K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hôm nay mình đã đọc 1 số bình luận của các bạn . Bây giờ mình sẽ giải đáp đầy đủ cho các bạn : ( sai thì góp ý cho mk nha)1) chỉ ctv mới được bầu : vì đó là những bạn học sinh suất sắc , được tín nhiệm . Và đó cũng là ý của cô Chi. ( mk ko bầu ) và tránh tình trạng " ghét thì bầu " như bạn ctv tth nói.2) mình nói cho cái bạn THCS gì đó biết á : bạn nói ra những từ đó thì nên xem...
Đọc tiếp

Hôm nay mình đã đọc 1 số bình luận của các bạn . Bây giờ mình sẽ giải đáp đầy đủ cho các bạn : ( sai thì góp ý cho mk nha)

1) chỉ ctv mới được bầu : vì đó là những bạn học sinh suất sắc , được tín nhiệm . Và đó cũng là ý của cô Chi. ( mk ko bầu ) và tránh tình trạng " ghét thì bầu " như bạn ctv tth nói.

2) mình nói cho cái bạn THCS gì đó biết á : bạn nói ra những từ đó thì nên xem lại bản thân ok . Thống kê thì toàn spam mà 3 tick lận ? Why . Đổi tick , hack tick hay cái gì . Nói thực thì những Ctv như chúng tôi ko phải lấy cái mác ra mà dọa . Bạn giỏi thì bạn làm ctv đi. Bây giờ quy chế xét ctv khác so với trước . Như bạn xyz bạn ấy học tốt nhưng điểm chỉ có tầm 100 hay 200 sp gì đó nhưng vẫn được làm ctv . Nếu thấy bản thân đủ thực lực thì bạn giỏi lấy nik đó xin làm ctv đi. Trong 1 tuần nếu bạn trả lời hay giúp đỡ các bạn khác tốt và chăm chỉ thì mình sẽ bầu cho bạn làm ctv . Chứ bây giờ bạn nói mấy câu đó ra chỉ bị người khác khing thường mà thôi!+ mình xin hết . Ai có thắc mắc gì ib với mình.

 

10
19 tháng 5 2020

Mik thấy rất hợp lí , xin cảm ơn bn

19 tháng 5 2020

OK, mk cảm ơn

phân tích đa thức \(\text{xy(a^2+2b^2)-ab(2x^2-y^2)}\)thành nhân tử (\(\text{phối hợp}\)) Mong các bạn giúp đỡ. Cảm ơn các bạn rất nhiều ạ Còn bài hôm trước mình hỏi có hơi dài thì mong các bạn bỏ qua cho mình với ạ. Có 1 bạn hôm trước mình hỏi mà bạn đã ko giúp mình mà còn quay sang chửi mình, bạn lấy cái tư cách gì mà chửi mình, chẳng lẽ ở lớp bạn trốn tiết Giáo Dục Công Dân à....
Đọc tiếp

phân tích đa thức \(\text{xy(a^2+2b^2)-ab(2x^2-y^2)}\)thành nhân tử (\(\text{phối hợp}\)

Mong các bạn giúp đỡ. Cảm ơn các bạn rất nhiều ạ 

Còn bài hôm trước mình hỏi có hơi dài thì mong các bạn bỏ qua cho mình với ạ. Có bạn hôm trước mình hỏi mà bạn đã ko giúp mình mà còn quay sang chửi mình, bạn lấy cái tư cách gì mà chửi mình, chẳng lẽ ở lớp bạn trốn tiết Giáo Dục Công Dân à. Còn có 1 bài mình hỏi cũng có 1 bạn đã ghi cái lin tinh, mất dạy vô văn hóa vào bài mình, cho mình hỏi nè bộ các bạn rảnh quá hay gì mà ghi dăm ba cái tầm bạy tầm bạ vào đấy hả, các bạn khác cũng vào đấy trả lời nhưng mình cũng có thấy ai vô duyên như bạn đâu. Bạn lầm được thì mình cảm ơn chứ vào đấy viết linh tinh thì thôi bạn nhé. Mìn chỉ bảo thế thôi các bạn đừng nghĩ nhiều, mình chỉ là nghĩ thế nào thì viết nấy thôi. Mình viết hơi dài mong các bạn thông cảm ạ

