K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2022

TL:Cuối tuần này, cả gia đình em đã có một chuyến đi chơi rất vui vẻ. Bố mẹ đã đưa em đến xem một buổi biểu diễn xiếc tại Rạp Xiếc Trung Ương. Buổi biểu diễn bắt đầu từ lúc bảy giờ ba mươi phút tối. Sau khi khán giả đã ổn định chỗ ngồi, đúng đến giờ biểu diễn, các nghệ sĩ bắt đầu trình diễn. Các tiết mục xiếc lần lượt diễn ra. Sau mỗi tiết mục khán giả lại dành cho các nghệ sĩ những tràng pháo tay khen ngợi. Em cảm tất cả tiết mục đều rất hấp dẫn. Nhưng em thích nhất là tiết mục chó học toán. Ba chú chó nhỏ lần lượt ngồi vào ba chiếc bàn khác nhau. Phía trước mắt là một chiếc bảng đen nhỏ. Một chú nghệ sĩ đứng gần đó đóng vai thầy giáo. Ba chú chó theo sự hướng dẫn của thầy giáo lần lượt trả lời các phép toán đơn giản. Mỗi câu trả lời đúng, khán giả phía dưới lại vỗ tay cho những chú chó. Chúng không chỉ đáng yêu mà còn rất thông minh. Em cảm thấy buổi biểu diễn hôm nay rất thú vị.

18 tháng 1 2022

Tuần vừa qua, em đạt được nhiều điểm tốt nên mẹ thưởng cho em một món quà rất đặc biệt. Đó là một buổi xem biểu diễn tại rạp xiếc thành phố. Em rất thích và hào hứng. Vừa bước vào rạp, em thấy cả khán đài chật ních người, không còn một chỗ trống. Em vừa ngồi xuống hàng ghế thì buổi biểu diễn bắt đầu. Một chú hề với bộ quần áo sặc sỡ, cái mũi đỏ chót bước ra chào khán giả. Sau đó, các tiết mục lần lượt được trình diễn. Đầu tiên là xiếc khỉ. Những con khỉ nối đuôi nhau thành vòng tròn chạy ra. Chúng nghe theo hiệu lệnh mà làm đủ trò. Nào là đu cột, chuyền cành, đứng chồng lên nhau... lại còn nhảy qua vòng lửa. Lửa cháy rất to mà chú khỉ thì chẳng sợ chút nào. Tiếp theo ra biểu diễn là những chú cún xinh xinh. Các chú biết làm cả mặt buồn, mặt vui, đưa chân lên chào khán giả, biết tặng giỏ hoa hồng, thật dễ thương. Có rất nhiều tiết mục hay, nhưng em thích nhất là tiết mục khỉ đi xe một bánh và phần diễn hài của chú Xuân Bắc. Hôm đó, em đã có một buổi tối thật sảng khoái. Khi vẻ, em còn tíu tít kể lọi với cả nhà. Em sẽ cố gắng học giỏi để được đi xem thêm một lần nữa.

15 tháng 6 2018

Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.

Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.

Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.

Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.

Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.

Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.

Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.

Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.

Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.

Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.

Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…

15 tháng 6 2018

Ví dụ như " Bông hoa cúc trắng "

                 Cụ thể thì dài lắm !!! (-:

4 tháng 5 2018

Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát và để ngắm bức tượng anh Trần Văn ơn vừa mới được khánh thành một tháng nay. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghê đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: “Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!” Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: “Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!”. Hoa sầm mặt lại: “Cậu có ý thức nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?”. Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: “Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu”.  

 

4 tháng 5 2018

thank you

21 tháng 2 2022

Tham khảo :

Ở trường em được học với nhiều thầy cô khác nhau. Nhưng người mà em yêu mến nhất chính là thầy Vũ - thầy giáo dạy môn Tin học của em.

