K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cứ mùa đông sang, từng đàn chim lại rủ nhau bay về phương Nam tránh đi cái lạnh giá buốt của thời tiết.

Năm ấy, hai vợ chồng chim thiên nga vừa mới sinh được một nàng thiên nga nhỏ, vì con còn quá nhỏ và yếu nên dọc đường phải nghỉ ngơi. Lo sợ rằng không thể cầm cự nổi qua quãng đường dài nên thiên nga mẹ bàn với thiên nga bố ý định nhờ vả ai đó chăm sóc rồi sang năm ghé đón thiên nga con. May thay, khi bay được một đoạn nữa thì họ gặp cô vịt đang chăm đàn con nhỏ ngang lứa với Thiên Nga con nên ngỏ lời nhờ vả. Vì thương cảnh ngộ của gia đình thiên nga mà vịt mẹ đã đồng ý, họ vui mừng cảm ơn rối rít rồi bay đi.

Thiên Nga con ở lại cùng gia đình vịt. Vì có ngoại hình khác với bầy vịt con nên nó luôn bị các bạn ức hiếp, hắt hủi rồi chê bai. Thân hình sao mà gầy guộc, cổ thì dài loằng ngoằng, lại còn vụng về, chậm chạp. Dù được vịt mẹ giải thích, khuyên răn mà bầy vịt con cũng không thôi chỉ trích nó. Thiên Nga con buồn lắm vì chẳng ai chịu chơi với nó cả. Thời gian trôi qua thật nhanh, chẳng mấy mà đã đến mùa xuân ấm áp, bố mẹ thiên Nga nhỏ tới đón con. Gặp lại con sau bao tháng ngày xa cách, họ phấn khởi vô cùng khi thấy con đã trưởng thành và cứng cáp hơn nhiều, Thiên Nga con cũng vừa vui vừa buồn. Nó chạy đến bên vịt mẹ nói lời cảm ơn rồi bịn rịn chia tay các bạn vịt con, nó đã quên hết những nỗi buồn trong thời gian qua mà luyến tiếc vẫy cánh tạm biệt gia đình vịt, rồi cùng mẹ lên đường đến phương xa.

Bầy vịt con bây giờ mới chợt nhận ra đó là loài chim Thiên Nga xinh đẹp và hiền lành nhất. Chúng hối hận, xấu hổ vô cùng vì cách hành xử không tốt của mình dành cho bạn thiên Nga nhỏ. Từ đấy về sau, chúng trở nên hoà đồng và thân thiện hơn với mọi loài vật xung quanh mình.

4 tháng 9 2017

x. Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

16 tháng 9 2018

Bn ơi, Không có cái chuyên kể chuyện cổ tích 3- 5 câu đâu nhé.

và bn ơi cho mk hởi hiệp sĩ dế mèn là ai???

Hiệp sĩ Dế Mèn là Dế Mèn bênh vực kẻ yếu à

2 tháng 12 2017

Trong lời kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục thể thao, câu cuối cùng Bác viết: "Tự tôi ngày nào cũng tập". Hầu như trong hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành, hoặc những cán bộ may mắn được sống cùng Người, không ít thì nhiều đều có nói đến việc Bác Hồ tập thể dục rèn luyện thân thể. Việc tập luyện của Bác không chiếm nhiều thời gian trong ngày nhưng thành một nếp sống gây ấn tượng sâu sắc đến mọi người chung quanh.

Bác tập luyện rất đều đặn dù trời nóng cũng như ngày lạnh. Ngày nào Bác cũng dậy rất sớm và đánh thức mọi người cùng tập thể dục. Tập xong thì tắm suối, lạnh mấy cũng tắm, rồi đi làm việc. Bác Hồ duy trì nếp tập thể dục và ngày càng làm nội dung tập luyện thêm phong phú. Không chỉ là những động tác của bài tập thể dục thông thường mà còn là tập tạ, nhảy dây thun, dây vải, khí công, quyền thuật, đi bộ, chạy, nhảy... và được Người vận dụng cho phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể. Bơi là môn thể thao rất được Bác ưa thích. Trong hồi ký "Sống bên Bác", đồng chí Ngọc Châu có kể: "Những lúc bơi lội, chúng tôi thường bơi quanh Bác để giúp Người khi qua dòng nước lạnh. Nhờ tập luyện đều như vậy nên mỗi khi đi công tác, Bác vẫn cùng chúng tôi bơi qua một cách dễ dàng".

