K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2017

Nhận xét: miêu tả người nông dân trong tình cảnh một cổ hai chòng.Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, phần đông là nông dân- giai cấp nghèo khổ nhất vì không có ruộng đất, bị nhiều tầng lớp áp bức bóc lột.

17 tháng 9 2017

miêu tả người nông dân trong tình cảnh bị áp búc ,bóc lột, sử dụng công cụ lạc hậu.nạn mất mùa đói kém xảy ra triền miên

21 tháng 9 2016

Trẻ em bị bóc lột sức lao động. Vì lòng tham, lợi nhuận mà thực dân Anh áp bức phụ nữ, trẻ em lương lại rất thấp.

Chúc bạn học tốt! 

25 tháng 9 2016

Nước Pháp có rất nhiều cuộc cách mạng từ nội chiến đến ngoại chiến

8 tháng 10 2016

nước pháp xâm lược nhiều nơi, ở thuộc địa và cả ngoại địa

1. Những nội dung chính trong các đề nghị cải cách đắt nước nửa cuối thể kỉ XIX? Em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách đó?2. Nếu em là một quan lại vào nữa cuối thể kỉ XIX, em sẽ đề nghị những nội dung gì để cải cách đắt nước?3. Em có nhận xét gì về chính sách kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thác.thuộc địa lằn thứ nhất (1897 - 1914)?14, Chính sách khai thác thuộc địa làn thứ...
Đọc tiếp

1. Những nội dung chính trong các đề nghị cải cách đắt nước nửa cuối thể kỉ XIX? Em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách đó?

2. Nếu em là một quan lại vào nữa cuối thể kỉ XIX, em sẽ đề nghị những nội dung gì để cải cách đắt nước?

3. Em có nhận xét gì về chính sách kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thác.

thuộc địa lằn thứ nhất (1897 - 1914)?

14, Chính sách khai thác thuộc địa làn thứ nhắt (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào?

5, Vì sao Nguyễn Tắt Thành lại ra đi tìm đường cửu nước mới ? Hướng đi của Người có gì mới so với các nhà yêu nước trước đó?

6, Nêu hành trình hoạt động của Nguyễn Tắt Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước ?

7. So sánh phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích và phương thức hoạt động ?

8. Theo em, cần những điều kiện gì để các cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở nước ta giành được thắng lợi

