K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2023

Các tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực:

– Nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất Trái Đất (khoảng 60% lượng nước ngọt trên Trái Đất).

– Giàu các loại khoáng sản: than đá, sắt, đồng. Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

Các tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực: - Nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất Trái Đất (khoảng 60%lượng nước ngọt trên Trái Đất). - Giàu các loại khoáng sản: than đá, sắt, đồng. Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.

20 tháng 9 2023

- Các loại khoáng sản ở châu Nam Cực: Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt.

- Dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa khu vực biển Rôt.

20 tháng 9 2023

- Một số loài sinh vật chính ở châu Nam Cực: Rêu, địa y, tảo, nấm, chim cánh cụt, thú chân vịt, chim biển, cá voi xanh.

- Các sinh vật tồn tại được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt ở châu Nam Cực: Thực vật bậc thấp, chịu được giá lạnh. Động vật có lớp mỡ dày, lớp lông dày không thấm nước giúp giữ ấm cơ thể.

4 tháng 2 2023

- Vị trí địa lí của châu Nam Cực: đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.

- Châu Nam Cực gồm 2 bộ phận: lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.

- Các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực: Nam Đại Dương, biển Bê-lin-hao-đen, biển A-mun-nin, biển Rốt, biển Oét-đen.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):

– Đới lạnh:

+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.

+  Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.

+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.

– Đới ôn hòa:

+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.

+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.

+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.

+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

– Đới nóng:

+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.

+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.

– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.

+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.

=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.

17 tháng 1 2023

* Đặc điểm sông, hồ châu Á:

- Mạng lưới sông khá phát triển, nhiều hệ thống sông lớn. Tuy nhiên phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Khu vực Bắc Á có mạng lưới sông dày đặc. Các sông bị đóng băng vào mùa đông; có lũ vào mùa xuân.

+ Khu vực Đông Nam Á và Đông Á, Nam Á có mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn. Mưa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á có mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

- Châu Á có nhiều hồ lớn được hình thành từ các đứt gãy hoặc miếng núi lửa đã tắt.

* Tên một số sông lớn ở châu Á:

+ Ở Bắc Á có các sông: Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na.

+ Ở Trung Á có các sông: Xưa-đa-ri-a, A-mua-đa-ri-a.

+ Ở Tây Nam Á có các sông:  Ti-grơ, Ơ-phrat.

+ Ở Đông Á có các sông: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.

+ Ở Đông Nam Á có các sông: Mê-kông, I-ra-oa-đi,…

+ Ở Nam Á có các sông: Ấn, Hằng.

* Ý nghĩa của sông, hồ châu Á đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên:

- Các sông, hồ có giá trị về giao thông, thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; thúc đẩy sự phát triển của các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch.

- Tình trạng lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:

– Địa hình:

+ Được coi là một cao nguyên băng khổng lồ, 98% bề mặt bị phủ bởi lớp bằng dày trung bình trên 1 720 m => độ cao trung bình lên tới hơn 2 040 m.

+ Bề mặt khá bằng phẳng.

+ Khí hậu: lạnh và khô nhất thế giới.

+ Nhiệt độ không bao giờ vượt quá 0°C.

+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm, vào sâu trong lục địa, lượng mưa, tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.

+ Là khu vực có gió bão nhiều nhất thế giới.

– Sinh vật: do khí hậu khắc nhiệt nên sinh vật sức nghèo nàn.

+ Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực là một hoang mạc lạnh, hoàn toàn không có thực vật và động vật sinh sống, chỉ có một vài loài tiêu biểu như rêu và địa y.

+ Giới động vật ở vùng biển phong phú hơn trên lục địa do khí hậu ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng phong phú hơn. Động vật biển nổi bật là cá voi xanh.

2 tháng 5 2023

Đặc điểm địa hình châu Nam Cực:

+ Bề mặt khá bằng phẳng

+ Là một cao nguyên băng khổng lồ, với 98% bề mặt bị phủ bởi lớp bằng dày trung bình trên 1 720 m có độ cao trung bình lên tới hơn 2 040 m.

+ Khí hậu: lạnh và khô nhất thế giới, nhiệt độ không bao giờ vượt quá 0°C.

+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm, vào sâu bên trong, lượng mưa và tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.

+ Là khu vực có gió và bão nhiều nhất thế giới.

– Đặc điểm giới sinh vật ở châu Nam Cực:

+Khí hậu khắc nhiệt nên sinh vật nghèo nàn.

+ Giới động vật vùng biển phong phú hơn do khí hậu ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng rất phong phú. Động vật biển nổi bật là cá voi xanh.

+ Gần như toàn bộ lục địa là một hoang mạc lạnh, đều không có thực vật và động vật sinh sống, chỉ có một vài loài tiêu biểu như rêu và địa y.

 

18 tháng 1 2023

Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ (thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan):

- Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.

- Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.

- Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang lây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.

- Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc. 

20 tháng 9 2023

Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu:

- Nhiệt độ trung bình cuối thế kỉ XXI tăng 1,10C – 2,60C (dao động 2,60C- 4,80C) so với trung bình thời kỳ 1986 – 2005. Mực nước biển toàn cầu tăng, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng. Nhiệt độ trái đất tăng, băng ở Nam Cực tan chảy, vỡ ra tạo ra các núi băng trôi gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. Môi trường sống của chim cánh cụt bị thu hẹp, làm giảm số lượng. Băng tan làm giảm độ mặn của nước biển, ảnh hưởng môi trường sống của sinh vật biển. Các loài tảo, rêu phát triển làm thay đổi cảnh quan môi trường. Thực vật hấp thụ ánh nắng làm nhiệt độ tăng lên khiến băng tan nhanh hơn.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở châu Phi:

* Môi trường Xích đạo

- Phạm vi: gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

- Sinh vật: rất phát triển, đặc trưng là rừng thường xanh.

- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều nước quanh năm.

- Đất: màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

* Môi trường nhiệt đới

-  Phạm vi: phân bố ở hai bên môi trường xích đạo

- Sinh vật: phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Càng về phía chí tuyến thảm thực vật chuyển từ kiểu rừng sang đồng cỏ cao và cây bụi.

- Sông ngòi: lưu lượng nước khá lớn nhưng thay đổi theo mùa .

- Đất: đất đỏ vàng là chủ yếu, có thể khai thác tốt cho nông nghiệp nếu đảm bảo được nước tưới.

* Môi trường hoang mạc 

- Phạm vi: chiếm diện tích lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến.

- Thảm thực vật, sông ngòi kém phát triển.

* Môi trường cận nhiệt 

- Phạm vi: chiếm một phần lãnh thổ nhỏ ở phía bắc và nam châu Phi. 

- Thảm thực vật là cây lá cứng để hạn chế thoát nước.

- Mạng lưới sông ít phát triển.