0
Hẳn là nhiều người trong chúng ta mất nhiều năm trời học qua cấp 1, cấp 2 và cấp 3 để thoát khỏi môn Toán (để rồi lên Đại học lại dính phải Toán Cao Cấp như tôi chả hạn). Các bạn nghĩ bài tập toán giao về nhà sau mỗi tiết học là khoai ư? Vậy thì các bạn hãy nhìn vào bài toán này đây, để giải nó cần tới 3 nhà toán học và 200 terabyte dung lượng chỉ để chứa lời giải, đấy là...
Đọc tiếp

Hẳn là nhiều người trong chúng ta mất nhiều năm trời học qua cấp 1, cấp 2 và cấp 3 để thoát khỏi môn Toán (để rồi lên Đại học lại dính phải Toán Cao Cấp như tôi chả hạn). Các bạn nghĩ bài tập toán giao về nhà sau mỗi tiết học là khoai ư? Vậy thì các bạn hãy nhìn vào bài toán này đây, để giải nó cần tới 3 nhà toán học và 200 terabyte dung lượng chỉ để chứa lời giải, đấy là đã có một siêu máy tính giúp sức rồi đấy nhé!

Bạn cứ tính, 1 terabyte chứa được 337.920 bản Chiến Tranh Và Hòa Bình, bộ tiểu thuyết của Lev Tolstoy, bộ tiểu thuyết dài nhất trong lịch sử loài người, vậy thì 200 terabyte sẽ chứa lượng chữ nhiều khủng khiếp đến nhường nào.

Bài toán này khó đến mức nào mà bài giải lại vĩ đại tới vậy? Đó là một vấn đề toán học xoay quanh định lý Pythagoras (hay chúng ta vẫn biết nó dưới tên định lý Py-ta-go), được đưa ra lần đầu tiên bởi giáo sư toán học Ronald Graham hồi những năm 1980. Có tên là Biến Số Đúng Sai Của Bộ Ba Số Nguyên Dương Pythagoras (Boolean Pythagorean Triples), vấn đề toán học này “khoai” đến mức Graham đã treo giải 100 USD cho bất kì ai giải được (năm 1980 nhé!).

Vấn đề toán học này xoay quanh công thức của định lý Pythagoras: a^2 b^2 = c^2. Trong đó a và b là hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông, còn c là cạnh huyền.

 

Công thức của định lý Pythagoras.

Công thức của định lý Pythagoras.

 

Giải thích về tên của vấn đề toán học này:

Bolean là biến có giá trị đúng hoặc sai.

1
18 tháng 8 2017

Còn về Pythagoras Triples, có những bộ số nguyên dương được gọi là bộ ba Pythagoras sẽ luôn đúng khi áp dụng vào công thức của Pythagoras như : 3^2 4^2 = 5^2; 8^2 15^2 = 17^2. Chúng được gọi là Bộ Ba Số Nguyên Dương Pythagoras.

Và bạn hãy tưởng tượng rằng mọi số nguyên dương trong bảng chữ số sẽ được tô màu hoặc đỏ hoặc xanh. Graham đã đưa ra bài toán rằng: liệu có khả thi không khi thực hiện việc tô màu mọi số nguyên hoặc xanh hoặc đỏ, để cho không có Bộ Ba Pythagoras nào có cùng màu. Và 100 USD sẽ được thưởng cho bất cứ người nào giải được bài toán ấy (Chà, với 100 USD thì ta có thể chi trả cho tận 1 cái ổ có dung lượng 1 terabyte).

Vấn đề toán học này khó ở chỗ: một số nguyên dương có thể nằm trong nhiều Bộ Ba Pythagoras khác nhau. Ví dụ như số 5, ta có dãy 3-4-5 là Bộ Ba Pythagoras, nhưng dãy 5-12-13 cũng vậy. Áp dụng điều kiện của Graham, nếu số 5 của dãy đầu tiên tô màu xanh, thì trong dãy thứ hai nó cũng phải là màu xanh, vì thế số 12 và 13 phải mang màu đỏ.