Những năm 1957 - 1958, Bác rất thích tập Thái cực quyền. Những đêm trăng, Bác cùng những anh em cảnh vệ thường tập trên sân thượng của Bắc bộ phủ. Sống cùng các chiến sĩ, Bác thường tìm hiểu và tập luyện những bài quyền mới. Bác tập bài mới rất say sưa và chú ý đến từng thế tấn, thế đỡ gạt... Mỗi động tác đều vận gân cốt và tập trung tinh thần, vì vậy Bác đi quyền rất sinh động. Bác cũng rất sốt sắng truyền lại cho các đồng chí của mình những bài quyền mà Bác biết. Những năm sau này khi trở về thủ đô, tuổi Bác thêm cao và sức khỏe không được như trước, Bác đã giảm dần môn chạy bộ nhưng sáng nào Bác cũng tập quyền và đi bộ trong vườn Phủ Chủ tịch.

Khi ngoài 70 tuổi, Bác Hồ vẫn kiên quyết duy trì sức khỏe. Bác bỏ hút thuốc và giữ vững chế độ tập luyện và sinh hoạt hàng ngày. Theo đề nghị của Bác, các đồng chí cảnh vệ mua cho Bác 20 quả bóng quần vợt và cất trong ngăn kéo. Bác đặt một sọt giấy vụn cách bàn làm việc chừng 5m, mỗi khi viết mỏi tay, Bác dừng lại và đứng dậy lấy bóng ném vào sọt, ném tay trái rồi đổi qua tay phải. Bác cho biết tập như vậy để rèn luyện sự điều khiển của thần kinh và tính chính xác của đôi tay. Hôm nào ném trúng vào sọt nhiều, Bác thấy vui. Còn hôm nào bóng ra ngoài nhiều, Bác có vẻ không vui. Có lần bác sĩ trông nom sức khỏe của Bác muốn làm Bác vui lòng nên lén đem sọt giấy lại gần, Bác phát hiện thấy không đồng ý và tự tay mình đem lại chỗ cũ...

Cho đến ngày nay, tấm gương rèn luyện thân thể của Bác đã khiến hàng triệu người Việt Nam qua bao thế hệ xúc động và phấn đấu noi theo.

 
30 tháng 11 2017

Ai cũng biết tập thể dục rất tốt. Nhưng kiên trì tập thể dục đều đặn hằng ngày lại là một việc làm không mấy dễ dàng. Truyện ngắn Quả là rất tốt của Thiếu Kiếm Ba in trong Những câu chuyện bổ ích và lí thú, tập 1 đã giúp chúng ta nhận ra sự cần thiết phải tập thể dục thường xuyên và những khó khăn cần vượt qua để có thể tập thể dục đều đặn hàng ngày.



Thỏ Trắng và Gấu Đen ở cạnh nhà nhau. Thỏ Trắng thường gọi Gấu Đen dậy tập thể dục mỗi sáng. Mùa hè, Gấu Đen dậy tập rất chăm chỉ. Nhưng khi mùa đông đến, Gấu Đen đâm ngại, sinh lười.



Một hôm, Gấu Đen đã nói với Thỏ Trắng:



- Bạn Thỏ Trắng ơi! Mùa Đông lạnh lắm! Bạn chịu khó tập thể dục một mình nhé!



Thấy Thỏ Trắng có vẻ không đồng ý, Gấu Đen lý sự thêm:



- Mình thấy tập thể dục cũng chẳng ích lợi gì. Bộ mẹ mình cả đời không tập thể dục mà có sao đâu! Cả một vụ đông, bố mẹ mình chỉ có ngủ không làm gì mà vẫn cứ khỏe.



Thỏ Trắng nghe Gấu Đen nói cũng đâm hoang mang. Thỏ Trắng liền đi tìm thầy dạy thể dục Hổ Vằn để hỏi. Thầy thể dục chỉ cho Thỏ Trắng thấy rõ lợi ích trước mắt và lâu dài của việc tập thể dục. Rồi thầy kết luận:



- Em cứ chịu khó tập thể dục buổi sáng. Rồi em sẽ thấy rõ điều thầy đã nói với em.



Nghe lời thầy, Thỏ Trắng kiên trì tập thể dục mỗi sáng. Thỏ Trắng ngày càng dẻo dai, khỏe mạnh. Câu không phải nghỉ buổi học nào. Cuối năm cậu được xếp loại khá. Gấu Đen không tập thể dục nên hay bị ốm, phải nghỉ học luôn. Học lực giảm sút trông thấy. Môn thể dục Gấu Đen không đạt yêu cầu, phải thi lại kỳ sau.