Năm nay thầy Vũ khoảng hơn 30 tuổi. Thầy trông không cao lắm, với dáng người hơi đậm. Mái tóc đen lúc nào cũng xù lên như một đám mây nhỏ. Trên đôi mắt, là một chiếc kính gọng đen nhỏ. Bất kì ai đã tiếp xúc với thầy Vũ, cũng khen rằng thầy vừa hiền lành, vui tính lại tốt bụng. Em học với thầy đã gần một năm rồi, nhưng chưa thấy thầy cáu gắt hay quát mắng học sinh bao giờ. Trong từng tiết học, thầy dạy chúng em cẩn thận từng chút một. Bạn nào không hiểu, thầy từ tốn giảng lại đến khi nắm rõ mới thôi. Ngoài giờ dạy, thầy thường xuyên nghiên cứu tài liệu để nâng cao chuyên môn của mình. Ngoài việc dạy học cho chúng em, thầy còn chịu trách nhiệm quản lý hệ thống máy tính của trường. Từ việc nhập điểm đến cập nhật thông báo, hay sửa chữa máy móc… đều do một tay thầy đảm nhận. Vậy nên, lúc nào thầy Vũ cũng rất bận rộn. Thế nhưng, lúc nào trên khuôn mặt thầy cũng là nụ cười rặng rỡ.

Thầy Vũ là giáo viên mà em yêu mến nhất. Từ thầy, em nhìn thấy hình dáng mà mình mong ước được trở thành. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để có thể trở thành một thầy giáo được mọi người yêu mến như thầy Vũ.

21 tháng 2 2022

Ngay thuở nhỏ em đã rất ngưỡng mộ và kính trọng những người làm nghề giáo viên, những người chèo lái những con thuyền tri thức, trong đó người ảnh hưởng đến em sâu sắc nhất đó chính là cô giáo chủ nhiệm của em. Em may mắn được cô chủ nhiệm lớp đến nay đã được 3 năm, từ lúc em mới bước vào lớp một.

Cô Thủy là một giáo viên trẻ, xinh đẹp và rất yêu nghề. Cô năm nay 25 tuổi, vẫn độc thân, cô không cao nhưng có một nước da rất trắng và mịn màng, em đặc biệt thích nụ cười má lúm của cô, nhìn rất hiền và duyên dáng vô cùng. Chữ của cô rất đẹp, cô rất nghiêm khắc trong việc viết chữ, cô thường bảo với chúng em nét chữ là nết người, cô mong chúng em cố gắng luyện tập sao cho chữ thật đẹp hoặc ít ra cũng ngay ngắn tròn trịa. Cô là một cô giáo rất tâm huyết với nghề, những bài giảng của cô bài nào cũng hay, bài nào cũng chất lượng, lớp chúng em học hiểu bài rất nhanh. Mỗi khi nghỉ giải lao giữa giờ em lại thấy cô chăm chú soạn hoặc xem lại giáo án, đôi khi em lại thấy cô đọc sách, cả người cô toát lên một sự tao nhã trong tà áo dài thướt tha. Cô giáo là người rất nguyên tắc, cô chưa bao giờ trễ giờ lên lớp, ngược lại cô luôn đến sớm, để đợi từng đứa học trò chúng em vào lớp, rồi hướng dẫn chúng em trực nhật, đôi khi là giảng những bài khó mà một vài bạn còn chưa hiểu.

Cô thương chúng em lắm, hầu như chưa khi nào em thấy cô nặng lời hay trách mắng, mỗi lúc chúng em nghịch ngợm hay không chịu làm bài cô lại kiên nhẫn động viên, bày trò cho chúng em chơi để giải tỏa căng thẳng trong học tập, nhờ thế tất cả các bạn trong lớp đều rất yêu quý cô và học tập ngày càng tiến bộ.

Em hy vọng rằng sẽ được học với cô một thời gian thật lâu, để học hỏi được những điều tốt đẹp từ cô, một cô giáo trẻ tận tụy hết mình vì học sinh.

có thể tham khảo

12 tháng 11 2017

Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.

Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:

– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?

Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:

– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.

Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt

Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:

– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!

Bà cụ mừng rỡ:

– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.

Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi. Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:

– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.

Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:

12 tháng 11 2017

tui ko thich van

17 tháng 5 2019

Trong chuyến tham quan tại Bát Tràng – Đền Đô, chúng em đã được tham gia các trò chơi dân gian do các anh chị hướng dẫn viên và nhà trường tổ chức, nhưng trò chơi để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm nhất là trò chơi kéo co.

Mỗi lớp sẽ cử ra hai mươi bạn để tham gia thi đấu. Cầm chắc trên tay các bạn là sợi dây thừng rất to và dài, ở giữa là một dải lụa màu đỏ đánh dấu điểm mốc. Dưới sân có vạch sơn trắng để phân chia ranh giới hai đội chơi. Khi đã biết đối thủ của mình là lớp 3A, chúng em hồ hởi ra sân thi đấu. Bạn nào cũng thể hiện tinh thần quyết tâm rất cao. Tiếng hô "bắt đầu" vang lên, cả hai đội đều dồn sức vào đôi tay, hai chân bám chặt xuống đất, người ngả về phía sau ra sức kéo. Sợi dây khi thì nhích về phía đội em, khi thì lại nghiêng sang phía đội bạn. Tiếng trống, tiếng reo hò cổ vũ của các bạn cổ động viên càng làm cho chúng em thêm phấn khích. Cuối cùng, sau hai hiệp thi đấu, chiến thắng đã thuộc về lớp 3B chúng em. Cả lớp ôm nhau nhảy múa, vui mừng chiến thắng. Em rất thích chơi kéo co vì kéo co đem lại cho chúng em sức khỏe và tình đoàn kết.

Em mong nhà trường sẽ tổ chức nhiều chuyến đi tham quan hơn nữa để chúng em lại được chơi những trò chơi dân gian đầy bổ ích và lí thú.

21 tháng 5 2019

Chủ nhật tuần qua, lớp em và lớp 3C đã tổ chức một trận thi đấu bóng đá thật hào hứng, sôi nổi.

Sân bóng ở tại sân đình của làng. Đúng mười bốn giờ ba mươi, cả hai lớp đã tập trung vây quanh sân bóng. Trận thi đấu diễn ra sôi nổi. Các cầu thủ hăng hái cướp bóng và dồn bóng về phía cầu môn của đối phương, chúng em đứng xem với những tràng vỗ tay vang dội để động viên các cầu thủ của lớp mình. Kết quả trận thi đấu đã đem lại niềm vui cho lớp chúng em, đội bóng đá của lớp em đã ghi bàn thắng với tỉ số 5-3. Đây là kết quả luyện tập tích cực của cả đội bóng trong thời gian qua.

22 tháng 3 2018

Mỗi lần đi ra ngoài đường và mang theo đồ ăn là ba em vẫn bảo “Con ăn uống dừng vứt rác linh tinh nhé, phải giữ gìn môi trường sạch sẽ đấy”. Em đã được ba chỉ bảo về vấn đề phải có ý thức, trách nhiệm để bảo vệ môi trường xung quanh mình. Và hôm nay em rất vui khi làm được việc đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

Kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường-Văn lớp 3

Chiều nay em với mẹ đi chợ ở gần đài phun nước của huyện. Em chờ mẹ ở đài phun nước trong khi mẹ vào lấy xe. Em thấy có rất nhiều anh chị cầm túi nilon to và đi nhặt nhạnh rác vứt bừa bãi hai bên vỉa hè. Các anh chị mặc màu áo xanh tình nguyện rất đẹp. Em thích thú nhìn các anh chị làm việc. Em thấy các anh chị đang làm việc để giữ gìn và bảo vệ môi trường. Chờ mẹ mãi không thấy ra, em liền bước xuống và chạy theo một chị nhặt rác xung quanh đài phun nước. Em bảo:

“Chị ơi chị cho em nhặt rác với nhé?”

