Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Chép tiếp
"Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta."
b, -Tác giả: Nguyễn Khuyến
-Tên bài thơ " Bạn đến chơi nhà"
a, Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.
b, bạn đến chơi nhà - NGUYỄN KHUYẾN
c, thất ngôn bát cú đường luật
dấu hiệu: mỗi dòng thơ đều có 7 chữ
D, - Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học
e, cụm từ ta với ta có ý ngĩa là:
- tình cảm của tác giả đối với khách như hai mà một
- thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như tiếng cười và reo vui khi bạn đến chơi nhà
CHÚC BẠN HỌC TỐT
câu 1: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta ! "
câu 2:
tác giả :Nguyễn Khuyến
tên văn bản : bạn đến chơi nhà
câu 3:
từ đồng âm : ta với ta
tác dụng : Tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa cho người đọc, người nghe.
câu 4:
làm em liên tưởng đến bài:
-Qua Đèo Ngang
tác giả - Bà Huyện Thanh Quan
-Hai cách hiểu cụm từ : " ta với ta " ở hai bài thơ không giống nhau. Vì trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " , cụm từ " ta với ta " là để chỉ hai người bạn với nhau, còn trong bài " Qua đèo ngang " " ta với ta " là để chỉ một mình tác giả đơn độc giữa khoảng không rộng lớn đối mặt với tâm sự của chính mình.
câu 5:
Bạn bè là những người cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, người đồng hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Sự xuất hiện của những người bạn làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên đẹp đẽ, ý nghĩa hơn.
Một tình bạn đẹp là một tình bạn biết cảm thông, chia sẻ cùng nhau. Một người bạn tốt là một người biết giúp đỡ, quan tâm đến bạn mình. Những vui buồn, hạnh phúc hay khổ đau trong cuộc sống đều kể cho nhau nghe. Người bạn thực sự tốt giúp chúng ta được an ủi, vỗ về khi mệt mỏi, được cùng chơi, cùng học, cùng cố gắng, cùng thành công. Người bạn tốt sẵn sàng giang rộng vòng tay khi ta cần mà chẳng hề tính toán thiệt hơn, chẳng ích kỷ, ghen tuông khi mình thành công hơn họ. Họ vui với niềm vui và thành quả của mình, buồn với những bất hạnh, vấp ngã của mình. Một tình bạn đẹp luôn có những kí ức đầy tuyệt diệu và đẹp đẽ, trong sáng và luôn luôn cao đẹp.
Bài làm
C1 : Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta ! "
C2 : tác giả :Nguyễn Khuyến
tên văn bản : bạn đến chơi nhà
C3:Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
C4: Hai cách hiểu cụm từ : " ta với ta " ở hai bài thơ không giống nhau. Vì trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " , cụm từ " ta với ta " là để chỉ hai người bạn với nhau, còn trong bài " Qua đèo ngang " " ta với ta " là để chỉ một mình tác giả đơn độc giữa khoảng không rộng lớn đối mặt với tâm sự của chính mình.
Thể hiện sự thân mật, kính trọng, niềm nở đón tiếp 1 người bạn lâu ngày mới tới chơi
Cho thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của tác giả với người bạn của mình
1. PTBĐ: Biểu cảm
2. Đại từ: bác
=> Dùng để trỏ (người)
3.
Em tham khảo:
a. Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế. Vì đây là người bạn lâu lắm mới có điều kiện gặp lại, trong hoàn cảnh Nguyễn Khuyến về ở ẩn xa xôi, bạn cũ không ngại đường xa tới thăm là một sự kiện đặc biệt.
b. Sáu câu thơ tiếp theo tác giả đã nêu lên một hoàn cảnh tiếp đãi bạn khá đặc biệt đó là: trẻ đi vắng; chợ xa; có cá, có gà nhưng không đánh bắt được; có mướp, có bầu, có cà nhưng tất cả đều chưa đến lúc thu hoạch. Và ngay cả miếng trầu – là đầu câu chuyện, thứ tôi thiểu để tiếp đãi bạn, tác giả cũng không có. Đây là cách nói khéo léo của tác giả về cái nghèo, sự thiếu thống về vật chất và đó là đòn bẩy để tác giả thể hiện về tình bạn đẹp trong câu thứ 8.
- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:
+ Muốn ra chợ thì chợ xa
+ Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng
+ Muốn bắt cá thì ao sâu
+ Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa
+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được
+ Miếng trầu cũng không có
⇒ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả
*Tình bạn thắm thiết của tác giả
- Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:
+ Ta (1): chủ nhà – nhà thơ
+ Ta (2): khách – bạn
- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn
⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.
Việc sử dụng đại từ nhân xưng"Bắc"trong câu thơ "Đã bấy lâu nay bác tới nhà"có tác dụng gì? Help me!
thể hiện sự tôn trọng và thân thiết gần gũi
Bác k phải Bắc