Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đối với các tù trưởng miền núi, nhà Lý thực hiện sách sách mềm dẻo, khôn khéo (thông qua việc gả công chúa cho các tù trưởng) để thắt chặt tình hòa hiếu, đoàn kết dân tộc.
Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có những biểu hiện dưới đây:
- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).
- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.
Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:
- Nông nghiệp:
+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi.
+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…
- Thủ công nghiệp:
+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...
+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất
- Thương mại:
+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.
+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới.
+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế
Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.
- Lãnh thổ tựa như bán đảo được ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran, có 3 mặt giáp biển.
- Khí hậu chủ yếu là kiểu ôn đới và có sự phân hóa đa dạng.
- Tên 6 châu lục trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Một số cuộc phát kiến địa lí lớn:
+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ – Hiệp sĩ Hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi. Nơi này được ông đặt tên là Mũi Bão Táp (sau đó, đổi thành Mũi Hảo Vọng).
+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương, đến được vùng đất mới – đó chính là châu Mĩ.
+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon, vòng qua mũi Hảo Vọng và cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ (vào năm 1498).
+ Năm 1519 - 1522, Ph.Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ tây Ban Nha thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới.
- Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:
+ Về kinh tế: các cuộc đại phát kiến địa lí đã tìm ra những con đường hàng hải mới, vùng đất mới góp phần mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới; thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng cùa thương nghiệp và công nghiệp.
+ Về văn hóa: các cuộc đại phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết mới về những con đường, vùng đất, dân tộc mới… từ đó sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc được tăng cường, mở rộng.
+ Các cuộc phát kiến địa lí cũng dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.
Tháp Bình Lâm (Bình Định) được xây dựng vào cuối thế kỷ X – đầu thế kỷ XI, mang trong mình một vẻ đẹp đậm màu thời gian, phảng phất tinh thần cổ điển. Tháp Bình Lâm được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, chỉ một số ít ở diềm góc là bằng đá sa thạch nhưng hiện nay cũng đã bị mất chỉ còn lại dấu tích. Ngôi tháp này khoác lên mình vẻ đẹp trang nhã và thành kính của chiếc áo màu gạch vàng. Những vòm cửa giả, mỗi cửa giả là một tác phẩm nghệ thuật sinh động mà những người nghệ sĩ Chăm vô danh gửi lại cho hậu thế. Giáp với mái và thân, tháp lại được trang trí những mô típ hoa văn kiểu chuỗi hạt uốn lượn liên hoàn hình chữ U chạy vòng quanh tháp. Lên các tầng trên, hoa văn cũng được lặp lại như vậy. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến năm 1993, tháp Bình Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Để bảo vệ và phát huy giá trị di tích đó trước hết cần:
- Nhận thức chính xác tầm quan trọng và vị trí của di tích lịch sử đó trong tiến trình lịch sử dân tộc.
- Cùng người dân bản địa chung tay giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử, phát triển du lịch dựa trên các di tích lịch sử.
- Ra sức tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người dân, khách du lịch đến tham quan di tích đó.
- Bảo vệ di tích bằng việc tuyên truyền những quy định về việc tham quan, lên án những hành động phá hoại di tích lịch sử với bất cứ lý do nào.
- Nhận xét vai trò của Lê Hoàn:
+ Là người trực tiếp lãnh đạo nhân dân Đại Cồ Việt chiến đấu chống quân Tống.
+ Lê Hoàn đã đề ra nhiều chiến thuật quân sự độc đáo, sáng tạo (ví dụ: dựng trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng) => Chiến thuật quân sự độc đáo của Lê Hoàn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Trên cơ sở nắm chắc tình hình và căn cứ vào tương quan lực lượng giữa quân giặc và quân ta. Lê Hoàn đã phán đoán chính xác hướng tiến công của các đạo quân Tống.
- Khẩn trương chuẩn bị lực lượng, xây dựng phòng tuyến chủ động phòng ngự và phản công tiêu diệt quân giặc khi thời cơ xuất hiện.
- Năm 981, lê Hoàn cùng các tướng lĩnh và quân đội đã tổ chức những trận địa phòng thủ vững chắc, lãnh đạo cuộc kháng chiến khiến quân Tống đại bại.
* Sự thành lập nhà Trần
- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, phải dựa vào thế lực họ Trần trong triều duy trì quyền lực.
- Năm 1224, vua Lý Huệ Tông xuất gia truyền ngôi cho Lý Chiêu Hoàng
- Dưới sự sắp xếp của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu truyền ngôi cho Trần Cảnh
=> Thời đại nhà Trần bắt đầu.