Giúp mình với

0
25 tháng 12 2016
Khủng bố đã xuất hiện và tồn tại từ hàng nghìn năm nay, nhưng sự kiện ngày 11-9-2001 mới là mốc đen tang tóc đánh dấu sự hiện diện rất nguy hiểm của khủng bố trong đời sống xã hội quốc tế. Cũng từ thời điểm này, việc nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố được triển khai rộng và sâu hơn.Khái niệm Chủ nghĩa khủng bố, Khủng bố, Hoạt động khủng bố, trong nhiều trường hợp được các nhà nghiên cứu, các học giả, sử dụng với ý nghĩa tương đương, bởi lẽ, có quan điểm khá phổ biến cho rằng với chủ nghĩa khủng bố, tư tưởng được hòa tan trong hành động. Trong hầu hết các nghiên cứu, những khái niệm trên được dùng theo nghĩa song trùng. Tuy nhiên, nếu nhìn chủ nghĩa khủng bố dưới góc độ hệ tư tưởng, theo tiến sĩ luật học N. N.A-pha-na-sép thì: "đặc trưng của hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố như là một phức thể các nguyên tắc tư tưởng cực kỳ cấp tiến (cực tả, cực hữu, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ly khai, chủ nghĩa nước lớn,…), là sự luận chứng cho việc áp dụng bạo lực dưới những hình thức khác nhau một cách bất hợp pháp để đạt đến các mục tiêu xã hội, chủ yếu là về mặt chính trị, của các cơ cấu trên đây".Lần đầu tiên người ta bắt gặp thuật ngữ chủ nghĩa khủng bố (terrorism) vào năm 1798; thuật ngữ này do nhà triết học người Đức Ê-ma-nu-en Căng sử dụng. Cũng năm ấy, thuật ngữ này xuất hiện trong một phụ lục của Đại từ điển Viện Hàn lâm Pháp.Khái niệm về chủ nghĩa khủng bố thay đổi theo thời gian. Theo một nghiên cứu của CIA, thì từ năm 1936 đến 1981, có không ít hơn 109 định nghĩa khác nhau về chủ nghĩa khủng bố, và nghiên cứu này cũng bất đồng quan điểm với các định nghĩa đã thu thập được(1). Thực tế cho thấy, do cách nhìn nhận khủng bố từ nhiều góc độ khác nhau, do nhiều nguyên nhân chủ quan (có thể theo một ý đồ nào đó) hoặc khách quan, do các mối quan hệ chính trị biến đổi theo thời gian, nên các định nghĩa về chủ nghĩa khủng bố dễ sai lệch nhau, thậm chí trái ngược nhau. Dưới đây là một vài định nghĩa được nhiều người chấp nhận.Các cơ quan hữu quan của Liên hợp quốc định nghĩa hoạt động khủng bố như sau: "Hoạt động khủng bố là hoạt động huỷ hoại nhân quyền, quyền dân chủ và tự do cá nhân, uy hiếp sự an toàn và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, tạo sức ép lên quốc gia, phá vỡ văn minh xã hội, là hành vi phạm tội với việc gây hậu quả bất lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội"(2). Tuyên ngôn về vấn đề chủ nghĩa khủng bố của Liên hợp quốc nêu rõ: "Tất cả các hình thức của chủ nghĩa khủng bố, dù xảy ra ở nơi nào, ai là kẻ chủ mưu, và hành vi phạm tội ra sao, cũng không thể thanh minh, cho nên thông qua các điều của Hiệp ước Quốc tế, cần tăng thêm mức độ xử phạt"(3).Định nghĩa về khủng bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (1998) cho rằng: "Hoạt động khủng bố là một hành động bạo lực có mưu tính trước, nhằm những mục đích chính trị, thực hiện hướng vào những mục tiêu phi quân sự, bởi những tổ chức dưới cấp nhà nước hay bởi những cá nhân bí mật, thường với mục đích gây ảnh hưởng với một đối tượng nào đó" (4).Theo nhiều nhà nghiên cứu, các loại hình khủng bố có thể kể tới vào thời điểm hiện nay là: 1- Khủng bố nhà nước; 2- Khủng bố mang tính tôn giáo; 3- Khủng bố mang tính chất chính trị; 4- Khủng bố mang mầu sắc chủ nghĩa ly khai; 5- Khủng bố mang tính chất phản kháng, trả thù.Nói chung, cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, bởi trong nhiều trường hợp, các loại hình khủng bố có thể lồng vào nhau, đan xen nhau, và ta khó có thể phân