Chị mỉm cười, xoa đầu em và bảo;

“Em ngoan quá, vậy đi theo chị và nhặt xung quanh đài phun nước này nhé”

Vậy là em xách túi nilon và nhặt những chiếc vỏ kẹo, lon bia mà mọi người vứt bừa bãi cho vào túi nilon. Chẳng mấy chốc em đã nhặt được đầy túi, vì hôm nay cuối tuần nhiều người đi chơi nên rác cũng nhiều hơn.

Em thấy rất vui khi được làm việc này, vì em đã đóng góp công sức của mình vào bảo vệ môi trường trong sạch hơn.

Khi mẹ ra và thấy em đang nhặt rác, mẹ tươi cười và bảo em ngoan. Tối hôm đó về nhà mẹ khoe ba và ba dẫn em đi ăn kem. Em rất vui.

22 tháng 3 2018

Tham khảo bài mk

Bài làm

Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát và để ngắm bức tượng anh Trần Văn Ơn vừa mới được khánh thành một tháng nay. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghế đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: “Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!” Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: “Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!”. Hoa sầm mặt lại: “Cậu có ý thức nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?”. Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: “Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu”.

Bạn hok tốt  nhé~

28 tháng 4 2022

Nhà em thường có thói quen xem thời sự và lúc 19h tối, hằng ngày em thấy ti vi liên tục nói đến vấn đề ô nhiễm môi trường và những mối nguy hại xung quanh nó, điều ấy khiến cả nhà em đều không khỏi lo lắng. Thế nên trong một buổi trường phân công làm tình nguyện, em đã đề xuất việc thu gom rác thải ở con đường dẫn vào trường học

Hôm ấy là ngày thứ bảy, không khí của mùa thu thật dễ chịu, trời xanh mây trắng, ánh nắng ấm áp chứ không hề quá nóng. Điều ấy khiến chúng em ai nấy đều cảm thấy vui vẻ và hứng khởi với công việc sắp tới. Theo sự phân công của lớp trưởng lớp chúng em chia làm bốn nhóm, mỗi nhóm mười người, tự phân chia nhau đem theo chổi, bao đựng rác và đồ hốt rác. Với tinh thần hăng hái bạn nào cũng tự giác mang theo dụng cụ đầy đủ. Đồng thời chúng em cũng chú ý đội mũ, mang khẩu trang và mặc quần áo dài để công việc diễn ra được thuận lợi. Lớp chúng em lần lượt đi dọc con đường nhựa dẫn vào trường để thu gom những chai lọ, túi ni lông, giấy rác... rồi bỏ gọn vào vào túi đựng rác, sau đó đem tập kết vào chỗ có thùng đựng rác. Những bạn mang chổi thì nhận nhiệm vụ quét dọn những loại rác nhỏ không thể nhặt bằng tay rồi dùng xúc rác hốt sạch sẽ cho vào túi. Vì làm việc tích cực và hiệu quả thế nên chúng em đã dọn sạch con đường chỉ trong vòng một tiếng rưỡi, khiến các thầy cô vô cùng vui vẻ, khen ngợi chúng em hết lời, rồi dẫn chúng em đi uống nước, coi như là phần thưởng vì sự cố gắng trong lao động và ý thức bảo vệ môi trường.

Đó là một ngày vô cùng có ý nghĩa với em, dẫu phải nhặt những loại rác bẩn, nhưng nhờ phần công sức này mà môi trường sống, môi trường học tập xung quanh em đã trở nên sạch đẹp hơn rất nhiều. Thế nên dẫu có mệt, nhưng em luôn tự hào vì mình đã làm được một việc có ích.

28 tháng 4 2022

ai rảnh, tra mạng đi cụ

 