Thỏ Trắng an ủi, động viên, từ đấy sáng nào Gấu Đen cũng dậy cùng tập thể dục với Thỏ Trắng. Và lần thi lại sau khì nghỉ ấy, Gấu Đen đã đạt yêu cầu. Cậu ta vui mừng nói với Thỏ Trắng:



- Tập thể dục thường xuyên quả là rất tốt, bạn nhỉ!



Nhận xét



Câu chuyện thật đơn giản: Thỏ Trắng tập thể dục đều đặn nên khỏe mạnh, học tốt; Gấu Đen lười tập thể dục vào mùa đông vì ngại rét nên hay bệnh, phải nghỉ học nhiều, nên phải thi lại. Gấu Đen lười tập thể dục vào mùa đông vì thấy Gấu bố không tập vẫn khỏe, Gấu mẹ suốt tháng đông chỉ ngủ li bì vẫn khỏe. Và Thỏ Trắng cũng chẳng đủ lí lẽ để thuyết phục Gấu Đen cùng tập với mình. Phải đến khi Gấu Đen phải thi lại thì Gấu Đen mới thấy được sự cần thiết phải tập thể dục. Và phải đến khi nhờ tập thể dục lại cùng Thỏ Trắng nên Gấu Đen vượt qua được kỳ thi lại thì Gấu Đen mới nói được một câu chí lí: Tập thể dục thường xuyên quả là rất tốt.



Thực tiễn cuộc sống mới giúp Gấu Đen nhận ra chân lí.



Câu chuyện còn muốn nói đến tình bạn rất đẹp của Thỏ Trắng. Thỏ Trắng giúp Gấu Đen hoàn toàn trong sáng. Thỏ Trắng động viên Gấu Đen tập thể dục. Sáng sáng Thỏ Trắng sang nhà Gấu Đen gọi bạn dậy cùng tập. Bạn ngại rét, không muốn tập nữa, Thỏ Trắng khuyên nhủ bạn. Không đủ lí lẽ để thuyết phục bạn, Thỏ Trắng đi tìm thầy dạy thể dục để hỏi. Gấu Đen bị thi lại, Thỏ Trắng động viên và lôi kéo Gấu Đen vào việc rèn luyện chuẩn bị cho kì thi lại. Gấu Đen vượt qua được kỳ thi lại, Thỏ Trắng vui, chúc mừng bạn...Tình bạn như vậy thật đẹp đẽ! Có thể nói trong thành công của Gấu Đen có phần công lao đáng kể của Thỏ Trắng.
 

24 tháng 11 2021

????????????????????////

24 tháng 11 2021

tớ ko giỏi văn đâu nhé

9 tháng 2 2019

Tôi xin kể cho các bạn nghe về bạn Trùng Dương – một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự - tỉnh Bạc Liêu mà chị tôi đã kể cho tôi nghe.

Dương mồ côi cha từ lúc lên sáu tuổi. Cậu là con trai lớn, sau Dương còn có một em gái. Mẹ cậu tuy chưa già nhưng thường hay ốm đau. Gia đình lầm vào cảnh túng thiếu. Tuổi chưa lớn mà Dương phải lăn lóc giữa bụi đời để kiếm sống. Điều kì lạ là Dương học rất giỏi luôn đứng đầu lớp. Thời gian học ít cuộc sống thì thiếu thốn mọi bề mà cậu không bao giờ than vãn một điều.

Sáng nào cậu cũng đi bán vé số và mang theo cả cặp sách đi học. Nhờ mau mồm mau miệng và thái độ ôn tồn nhã nhặn nên bao giờ cũng bán hết trước mọi người. Những lúc như thế cậu ngồi ở ghế đá công viên học bài và làm bài. Chiều đi học tối cậu tranh thủ đi bán thêm một ít vé số ở các quán cà phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Dương cũng là người hết lòng vì bạn. Vào giờ giải lao Dương ngồi lại hướng dẫn thêm những bạn học yếu làm bài tập.

 

Trùng Dương đúng là một tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.

Con người sinh ra trên đời ai cũng có những ước mơ cho riêng mình, và em cũng vậy, em luôn nuôi dưỡng trong mình những ước mơ, tuy nhỏ nhưng đối với em nó vô cùng có ý nghĩa. Em cũng biết ở cuộc sống thực không thể xuất hiện bà Tiên, ông Bụt, không có một sức mạnh siêu nhiên nào có thể giúp em thực hiện được những giấc mơ đó nên em nghe lời bố mẹ, thầy cô ra sức học hành, phấn đấu để tự mình thực hiện được ước mơ của riêng mình. Em có nhiều ước mơ lắm, nhưng ước mơ lớn nhất của em chính là có thể trở thành một bác sĩ.