Càng tiến xa hơn với điều kiện mà Graham đề ra, các con số càng lớn và vấn đề bắt đầu nảy sinh. Nếu như số 12 phải mang màu đỏ trong dãy 5-12-13, những dãy số sau này chứa số 12 sẽ bắt buộc mang một màu nhất định.

Các nhà toán học Marijn Heule từ Đại học Texas, Victor Marek từ Đại học Kentucky, và Oliver Kullmann từ Đại học Swansea tại Anh đã cùng nhau giải quyết vấn đề này. Họ đã cài đặt một số phép thử và kĩ thuật tính toán vào trong siêu máy tính Stampede tại Đại học Texas, để cho nó có thể thu hẹp phạm vi “tô màu” xuống còn 102,300 tỷ tỷ khả năng (trăm nghìn tỷ tỷ, từng đó là có tổng cộng 25 số “0” đó các bạn).

Bộ siêu máy tính gồm 800 vi xử lý mạnh mẽ đã phải mất tới 2 ngày để “nhằn” hết đống phép thử kia, và nó chỉ có thể khả thi cho tới số 7.824. Bắt đầu từ 7.825 trở đi là không thể thỏa mãn điều kiện đặt ra của Graham.

Vậy là 3 nhà toán học (kèm một cái siêu máy tính) đã giải quyết được vấn đề toán học đã tồn tại cả thập kỉ này, và cụ Ronald Graham cũng đã giữ lời hứa của mình, thưởng “hậu hĩnh” món tiền 100 USD cho 3 anh.

“Bộ ba nguyên tử” của 3 nhà toán học này đã tạo ra một bản nén 68 gigabyte cho bất kì bạn trẻ nào có một bộ vi xử lý tốt cùng với 30.000 giờ rảnh rỗi để tải về, tái dựng và xác minh vấn đề. Nhưng nếu bạn có 30.000 giờ rảnh thật thì cũng còn một vấn đề khác nữa, con người không thể đọc được những dòng thuật toán đó.

Thực tế, bộ ba đã phải “nhờ” một chương trình máy tính khác để xác minh lại kết quả của họ, và cuối cùng thì 7.824 là con số chính xác. Ronald Graham cũng hài lòng với việc xác minh được con số này.

Nhưng nhiều người cho rằng, con người không đọc nổi kết quả nên nó không đủ thuyết phục. Dù không chứng minh được là nó sai, nhưng việc đó cũng không giải quyết vấn đề đến tận cùng. Tại sao bắt đầu từ số 7.825 trở đi thì việc “tô màu” là bất khả thi? Chúng ta không giải thích được, mà chỉ được dàn siêu máy tính kia cho biết vậy thôi.

Làm sau mà con người có thể hiểu được ý nghĩa của các con số với chúng ta cũng như với cả Vũ trụ nếu như mọi vấn đề toán học được giải quyết bằng máy như vậy. Sự thực là vấn đề này quá khó giải quyết, có lẽ cũng lại phải nhờ một bộ siêu máy tính nào đó vào cuộc thôi.

Một học sinh đi từ nhà đến trường ,sau khi đi được 1/4 quãng đường thì chợt nhớ ra mình quên một quyển sách nên vội trở về nhà và đi ngay đến trường thì trễ mất 15 phút.Hỏi:    a,Tính vận tốc chuyển động của em học sinh,biết quãng đường từ nhà đến trường là S=6km.Bỏ qua thời gian lên xuống xe đi về nhà.   b,Để đến trường đúng thời gian dự định thì quay về nhà và đi...
Đọc tiếp

Một học sinh đi từ nhà đến trường ,sau khi đi được 1/4 quãng đường thì chợt nhớ ra mình quên một quyển sách nên vội trở về nhà và đi ngay đến trường thì trễ mất 15 phút.Hỏi:

    a,Tính vận tốc chuyển động của em học sinh,biết quãng đường từ nhà đến trường là S=6km.Bỏ qua thời gian lên xuống xe đi về nhà.

   b,Để đến trường đúng thời gian dự định thì quay về nhà và đi lần 2, em học sinh phải đi với vận tốc bao nhiêu?

