Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý làm bài
Sơ đồ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Đáp án cần chọn là: A
- Đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất.
VD. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải sử dụng trang thiết bị sản xuất có đặc tính bền, chống han rỉ, ô-xi hóa.
Đáp án cần chọn là: A
Đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất.
Ví dụ. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải sử dụng trang thiết bị sản xuất có đặc tính bền, chống han rỉ, ô-xi hóa
Đáp án: A
Giải thích: Đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. VD: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải sử dụng trang thiết bị sản xuất có đặc tính bền, chống han rỉ, ô-xi hóa.
a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Mức độ tập trung công nghiệp : vào loại cao nhất cả nước
- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau của từng trung tâm công nghiệp và cụm công nghiệp
+ Hướng đông : Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng)
+ Hướng đông bắc : Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón)
+ Hướng Bắc : Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim đen)
+ Hướng Tây Bắc : Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì ( hóa chất, giấy, xenlulo, chế biến thực phẩm)
+ Hướng tây nam : Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình (Thủy điện)
+ Hướng nam và đông nam : Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa ( cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng)
b) những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng
- Vị trí địa lí : nằm trong vùng kih tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng
- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước nên có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.
- Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân và có nguồn lao động kĩ thuật đông đảo
- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng
Gợi ý làm bài
- Sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử,... Chính sự tác động tổng hợp và đồng thời của các nhân tố này lên các hoạt động nông nghiệp trên các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta đã là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra nền chung cho sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp, chẳng hạn như ở trung du, miền núi có điều kiện thuận lợi để phát triển các mô hình nông - lâm nghiệp, trồng các cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Còn vùng đồng bằng có thế mạnh trồng các cây lương thực, thực phẩm, nói chung là các cây ngắn ngày, chăn nuôi gia cầm, gia súc nhỏ, nuôi trồng thuỷ sản. Trên nền chung ấy, các nhân tố kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử... có tác động khác nhau. Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên. Nhưng khi đã trở thành nền nông nghiệp hàng hoá, thì các nhân tố kinh tế - xã hội tác động rất mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến.
Gợi ý làm bài
a) Điểm câng nghiệp
- Đặc điếm:
+ Đồng nhất với một điểm dân cư.
+ Gồm từ một đến hai xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản.
+ Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp
- Nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên.
b) Khu công nghiệp
- Đặc điểm:
+ Có ranh giới địa lí xác định, vị trí thuận lợi.
+ Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
+ Không có dân cư sinh sống.
- Khu công nghiệp được hình thành ở nước ta từ những năm 90 (thế kỉ XX). Đến tháng 8 - 2007, cả nước đã hình thành 150 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Các khu công nghiệp phân bô không đều theo lãnh thổ:
+ Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, sau đó đến Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung.
+ Các vùng khác còn hạn chế.
c) Trung tâm công nghiệp
- Đặc điểm:
+ Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí dịa lí thuận lợi.
+ Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sân xuâì, kĩ thuật, công nghệ.
+ Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân).
+ Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
- Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ, các trung tâm công nghiệp được chia thành các nhóm sau:
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia gồm có Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương như Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang...
- Dựa vào giá trị sản xuất công nghiộp, có thể chia ra:
+ Các trung tâm công nghiệp rất lớn: Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
+ Các trung tâm trung bình: Việt Trì, Đà Nang, Nha Trang, cần Thơ...
d) Vùng công nghiệp
- Đặc điểm:
+ Vùng lãnh thổ rộng lớn.
+ Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
+ Có các ngành phục vụ và bổ trợ.
- Theo quy hoạch của bộ công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh).
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Dồng).
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng.
Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch: Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí - khai thác than), Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học), Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hoá chất - giấy), Hà Đông - Hoà Bình (thuỷ điện), Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt, điện, xi măng).
+ Ở Nam Bộ hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
+ Dọc theo duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang....
+ Ở các khu vực còn lại, nhất là ở vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.
Giải thích: Mục 3, SGK/126 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: B
- Nhóm nhân tố bên trong: có ảnh hưởng rất quan trọng đến TCLTCN.
+ Vị trí địa lí tạo điều kiện cho việc giao lưu về sản xuất công nghiệp (nguyên, nhiên liệu, thị trường,..), từ đó ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN).
+ Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở nguyên, nhiên liệu quan trọng và cần thiết cho sự phát triển công nghiệp, tạo ra sự phân hoá ban đầu của lãnh thổ công nghiệp.
+ Điều kiện kính tế - xã hội có tính quyết định đến TCLTCN.
- Nhóm nhân tố bên ngoài: Trong một chừng mực nhất định, nhóm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong một số trường hợp cụ thể, nguồn lực bên ngoài chi phối mạnh mẽ, thậm chí có thể mang tính quyết định đối với TCLTCN của một lãnh thổ nào đó.
+ Sự hợp tác quốc tế được thể hiện qua một số lĩnh vực như:
+ Hỗ trợ vốn đầu tư từ các nước kinh tế phát triển: Quá trình đầu tư này làm xuất hiện một số ngành công nghiệp mới, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và mở mang ngành nghề truyền thống, dẫn tới sự thay đổi TCLTCN theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.
+ Chuyển giao kĩ thuật và công nghệ: Kĩ thuật và công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, phương hướng, phân bố sản xuất cũng như các hình thức tổ chức lãnh thổ và bộ mặt kinh tế của đất nước nói chung và các vùng nói riêng.
+ Chuyển giao kinh nghiệm quản lí đến các nước đang phát triển đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Kinh nghiệm quản trị giỏi không chỉ giúp cho từng doanh nghiệp làm ăn phát đạt, mà còn mở ra cho họ cơ hội hợp tác chặt chẽ với nhau, tạo ra sự liên kết bền vững trong một hệ thống sản xuất kinh doanh thống nhất. Chính sự liên kết đó là tiền đề để hình thành các không gian công nghiệp cũng như hình thức TCLTCN.