biệt rạch ròi, đâu là loại hình này, đâu là loại hình kia. Chẳng hạn, các hoạt động khủng bố ở Tre-xni-a vừa mang mầu sắc tôn giáo, vừa mang mầu sắc của chủ nghĩa ly khai. Có thể đưa thêm vào loại hình thứ 6: Tổ hợp của các loại hình khủng bố đã nêu trên. Cố nhà báo Eqbal Ahmad (1939-1999), biên tập trị sự của báo Chủng tộc và Giai cấp, còn xem xét hai loại hình nữa của chủ nghĩa khủng bố: chủ nghĩa khủng bố hình sự, và chủ nghĩa khủng bố của (phe) đối lập(5). Tuy nhiên, hai loại hình này dường như đã được bao hàm trong năm loại hình đã nêu.Nguyên nhân phát sinh và dung dưỡng chủ nghĩa khủng bốSẽ là sai lầm nếu cố gắng quy lý do bùng phát chủ nghĩa khủng bố vào một hoặc hai nguyên nhân nào đó. Do hoạt động khủng bố đa dạng và xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau, với những điều kiện địa chính trị, xã hội khác nhau, nên nguyên nhân gây ra chúng cũng có thể khác nhau. Về đại thể, giới nghiên cứu lý luận đề cập đến các nguyên nhân cơ bản sau:1 - Các hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa. Trong khi toàn cầu hóa mang lại cho các nước phát triển những lợi ích to lớn, những cơ hội phát triển mạnh mẽ thì nó mang lại cho các nước đang phát triển đầy những thách thức và rất nhiều khó khăn. Hệ quả của sự kiện này là khoảng cách giầu nghèo ngày càng mở rộng, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tình trạng phân phối không công bằng ngày một tăng. Sự bần cùng về kinh tế gạt một bộ phận không nhỏ dân chúng ra bên lề của tiến trình phát triển, và nó góp phần làm suy thoái đạo đức, tư tưởng, tạo ra một khoảng trống về mặt tinh thần, để chủ nghĩa khủng bố có điều kiện xâm nhập. Toàn cầu hóa về văn hóa, bên cạnh những mặt tích cực, cũng có những tác động tiêu cực, nó làm phai nhạt bản sắc văn hóa của dân tộc, tôn giáo, lợi dụng mối đe dọa hiện hữu này rồi thổi phồng nó lên; một số tổ chức Hồi giáo cực đoan đã vận động, tuyên truyền dân chúng, để tạo nên sự phản kháng mạnh mẽ, thậm chí là quá khích. Toàn cầu hóa với mặt trái đầy mâu thuẫn đã tạo ra môi trường dung dưỡng và phát triển cho chủ nghĩa khủng bố. Và, đến lượt mình, chủ nghĩa khủng bố cũng đang trong quá trình toàn cầu hóa.Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra sự bùng phát của chủ nghĩa khủng bố, nhưng nó là một trong những nguyên nhân chủ chốt, không thể xem nhẹ(6).2 - Tình trạng nghèo đói toàn cầu. Cuối thế kỷ XX đã đi vào lịch sử thế giới như là một thời kỳ bần cùng hoá trên cấp độ toàn cầu. Toàn cầu hoá sự nghèo đói - điều đã xoá bỏ phần lớn những thành tựu của tiến trình phi thực dân hoá sau chiến tranh - bắt nguồn tại Thế giới thứ ba trùng với sự tấn công dữ dội của cuộc khủng hoảng nợ. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, tình trạng này đã lan ra nhiều vùng quan trọng trên thế giới, bao gồm cả Bắc Mỹ, Tây Âu, các nước thuộc Liên Xô, cũng như Đông Nam Á và Viễn Đông(7). Tình trạng toàn cầu hoá nghèo đói đã đẩy một phần không nhỏ nhân loại vào cảnh khốn cùng (theo một đánh giá của Liên hợp quốc, tại Đông Phi, 23 triệu người, mà nhiều người trong số đó đã chết, đang ở trong vòng nguy cơ của nạn đói). Những người khốn khổ này sẽ làm gì trên con đường đói khát?. Phản ứng lại xã hội, cái xã hội mà họ cho rằng đã mang đến cho họ đói khổ, là phản ứng tự nhiên. Những thủ lĩnh khủng bố đã và đang tận dụng tâm lý khủng hoảng này để gieo rắc tư tưởng phản kháng, thù hận, và trong nhiều trường hợp chúng đã thành công. Nghèo đói, tuyệt vọng, mất lòng tin vào tương lai, vào xã hội, thế hệ trẻ dễ ngả theo sự dẫn dụ của các tổ chức khủng bố, các tổ chức tội phạm. Chẳng