20 tháng 4 2018

Bảo vệ môi trường không phải là công việc của riêng ai mà là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Ngày nay môi trường bị ô nhiễm không chỉ bởi khói bụi, hiệu ứng nhà kính mà môi trường còn bị ô nhiễm bởi sự vứt rác bừa bãi của mọi người. Bảo vệ môi trường vô cùng cần thiết vì môi trường sạch sẽ mang lại cho chúng ta không khí trong lành, sức khỏe cho mọi người. Hàng tuần, nhà trường tổ chức tổng vệ sinh lớp học. Mỗi bạn đều chuẩn bị khẩu trang, theo sự phân công các bạn trong lớp đi lấy dụng cụ lao động: chổi, xẻng hót rác, xô đựng nước, chổi lau nhà. Cô giáo giao cho tổ chúng em nhặt rác xung quanh lớp, lau sàn lớp.... Các bạn nữ trong tổ lau sàn lớp, giặt giẻ lau bảng, lau bàn học, quét lớp. Các bạn nam kê lại bàn ghế gọn gàng. Chỉ sau 45 phút, lớp học của chúng em đã sạch sẽ, sáng sủa. Các bạn đều nhanh nhẹn khẩn trương hoàn thành công việc được giao. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng trên khuôn mặt ai cũng hiện rõ niềm vui vì vừa làm được việc tốt góp phần làm cho lớp học khang trang, sạch sẽ.

20 tháng 4 2018

Hôm đó là sáng chủ nhật, em với Băng Tâm rủ nhau ra vườn hoa đi dạo. Hai đứa đang chăm chú ngắm nhìn những đóa hồng nhung vừa mới hé nở và những con bướm nhiều màu đang bay lượn quanh khóm hồng. Đột nhiên nghe tiếng gọi: “Phương Thảo! Lại đây mình cho cái này, tuyệt lắm!” em cùng với Băng Tâm bước đến: “A! Trang Nhung hả! Bạn đi với ai đấy?”, “tớ đi một mình”. Vừa nói Trang Nhung vừa mở chiếc khăn mùi soa gói ba cái bông hồng khoe: “Cả công viên, mình chỉ chọn được ba bông này thôi, hai bạn thấy có đẹp không?” Em nhìn Băng Tâm, Băng Tâm nhìn em. Cả hai đứa chưa biết nói sao, thì Trang Nhung lại giục: “Đi, đi nào! Chúng mình lùng sục xem còn có bông nào đẹp nữa thì hái nốt”. Em vội ngăn lại: “Đừng Trang Nhung, ai cũng làm thế thì chả mấy chốc vườn hoa sẽ hết sạch còn gì để mà ngắm nữa!” Thấy vẻ mặt Trang Nhung gợn buồn một lúc rồi bỗng tươi tỉnh trở lại: “Ừ nhỉ. Thảo nói đúng. Cảm ơn Thảo đã nhắc nhở mình!” Trên đường về, em thấy lòng mình vui, vì đã làm được một việc tốt.

17 tháng 8 2018

"Côn Sơn ca" là văn bản thơ nổi tiếng chúng em đã được học ở lớp 7. Sau ngày học văn bản ấy, em đã nuôi trong mình niềm mong ước được một lần đến với Côn Sơn. Thật sung sướng vì giữa năm học này niềm mong ước ấy của em đã trở thành hiện thực: Sáng thứ bảy tới trường em tổ chức cho khối lớp 8 đi tham quan Côn Sơn!

Biết em háo hức với chuyến đi, bố mẹ em rất nhiệt tình động viên. Mẹ chuẩn bị đồ cho em rất kĩ, bố sưu tầm khá nhiều tài liệu về Côn Sơn cho em rồi nhắc em phải đến những địa điểm này, địa điểm kia vì đó là những nơi đặc biệt nổi tiếng của vùng đất thiêng này. Sáng sớm hôm đó, khi trời vẫn còn chưa rõ mặt người, bố mẹ đã đưa em ra xe. Lên xe, vẫy tay ríu rít chào bố mẹ, chúng em hát vang những bài tập thể: “Một con vịt”, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Nối vòng tay lớn”,... đến cả bài “Đội ca” cũng được cả xe đồng thanh ca hát. Thấy chúng em hào hứng, vui vẻ, bác lái xe cũng cười vang hát theo. Chú phụ xe còn nhiệt tình cho chúng em mượn mi-cờ-rô để “hát cho có hứng!”. Đoàn tham quan đã có một không khí đầy hứng khởi như thế!