Trong tiềm thức của em thì bác sĩ là một người vô cùng vĩ đại, vì bác sĩ chính là người chữa trị cho tất cả mọi người khi bị ốm đau, bệnh tật. Mọi người ai cũng sẽ bị ốm nhưng chỉ cần có bác sĩ thì căn bệnh sẽ được chữa khỏi tức thì. Em thấy nghề bác sĩ thật kì diệu, đã có lần em bị ốm nặng, ho nhiều, người thì rất khó chịu. Bố mẹ đã đưa em đi đến bác sĩ, sau khi được bác sĩ thăm khám và cho uống thuốc thì em đã đỡ rất nhiều, không còn khó chịu như lúc trước nữa, vài ngày sau thì em đã khỏi ốm. Vì vậy mà em thấy những người bác sĩ như những ông Tiên trong truyện cổ tích vậy, dùng phép màu mang lại hạnh phúc cho những người gặp khó khăn.

Mẹ em nói “Lương y như từ mẫu”, ban đầu em không hiểu lắm nhưng nay em đã hiểu, câu tục ngữ nhấn mạnh vai trò và đạo đức của người bác sĩ, đó chính là sự quan tâm, chăm sóc tận tình bệnh nhân như chính người mẹ của mình vậy. Một lí do khác mà em muốn trở thành bác sĩ, đó chính là em muốn giúp đỡ cho các bạn, các bác, các cô nghèo nhưng không có tiền đi bệnh viện. Những người đó vô cùng đáng thương vì dù bệnh nặng đến đâu cũng chỉ có thể tự mình cắn răng chịu đựng, không có tiền đi khám khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng hơn.

Em sẽ nỗ lực, cố gắng học tập thật tốt để có thể trở thành một người bác sĩ giỏi. Khi đã có đủ năng lực thì em sẽ giúp cho mọi người chữa bệnh, giảm đi những đau đớn cho họ và khiến cho cuộc sống của con người thêm phần tươi sáng, hạnh phúc hơn. Để thực hiện được ước mơ của mình sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng khi còn có mơ ước thì em sẽ cố gắng thực hiện đến cùng.

23 tháng 7 2021

Tuổi thơ của chúng ta, ai cũng có những ước mơ, những dự định sau này, lớn lên sẽ làm gì phải không các bạn? Hôm nay, mình sẽ nói về những dự định, công việc mà mình mơ ước để các bạn cùng biết nhé!

Ngày nào đi học, mình cũng đi ngang qua ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm, mình thường thấy một chú công an đứng ngay ở giao lộ không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Đó là một thanh niên có dáng người to lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt trong sáng nhanh nhẹn. Chú đứng đó, ngày nào cũng như ngày nào tại vòng xoay ngã năm như một vị chỉ huy oai vệ. Miệng cầm còi, hai cánh tay thay mệnh lệnh, đưa lên hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ như thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự nề nếp. Thỉnh thoảng có một vài chiếc honda đậu chớm quá vạch sơn trắng, nhô lên lân đường, chú thổi còi ra hiệu lùi lại. Tức thì những chiếc xe ấy vội lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy. Chú làm việc một cách cần mẫn và nghiêm túc, không thiên vị một người nào. Có một lần, ba cô gái ngồi trên một chiếc honda vù tới ngã năm nhấn ga, bấm còi inh ỏi, làm cho một số người đi đường yếu bóng vía vội dạt vào hai bên lề. Chú công an liền giơ tay ra hiệu, miệng tuýt còi, ra lệnh dừng lại. Chiếc xe tạt vào lề. Cả ba cô ngượng ngùng nói lời xin lỗi. Chú công an mỉm cười rồi từ từ rút biên lai thu phạt. Đưa tờ biên lai cho các cô, chú còn dặn thêm: “Lần sau các cô cẩn thận thực hiện đúng luật giao thông. Bấy giờ, một cô gái nhảy xuống đón ô-tô buýt, không được chở ba”. Lời nói nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát. Cô gái cầm tay lái thật bất đắc dĩ ngoái lại nói với cô bạn ngồi sau cùng: “Cậu đứng đợi mình ở đây, mình sẽ quay lại đón cậu”, rồi chu cái miệng về phía chú công an đang quay lưng về phía ngã năm lẩm bẩm điều gì đó không biết, nhấn ga cho xe vù đi. Cứ thế chú điều khiển dòng người và xe cộ lưu thông được thuận lợi, không một tai nạn nào xảy ra ở giao lộ này.