hạn, sự kiện đẫm máu ngày 28-4-2004 tại Thái Lan đã cho thấy lớp trẻ bị lợi dụng và bị đẩy vào một cuộc bạo động không có khả năng chiến thắng. Những kẻ tham gia bạo động mới chỉ từ 15 đến 20 tuổi (có 2 người khoảng 40 tuổi), được trang bị bằng dao rựa, gậy gộc, tấn công hết sức liều lĩnh vào 10 trạm kiểm soát và đồn cảnh sát tại 3 tỉnh miền nam Thái Lan, kết quả là 127 người chết mà hầu hết là thuộc lực lượng nổi dậy.Nạn nghèo đói có thể được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa tới sự phản kháng, đưa tới tình trạng bạo lực - môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố. Cựu tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn cho rằng, xã hội Mỹ đang ngày càng giàu, nhưng vấn đề nghèo đói của thế giới lại ngày càng nghiêm trọng. Trong tình hình này, đói nghèo rất dễ trở thành mảnh đất để chủ nghĩa khủng bố phát sinh. Trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau, một bài học mà người Mỹ cần ghi nhớ là "hoa thơm không thể hưởng một mình"3 - Chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Chủ nghĩa dân tộc mang tính chất bành trướng có thể sinh ra chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa bá quyền. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan kiểu bảo thủ có thể dẫn đến chủ nghĩa bài ngoại, hoặc chủ nghĩa ly khai. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan được coi là một trong những nguồn gốc dai dẳng nhất, mạnh mẽ nhất và chết người nhất đẻ ra chủ nghĩa khủng bố(8). Tuy nhiên, ở đây cần có sự phân biệt giữa chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố. Chủ nghĩa cực đoan sinh ra từ cách cảm nhận cực đoan về các hiện tượng của đời sống xã hội, còn chủ nghĩa khủng bố ra đời từ những cực đoan của chủ nghĩa cực đoan. Khi kẻ cực đoan ném đá, thì kẻ khủng bố bắt đầu đánh bom; khi kẻ cực đoan mới chỉ đe dọa giết người thì kẻ khủng bố đã ra tay sát hại trên thực tế(9).4 –Chủ nghĩa Tôn giáo cực đoan. Có một số học giả và cả chính khách trên thế giới cho rằng tôn giáo là vườn ươm để chủ nghĩa khủng bố sinh sôi. Có người còn đánh đồng Hồi giáo với chủ nghĩa khủng bố, cho rằng Hồi giáo là nguyên nhân đẻ ra chủ nghĩa khủng bố, rằng trong tình hình hiện nay, khi các hình thức tôn giáo đi tới chủ nghĩa cực đoan thì chúng càng dễ trực tiếp đẻ ra chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản bác lại các mệnh đề trên.Việc đánh đồng chủ nghĩa khủng bố với Hồi giáo là không thể chấp nhận được, nhưng cũng không thể phủ định một thực tế là không ít hoạt động khủng bố có nguồn gốc từ tôn giáo. Có thể nhận xét một cách không quá đáng rằng, mọi thứ tư tưởng hệ nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố về mặt thế giới quan đều có thể quy về chủ nghĩa cực đoan (cực đoan dân tộc, cực đoan tôn giáo,…).5 - Sự thiếu vắng hệ tư tưởng cách mạng. Theo Eqbal Ahmad, việc thiếu vắng hệ tư tưởng cách mạng đã làm cho khủng bố bành trướng trong thời đại của chúng ta(10).Sự thiếu vắng một hệ tư tưởng cách mạng đã tạo ra một khoảng trống, mà chủ nghĩa khủng bố có thể lợi dụng để xâm nhập, lôi cuốn, phủ dụ, và đưa không ít người vào con đường lầm lạc. Dĩ nhiên công tác tuyên truyền của các tổ chức khủng bố, các giáo phái cực đoan, quá khích, đóng một vai trò không nhỏ trên lĩnh vực đó.6 - Chủ nghĩa cường quyền và bá quyền. Dù về mặt lý luận, người ta vẫn chưa thống nhất với quan điểm cho rằng chủ nghĩa cường quyền và bá quyền là một trong những nguyên nhân đưa đến chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa cường quyền, bá quyền là nguyên nhân gây ra sự phản kháng, thậm chí sự phản kháng của cả một dân tộc. Hoạt động khủng bố, trong nhiều trường hợp là thủ đoạn của sự phản kháng. Có thể lấy trường hợp của Bin La-den để phân tích. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Mỹ đã huy động người Hồi giáo chống lại việc Liên Xô can thiệp vào Áp-ga-ni-xtan, Bin La-den là một trong những nhân vật quan trọng được CIA tuyển mộ đầu tiên. Bin La-den đã bôn ba khắp nơi để chiêu binh mãi mã cho cuộc Jihad (chiến đấu) chống chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đến năm 1990, Mỹ đưa quân vào A-rập Xê-út, đây là thánh địa của Hồi giáo (quê hương của Mô-ha-mét), để tiến hành Chiến tranh Vùng Vịnh, và sau đó, khi đã kết thúc cuộc chiến tranh này, Mỹ không chịu rút quân, mặc dù đã nhiều lần Bin La-den đề nghị Mỹ "hãy rút đi". Sau đó, như người ta đã biết, để phản kháng lại sự bội tín của ông chủ cũ của mình, Bin La-den lại tiến hành một cuộc Jihad mới, nhưng lần này là để chống Mỹ. Không loại trừ còn có những nguyên nhân khác đưa đến sự phản kháng và hoạt động khủng bố của Bin La-den, song rõ ràng, trong trường hợp này, hậu quả tiêu cực của chủ nghĩa cường quyền, bá quyền đóng vai trò không nhỏ.Chống chủ nghĩa khủng bố - Cuộc chiến đầy gian nanChống chủ nghĩa khủng bố là vấn đề lớn, cấp bách được đặt ra trước toàn nhân loại, nhưng việc giải quyết nó lại không thể nhanh gọn, thời gian không thể tính theo đơn vị tháng, năm, mà phải cần tới cả thập kỷ, nhiều thập kỷ, hoặc lâu hơn thế rất nhiều!. Bởi lẽ, loại trừ chủ nghĩa khủng bố có nghĩa là phải loại trừ mọi căn nguyên sinh ra chủ nghĩa khủng bố, đó là nạn nghèo đói, là những hậu quả tiêu cực của toàn cầu hoá, những mâu thuẫn trong quan hệ Bắc - Nam, là sự biến thái cực đoan của mọi thứ chủ nghĩa cực đoan, là chủ nghĩa cường quyền, bá quyền, v.v.. Bên cạnh đó, việc củng cố và phát huy vai trò của các tổ chức an ninh chống khủng bố như In-ter-pon, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục đối với thế hệ trẻ cũng hết sức cần thiết.Tuy nhiên, đã có nhiều hiện tượng tiêu cực phát sinh từ thực tiễn của cuộc đấu tranh chống khủng bố mà các học giả chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố đã cảnh báo.Trước hết, đó là sự lợi dụng chủ nghĩa khủng bố để thực hiện những mưu đồ cá nhân. Có quốc gia đã uỷ thác cho chủ nghĩa khủng bố những vấn đề mà mình khó giải quyết, lại có quốc gia cần tới chủ nghĩa khủng bố như một cái cớ để thực thi chính sách nhà nước. Chủ nghĩa khủng bố trở thành vật hiến tế cho cuộc đấu tranh vì lợi ích(11).Thứ hai, hiện tượng quốc gia này vì một lý do nào đó đã dung túng cho các tổ chức khủng bố, mà các tổ chức này đã tiến hành khủng bố ở quốc gia khác, đã tạo ra một tình trạng không lành mạnh, thiếu tin tưởng lẫn nhau trong công cuộc chống khủng bố nói riêng, và trong quan hệ quốc tế nói chung.Không thể chống khủng bố, khi có những thành viên của "liên minh" chống khủng bố lại cần đến khủng bố như một thứ công cụ để thực hiện ý đồ riêng tư.Chủ nghĩa khủng bố chống lại nhân loại, cho nên việc loại bỏ chủ nghĩa khủng bố ra khỏi đời sống xã hội quốc tế là công việc chẳng của riêng ai. Đây là một quá trình gian nan, phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ dựa trên sự tin cậy lẫn nhau của cộng đồng quốc tế. Đây là một quá trình lâu dài, và về một phương diện nào đó, nó gắn bó hữu cơ với việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ mà Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ vào tháng 9-2000 đã đề ra. Đây là một quá trình phải mang tính phi mâu thuẫn, bởi nếu vừa chống khủng bố, vừa nuôi dưỡng khủng bố thì khủng bố sẽ vẫn tồn tại..