Khi trời sáng rõ cũng là lúc chúng em đến Côn Sơn. Nhìn từ xa, Côn Sơn là một vùng đồi núi bạt ngàn cây xanh. Nhiều nhất là những đồi thông xanh rì. Vừa tới cổng khu vực tham quan, chúng em đã chỉ cho nhau nhìn một tấm bảng lớn có đề dòng chữ: "Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Cô giáo dạy văn của chúng em giải thích rằng: "Đó là câu văn nổi tiếng trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Câu văn thể hiện tư tưởng nhân nghĩa đầy tiến bộ của tác giả”. Trong xe có tiếng loạt xoạt của giấy vở, nhiều bạn vội ghi ngay câu văn ấy cùng lời giải thích của thầy. Em cũng vội mở ba lô: mẹ cũng đã chuẩn bị cho em một cuốn sổ nhỏ và cây bút bi để ghi chép.

Xuống xe, chúng em ngồi nghỉ ngơi, nghe cô giáo chủ nhiệm nhắc lại lịch trình và nội quy đoàn tham quan. Nơi chúng em được đến đầu tiên là nhà tưởng niệm Nguyễn Trãi. Chúng em được đi cùng một chị hướng dẫn viên xinh đẹp. Theo lời chị thuyết minh về cuộc đời vị danh nhân lịch sử - văn hóa nổi tiếng của dân tộc, những đôi tai chúng em chăm chú lắng nghe, những cây bút cặm cụi chạy không ngừng trên trang giấy. Quả là những điều lí thú về cuộc đời của một con người tài danh mà bạc mệnh. Khi học bài “Côn Sơn ca” chúng em đã được cô giáo khái quát về cuộc đời Nguyễn Trãi nhưng chúng em không ngờ ông lại gặp nhiều trắc trở trong chốn quan trường cũng như trong cuộc đời đến vậy. Tài năng của ông động đến đất trời, đến lòng người. Và nỗi oan khuất của ông cũng làm rung bao trái tim nhân loại.

Rời khu tưởng niệm, chúng em hào hứng nô nức đua nhau leo lên "Đỉnh bàn cờ" những mong chiêm ngưỡng “Bàn cờ tiên”, nơi được đồn là xưa kia có tiên đến đánh cờ. Đường lên núi cao được xây dựng bằng những bậc đá, một bên là những hàng thông xanh mát, một bên là sườn núi trông ra một khoảng không mờ ảo trắng xóa. Khoảng trắng ấy mới nhìn ngờ tưởng một dòng sông nào ngờ đó lại là dòng sông sương buổi sớm! Em đi chậm lại, mắt lơ đãng ngước nhìn những tán thông xanh đang dạo những khúc nhạc vi vu. Có phải năm trăm năm trước khi viết câu thơ "dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn" Nguyễn Trãi cũng ngước nhìn tán thông “xanh mát” này?

Đường lên đỉnh Bàn Cờ thật xa, nhiều bạn nóng quá đã bỏ áo khoác thắt ngang eo rồi nhặt những cành củi khô bên đường làm gậy chống lên núi. Ban đầu tiếng cười nói còn rộn rã, bây giờ thì yếu dần vì mọi người đã thấm mệt. Nhưng kìa, đỉnh Bàn Cờ hiện lên và tiếng vẫy gọi của những người đến trước khiến tất cả phấn chấn hẳn lên. Tất cả lại hăm hở leo lên bất chấp mồ hôi đã rỏ thành giọt trên trán... Lên đến nơi, mọi người lại xuýt xoa đọc những dòng chữ khắc trên bia viết về di tích Bàn Cờ. Đứng trên đỉnh núi, nhìn sang bốn hướng thấy mênh mông sương và mờ ảo màu xanh của núi rừng xanh mát. Có bạn lúi húi tìm nhặt những quả thông mang về làm quà. Có bạn lại đứng lặng im, đôi mắt khẽ nhắm lại, bạn nói bạn đang lắng nghe tiếng nói của rừng Côn Sơn, gió Côn Sơn đang kể chuyện những vị tiên đánh cờ, thông Côn Sơn đang kể chuyện Nguyễn Trãi năm xưa làm thơ, hưởng nhàn...