* Chính trị:
- Đứng đầu nhà nước là vua, nhưng điểm khác biệt của nhà Trần đó là vua thường truyền ngôi sớm cho con, xưng là Thái thượng hoàng cùng quản lý đất nước
- Giúp việc cho vua là các quan văn, võ do người hoàng tộc nắm giữ
- Quý tộc, quan lại được ban thái ấp, cấp bổng lộc
- Hệ thống chính quyền các cấp được tổ chức quy củ và hoàn thiện hơn thời Lý
- Pháp luật: Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật
- Quân đội có quân triều đình, quân các lộ, phủ, quân biên ải và dân binh ở làng xã
* Kinh tế:
- Nông nghiêp:
+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang
+ Mở rộng diện tích canh tác
+ Đào sông ngòi, đắp đê phòng lụt
+ Đặt chức quan chuyên lo nông nghiệp và thủy lợi
- Thủ công nghiệp:
+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời
+ Thăng Long có 61 phường sản xuất với các nghề tiêu biểu như: làm gốm, dệt, đúc đồng, tạc tượng…
- Thương nghiệp:
+ Tiền được sử dụng phổ biến, buôn bán phát triển
+ Thuyền buôn ngoại quốc thường xuyên lui tới buôn bán ở các cảng: Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều…
* Xã hội:
- Tầng lớp quý tộc, quan lại hưởng nhiều đặc lợi
- Địa chủ ngày càng nhiều
- Nông dân vẫn là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội
- Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội
* Văn hóa:
- Tư tưởng - tôn giáo:
+ Tín ngưỡng thờ thần vẫn phổ biến trong nhân dân
+ Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều được coi trọng
+ Đặc biệt thời kì này đánh dấu sự ra đời của Phật giáo dân tộc với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm yên Tử do Trần Nhân Tông sáng lập
- Giáo dục và khoa học kĩ thuật:
+ Năm 1253, Quốc Tử Giám được mở rộng và thu nhận cả con cái thường dân
+Trường tư cũng được mở nhiều ở làng, xã
+ Về sử học, Lê Văn Hưu biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt
+ Về Quân sự nổi tiếng có Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn
+ Về y học có Thiền sư Tuệ Tĩnh - là người đầu tiên xây dựng nền y học truyền thống của người Việt
+ Thiên văn học có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán
- Văn học và nghệ thuật:
+ Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông bạch Đằng của Trương Hán Siêu…
+ Các công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng khá nhiều như: tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc…
+ Các tác phẩm điêu khắc bằng đá, chạm khắc gỗ được coi là kiệt tác nghệ thuật dân tộc
+ Hát chèo, múa rối nước phổ biến, nhiều nhặc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm phổ biến vào thời kì này
Sự ra đời của nhà Trần :
- Cuối thế kỉ XII , nhà Lý suy yếu phải dựa vào thế lực họ Trần đánh dẹp các cuộc nổi loạn.
- 1/1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh `=>` nhà Trần thành lập.
Tình hình chính trị :
- Tổ chức chính quyền : Củng cố chế độ trung ương tập quyền.
- Quân đội : Gồm quân triều đình , quân địa phương , quân của vương triều quý tộc và các đội dân binh.
+ Thực hiện chính sách " ngụ binh ư nông "
- Luật pháp : 1341 ban hành bộ " Quốc triều Hình luật "
- Chính sách đối nội đối ngoại :
+ Tăng cường lực lượng trấn giữ vùng biên cương và miền núi.
+ Quan hệ ngoại giao bình thường với Tống , Champa , Chân Lạp ,...
Tình hình kinh tế :
- Nông nghiệp : tiến hành khai hoang , đắp đê , miễn giảm tô thuế , lập điền trang ,..
- Thủ công nghiệp :
+ Nhà nước : Đúc tiền , đóng thuyền chiến , ..
+ Ở các làng xã : hình thành các làng , nghề , phường nghề .
- Thương nghiệp :
+ Buôn bán tấp nập nhiều địa phương , đặc biệt ở Thăng Long
+ Các cửu khẩu : Vân Đồn , Hội thống là nơi buôn bán sầm uất với nước ngoài
`=>` Kinh tế thời Trần phát triển , Đại Việt trở thành quốc gia giàu mạnh.
Tình hình xã hội :
- Quý tộc , nhân dân lao động , thợ thủ công , thương nhân , nông nô và nô tì
`=>` Xã hội có sự phân hóa sâu sắc .
Tình hình văn hóa :
a. Tư tưởng - tôn giáo :
- Nho giáo , Phật giáo và Đạo giáo được coi trọng
- Nhiều nhà Nho được giữ chức vụ quan trọng trong triều đình
- Vua ,quý tộc và nhân dân Sùng đạo Phật
b. Giáo dục
- Quốc Tử Giám được mở rộng
- Trường học được mở rộng ở các địa phương
- Các kì thi nho học được tổ chức thường xuyên , quy củ .
c. Khoa học - kĩ thuật
- Sử học : bộ Đại Việt Sử Kí ( Lê Văn Hưu ) , Việt Sử lược ,..
- Quân sự : binh thư yếu lược , Vạn kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn
- Y học : Thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam.
d. Văn học , nghệ thuật
- Văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo : Kinh đô Thăng Long , thành Tây Đô , tượng sư tử , hổ hình rồng được khắc trên đá ,..
- Nghệ thuật diễn xướng phát triển nhiều loại hình : chèo , tuồng , múa rối ,...
`@`Phamdanhv.
- Trong nông nghiệp: chính sách “ngụ binh ư nông”. Binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp.
- Chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng.
=> Nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định.
- Thủ công nghiệp thời Lý là bộ phận kết hợp với nông nghiệp, được làm trong các hộ gia đình, chủ yếu đáp ứng nhu cầu của sản xuất tiểu nông.
- Hoạt động buôn bán trong nước thuận lợi.
- Ngoại thương: chỉ cho phép thương nhân nước ngoài buôn bán ở một số điểm nhất định, chịu sự kiểm soát của triều đình.