(đừng coppy trên mạng nhé )

kết quả của mình phần a là v=6km ; b là v=8km

trên mạng là 12km và 18km (cái này cô mình nói là sai)

nếu ai thấy mình đúng thì cho mình biết , còn nếu thấy sai thì giải chi tiết giúp mình

Đừng gạch đá nhé(3 tick cho người đúng nhất)(vật lý 8)

0
Những bài toán về hiệp sĩ rất được yêu thích ở Nga. Trong một kỳ thi Olympic của học sinh lớp 9, họ đưa ra đề bài khá thú vị.30 người ngồi quanh một bàn tròn 30 chiếc ghế đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10. Một số trong họ là hiệp sĩ, một số là kẻ lừa dối. Hiệp sĩ luôn nói thật còn kẻ lừa dối nói dối. Mỗi người có đúng một người bạn trong số những người khác. Hơn nữa,...
Đọc tiếp

Những bài toán về hiệp sĩ rất được yêu thích ở Nga. Trong một kỳ thi Olympic của học sinh lớp 9, họ đưa ra đề bài khá thú vị.

30 người ngồi quanh một bàn tròn 30 chiếc ghế đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10. Một số trong họ là hiệp sĩ, một số là kẻ lừa dối. Hiệp sĩ luôn nói thật còn kẻ lừa dối nói dối. Mỗi người có đúng một người bạn trong số những người khác. Hơn nữa, bạn của hiệp sĩ là kẻ lừa dối và bạn của kẻ lừa dối là hiệp sĩ. Mỗi người đều được hỏi: "Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?". 15 người ngồi ở vị trí lẻ trả lời: "Đúng".

Tìm số người ngồi ở vị trí chẵn cũng trả lời: "Đúng".

Tiến sĩ Trần Nam Dũng, giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM đã đưa ra lời giải:

Từ đề bài ta suy ra trong 30 người có đúng 15 cặp hiệp sĩ – kẻ lừa dối là bạn của nhau. Ta có thể dễ dàng đoán được đáp số của bài toán bằng cách “giả định” 15 người ở vị trí lẻ đều là hiệp sĩ. Khi đó, dĩ nhiên bạn của họ đều ngồi cạnh ở các vị trí chẵn và đều là kẻ lừa dối, do đó không có ai nói “Đúng”. Đáp số là 0.

Tuy nhiên, đó chỉ là dự đoán đáp số chứ không phải lời giải. Với cách hỏi ở đề bài, ta biết đáp số là 0. Nhưng để khẳng định điều này, ta phải chứng minh chứ không chỉ là đưa ra một ví dụ như vậy.

Nếu chúng ta sa đà vào việc xét vị trí ngồi của 30 người (ai là hiệp sĩ, ai là kẻ nối dối) thì sẽ rất rối vì có nhiều trường hợp xảy ra. Bí quyết của lời giải là ở nhận xét quan trọng sau: Trong 2 người là bạn của nhau, chỉ có đúng 1 người nói “Đúng” cho câu hỏi "Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?".

Thật vậy, nếu có hai người, 1 hiệp sĩ, 1 kẻ lừa dối là bạn của nhau. Xét 2 trường hợp: 

1) Nếu họ ngồi cạnh nhau thì hiệp sĩ sẽ nói đúng, còn kẻ lừa dối nói “Không”. 

2) Nếu họ không ngồi cạnh nhau thì hiệp sĩ nói “Không”, còn kẻ lừa dối nói “Đúng”. 

Như vậy, vì ta có 15 cặp bạn nên ta có đúng 15 câu trả lời “Đúng”. Vì cả 15 người ở vị trí lẻ đã nói “Đúng” nên tất cả những người ở vị trí chẵn đều nói “Không”. Tức là đáp số bằng 0.

Chú ý rằng ta không biết được trong 15 người ở vị trí lẻ có bao nhiêu người là hiệp sĩ, có bao nhiêu người là kẻ lừa dối và họ xếp ở những vị trí nào.

0
29 tháng 9 2016

bn bảo thầy đi cho bn ấy hết CTV

29 tháng 9 2016

Bài này chị up lên fb rồi. Em có đọc mà chả hiểu. =))