Buổi chiều, chúng em còn đến giếng Ngọc, ngắm dãy núi Phượng Hoàng linh thiêng. Lúc xuống núi, chúng em còn được đi men những con suối cạn chảy giữa những vòm cây rậm mát bên trên. Chúng tôi được trải nghiệm tất cả những cảm giác của người thi sĩ ngày xưa: được ngồi, rồi nằm trên đá, trên những tảng rêu khô, được nghe tiếng nói chảy như tiếng đàn cầm, được phả lên mặt dòng nước suối mát lạnh đến rùng mình... Thật là một cảm giác tuyệt diệu.

Hôm ấy, chiều muộn chúng em mới rời Côn Sơn và khi trời đã tối mới về tới nhà. Tất cả đều rất mệt nhưng vô cùng vui vẻ. Riêng với em, chuyến đi ấy có rất nhiều ý nghĩa. Nó đã giúp em hiểu thêm về một danh nhân lịch sử - văn hóa, hiểu thêm về một vùng đất của non sông, hiểu thêm về thầy cô, bạn bè. Và vì vậy, nó khiến em thêm yêu cuộc sống, yêu việc học tập và biết nuôi lớn những ước mơ bé nhỏ của mình

17 tháng 8 2018

 Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua, cũng là để khen thưởng cho công lao quản lí lớp của các cán bộ lớp các khối từ lớp sáu, lớp bảy, lớp tám và lớp chín, trường cấp hai của em năm nào cũng sẽ tổ chức một chuyến du lịch lớn để các bạn này tham dự. Đây là một chương trình du lịch độc đáo và thú vị, vì qua chuyến đi du lịch này, các bạn học sinh xuất sắc hay các  cán bộ lớp gương mẫu sẽ càng thêm cố gắng, tích cực hơn trong hoạt động học tập cũng như trong quản lí lớp học. Vì với các bạn, chuyến đi này không chỉ đơn giản là một phần thưởng vì có thành tích tốt mà còn là một niềm vinh dự, tự hào to lớn. Còn đối với các bạn khác thì sẽ lấy chuyến đi làm mục tiêu để phấn đấu trong kì học sau. Và em đã rất may mắn và hạnh phúc khi mình đã có thành tích học tập tốt và có mặt trong chuyến đi này. Đây là chuyến du lịch đến thăm Lăng Bác, vì vậy rất háo hức và kì vọng.

Chuyến du lịch của trường em chính thức bắt đầu, để đảm bảo đúng lộ trình thì năm giờ sáng chúng em đã phải có mặt ở trường, vì lúc ấy trời còn khá tối nên bố đã chở em đến trường và đến tận khi lên xe thì bố em mới yên tâm ra về. Chuyến đi này em đã rất kì vọng, sự háo hức làm em thao thức suốt đêm, mong sao cho trời mau sáng để em có thể đến trường và thực hiện chuyến đi lí thú này. Đây là lần đầu tiên em được đi tham quan lăng Bác Hồ, ở đây thì em cũng sẽ được nhìn tận mắt chân dung người chủ tịch vĩ đại của dân tộc Việt Nam, em và các bạn sẽ được vào viếng lăng và tri ân công lao của Bác đối với dân tộc Việt Nam.

Chuyến xe của trường em dừng tại lăng bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng, ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi lăng Bác. Từ ngay đường đi dẫn vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, tuy nhiên những chú bộ đội gác lăng không phải mặc những bộ quân phục màu xanh như ta vẫn thấy, các chú khoác lên mình bộ quân phục màu trắng, chiếc mũ màu trắng nên càng tạo ra sự trang nghiêm, thành kính cho lăng Bác.

22 tháng 11 2021

nhìu đề thế cô giao trên lớp còn chx xong thì nghĩ hộ bạn còn đâu thời gian lm bài ở lớp (zới lại cô giao cho bạn bạn phải tự lm chớ)