Các bạn ạ! Mình rất cảm phục phong cách làm việc của chú vừa có tình lại vừa có lí. Mình mơ ước sau này lớn lên mình sẽ đi làm cảnh sát giao thông giữ gìn an ninh trật tự cho đường phố. Một công việc vất vả nhưng vô cùng thú vị, oai vệ như một người chỉ huy.

11 tháng 9 2018

Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:

-     Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.

Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.

17 tháng 9 2018

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

Mỗi người đều có những người bạn hợp ý chơi thân thiết với nhau, chia sẻ cho nhau những điều thầm kín nhất, giúp đỡ nhau lúc khó khăn chẳng hề chi. Em cũng vậy, đó là cô bạn thân của em, Lan.

Lan và em là bạn chung lớp từ năm lớp Một. Chẳng hiểu sao 3 năm học liền, hai đứa đều ngồi cạnh nhau cả. Lan là một cô bạn khá hiền lành và dễ thương. Khuôn mặt bầu bĩnh với hai má phúng phính. Thế nhưng chớ nghĩ rằng Lan là cô bạn có thân hình mũm mĩm nhé. Dáng người nhỏ xinh khiến người khác cảm thấy muốn yêu thương bảo vệ. Đôi mắt to tròn, lúc nào cũng long lanh như có ngàn vạn ánh sao tỏa sáng vậy. Mỗi lần em nói dối việc gì đó, em rất né tránh nhìn vào mắt Lan bởi nhìn vào sẽ cảm thấy rất chột dạ, rất nhanh lời nói dối bị bại lộ đó.

Lan rất thông minh và đáo để nhé. Trong giờ học, cô nàng đều chú ý nghe giảng, sau đó nếu có chỗ nào bạn bè trong lớp không hiểu, Lan luôn kiên nhẫn ngồi giảng lại cho những bạn ấy. Mọi việc được giao, Lan đều làm rất chu đáo cẩn thận. Bởi vì thế nên một đứa có tính ẩu đoảng như em, có một người bạn thân tỉ mỉ như thế là một niềm may mắn. Em vẫn nhớ nhiều khi vội vàng mà dọn sách vở nhanh chóng mà ra về, đến tối mở cặp ra mới hay mình để quên ở lớp. Nhưng rồi rất nhanh chóng, Lan đến nhà đưa đồ cho em dù trời tối và nhà hai đứa ngược đường nhau. Những lúc ấy, em cảm động lắm.

Em rất yêu quý Lan, cô bạn của mình. Nhờ có Lan mà em hiểu hơn được nhiều thứ, biết cách khắc phục nhiều khuyết điểm khó chữa của mình. Em mong tình bạn của hai đứa vẫn sẽ mãi bền lâu như thế.
 

8 tháng 7 2019

ukm, mình cảm ơn nhé!

16 tháng 1 2018

đề 2:

Tuổi thơ của những ai lớn lên trên những cánh đồng với việc chăn trâu cắt cỏ thì ếch là một con vật mà không hề xa lạ. Cây lúa – nguồn lương thực chủ yếu của đất nước ta được bảo vệ cũng là nhờ những chú ếch đó. Loài động vật này là thiên địch của ruồi, muỗi đặc biệt là côn trùng như cào cào, châu chấu, bọ dày phá hoại mùa màng. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loài động vật này xem nó có những đặc điểm gì mà lại có thể bảo vệ được mùa màng của bà con ta.

Trước hết là về phân loại trong tập hợp các loài động vật. Ếch là một loài động vật không đuôi thuộc nhóm động vật lưỡng cư đa dạng và phong phú và thường có thân ngắn. Nhóm động vật này cũng là một trong những nhóm động vật có sương sống. Hiện nay thì ếch đã suy giảm về số lượng dù ở những nơi nông thôn trồng lúa quanh năm nhưng cũng rất ít khi bắt gặp những con ếch nữa. Chính vì thế mà cần phải được bảo tồn.

16 tháng 1 2018

1. trời này là mùa đông ko thấy cửa hàng nào bán đá bào đâu mà tả !

2. con ếch có 4 chân. nó có màu xanh , da nó rất nhớt . nó thích ăn côn trùng .

xong rồi nha!