênh trong cuộc đời Kiều về sau này.
Hội xuân kết thúc cũng là lúc Kiều trở về với cuộc sống như ngày thường? Nhưng liệu rằng Kiều có còn được “bình yên sống trọn một kiếp người” trốn khuê các? Liệu rằng cuộc sống của Kiều có êm đềm, tươi đẹp như sắc tài của nàng. Bức tranh Cảnh ngày xuân đặc biệt là sáu câu thơ cuối đã hé lộ phần nào cuộc đời của người con gái sắc sảo ấy. Những câu thơ như làm dậy lại một nỗi niềm xưa cũ đầy bâng khuâng luyến lưu đầy dư vị.
k cho mình nha !
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).
Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.
Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.
Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.
Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
m bằng chữ Hán[sửa | sửa mã nguồn]
Theo gia phả họ Nguyễn Tiền Điền, thì Nguyễn Du để lại ba tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Những năm đầu thế kỷ XX, khi biên soạn cuốn Truyện cụ Nguyễn Du, các cụ Lê Thước và Phan Sĩ Bàng đã thu thập được một phần lớn những bài thơ đó, nhưng chưa công bố, chỉ mới trích dẫn một số bài lẻ tẻ mà thôi. Khoảng năm 1940-41, ông Đào Duy Anh lại làm công việc đó một lần nữa. Ông cho chúng ta biết tình hình như sau:
Ba tập thơ chữ Hán chính họ Nguyễn Tiên Điền cũng không giữ được tập nào. Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến năm 1959mới được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Nhà xuất bản Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 Nhà
Câu 1:
Bí quyết : Tự tạo ra hạnh phúc ngay trong chính bản thân bạn.
Câu 2: Em hiểu rằng :
+ hạnh phúc thật ra là thứ rất bình thường với chúng ta , đối với những con người luôn biết tạo hạnh phúc , luôn dễ vui vẻ và hạnh phúc với những việc nhỏ trong cuộc sống thì một ngày họ có rất nhiều hạnh phúc . Đó là hạnh phúc rất đơn giản .
+ còn với những người luôn không biết đủ , luôn tham muốn những điều xa vời thì họ chẳng bao giờ có hạnh phúc và luôn nghĩ mình thật bất hạnh nhưng thực ra hạnh phúc lại rất đơn giản . Hạnh phúc sẽ được tạo ra khi con người ta vui vẻ .
Câu 3: Tác giả muốn khẳng định điều:
+ hạnh phúc con người ta không chỉ nhờ vào vật chất , sự giàu có của họ.
+ dù bạn có giàu có nhiều tiền , nhà và xe thì cũng chưa chắc bạn đã hạnh phúc .
+ con người ta hạnh phúc là nhờ tâm trạng vui vẻ thoải mái của bản thân chứ không phải gò ép theo quan niệm hạnh phúc là khi ta giàu sang và nhiều tiền.
Câu 4:
Em có vì đôi khi chúng ta cần biết trân trọng sự sống mỗi ngày của bản thân , chúng ta biết trân trọng từng bữa ăn đơn giản trong ngày , biết trân quý tình cảm yêu thương của gia đình dành cho mình , biết trân quý cơ thể bản thân , biết trân quý tình bạn đẹp ,... thì ta sẽ thấy ngay được , biết ngay được ta đang hạnh phúc như thế nào. Bởi thế , nếu trân trọng những gì ta có thì đó là ta đang tự tạo ra hạnh phúc cho bản thân mình .
Tham khảo:
Có một số nhân tố sau đây làm nên thiên tài Nguyễn Du:
1 Tư chất thông minh: ND ngay từ nhỏ đã rất thông minh, đõ tam trường thi hương 1783.
2 Gia đình: gia đình ND vốn giàu truyền thống văn hoc, cha là Nguyễn Nghiễm đõ tiến sĩ và làm đến chức tể tướng thời Lê.
3 Biến động xã hội: chế độ phong kiến VN khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Đặc biệt là cuộc khởi ngiã Tây Sơn. Vốn trung thành với nhà Lê nên ông từng chống lại TS, nhưng thất bại, trốn vào Nam theo Nguyễn ÁNh, việc bị lộ, ông bị bắt giam, ít lâu được tha. Ông lưu lạc nhiều năm (1786 - 1796), rồi về ở ẩn (1796 - 1802), nếm đủ mùi gian khổ. Trong thời gian này ông rất thông cảm với nhiều nỗi đau thương khổ cực của nhân dân. N.Anh vời ông ra là quan, được cử đi sứ TQuốc 2 lần
4 Trái tim nhân đạo: trong dịp đi sứ ông đã cảm nhận được ở đâu người dân cũng đều bị áp bức bất công, điều đó làm ông vô cùng xót xa (sở kiến hành, độc tiểu thanh kí,..). chính một con người từng trải nhưng phải có trái tim giàu lòng thương yêu mới có thể để lại cho hâu thế nhiều kiết tác , trong đó, có TKiều. TK là một sáng tạo độc đáo của ND, là đỉnh cao của thơ lục bát dân tộc, là tiếng kêu xé lòng cho cuộc đời và số phận chủa người phụ nữ trong xã hội xưa.
5 Ham học hỏi: ông rất chịu khó học tập trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong lao đông rồi tinh lọc tất cả để đưa vào trong tác phẩm của mình. khiến cho câu từ trong các tác phẩm của ông (nhất là truyện Kiều) khó lòng ai thây thế được bằng câu chữ khác mà hay bằng ông.
Tham khảo :
Những yếu tố góp phần tạo nên thiên tài văn học Nguyễn Du:
1) Gia đình
- Gia đình thuộc dòng họ quý tộc, nhiều đời làm quan, có quyền thống văn chương => Gốc tri thức, ươm mầm văn chương
- Gia đình sớm bị sa sút, Nguyễn Du phải trải qua những ngày tháng lưu lạc, cơ cực
2) Thời đại: Ông sống vào cuối thế kỉ 18 - đầu thế kỉ 19
- Phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
=> Đời sống nhân dân khổ cực - tác động sâu sắc vào tình cảm của Nguyễn Du
3) Cuộc đời và con người
- Nguyễn Du ham học, có năng khiếu văn học bẩm sinh
- Từng 10 năm lưu lạc nơi đất Bắc, chứng kiến những cảnh đời khổ cực nên Nguyễn Du có một vốn sống vô cùng phong phú
- Từng đi xứ ở Trung Quốc, có điều kiện tiếp xúc với nền văn học Trung Quốc => Có sự am hiểu về văn học Trung Hoa
- Là con người có trái tim nhân hậu giàu lòng yêu thương
=> Những yếu tố về gia đình thời dại, cuộc đời đều tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Nguyễn Du để ông cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ, nổi bật nhất là "Truyện Kiều'' - 1 áng văn giàu lòng nhân đạo và Nguyễn Du được mệnh danh là "Nhà nhân đạo chủ nghĩa"