"Nói một cách gián tiếp thì cần có một chính sách ngoại giao, sẽ gây sức ép cho các nước để hỗ trợ chống khủng bố", chuyên gia an ninh người Pháp này cho hay.

"Đầu tiên, chúng ta phải đảm bảo thực thi luật pháp tốt hơn nữa ở những khu vực mà các lái buôn thuốc phiện và vũ khí hoạt động. Chính phủ nên chuyển trọng tâm chú ý từ các vấn đề xã hội và kinh tế và tập trung đảm bảo an ninh cho các công dân, đó mới là vấn đề cốt lõi", ông Pinatel nói thêm.

"Chúng ta cũng cần phải xử mạnh tay hơn với những thiếu niên tái phạm tội lỗi. Chúng ta cũng cần loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO và nói với họ rằng các vị có một quân đội đủ mạnh để đóng cửa biên giới".

20 tháng 3 2019

- Sau Chiến tranh thế giưới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều lợi nhuận và không thiệt hại gì nhiều. Nhật Bản trở thành một cường quốc duy nhất ở châu Á được các nước lớn, trong đó có Mĩ thừa nhận.

- Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, lại chịu nhiều tác động của trận động đất (tháng 9-1923) làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ.

6 tháng 11 2017

Nhận xét tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 -1929

- Kinh tế phát triển không đều xen lẫn khủng hoảng.

- Đời sống nhân dân đói khổ, phong trào đấu tranh lên cao, phong trào công nhân phát triển dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản năm 1922.

- Đầu thập kỉ 20 của thế kỉ XX, Chính phủ Nhật Bản thi hành một số cải cách chính trị tích cực, nhưng cuối thập kỉ 20, Chính phủ của tướng Ta-na-ca đã thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại hiếu chiến phản động.


 

28 tháng 3 2021

#​TK#

Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

- Nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp và chống triều đình. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân được đẩy mạnh hơn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.

18 tháng 1 2022

Tham khảo

Chính thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của giới lãnh đạo các nước châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít-le tự do hành động, tấn công xâm lược châu Âu trước, vì thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô. Đức cần phải chuẩn bị tích lũy lực lượng đủ mạnh để tấn công Liên Xô.

8 tháng 10 2017

Ba bức ảnh phản ánh sự phân hóa xã hội, phân hóa giàu nghèo ở Mĩ cực kì sâu sắc, sự phân phối không công bằng trong xã hội Mĩ. Đây là kết quả phát triển tất yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

5 tháng 4 2021

Tham khảo!

- Thực dân Pháp sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kì đã bắt tay ngay vào thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế, biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

+ Xây dựng bộ máy có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

+ Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

+ Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.

+ Xuất bản báo chí để tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược nước ta.

- Triều dình Huế thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:

+ Ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.

+ Các ngành kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.

+ Đời sống nhân dân cơ cực, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra bị đàn áp dữ dội.

+ Muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẽ quyền thống trị.

5 tháng 4 2021

- Thực dân Pháp sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kì đã bắt tay ngay vào thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế, biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

+ Xây dựng bộ máy có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

+ Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

+ Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.

+ Xuất bản báo chí để tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược nước ta.

- Triều dình Huế thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:

+ Ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.

+ Các ngành kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.

+ Đời sống nhân dân cơ cực, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra bị đàn áp dữ dội.

+ Muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẽ quyền thống trị.