K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2017

TỪ TIẾNG VIỆT CÓ 2 LOẠI LÀ TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC:

Từ Tiếng Việt Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy

18 tháng 12 2017

Đây là nguồn gốc . Tức từ thuần việt vs từ mượn đó

12 tháng 12 2020

Cách viết từ mượn :

Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối với nhau

Nguyên tắc mượn từ

Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.Gìn giữ văn hóa dân tộc

Chúc bạn học thật tốt nhé vui

 

12 tháng 12 2020

Cách viết từ mượn :

Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối với nhau

Nguyên tắc mượn từ

Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.Gìn giữ văn hóa dân tộc

11 tháng 12 2018

Ta có 2 loại từ : Đó là từ Thuần Việt và từ mượn

Trong từ mượn có 2 nhóm chính là từ mượn của nước Hán đc thuần Việt gọi là từ Hán Việt và từ mượn của các nước khác gọi là từ có nguồn gốc Ấn-Âu

VD: 

Thuần việt: đàn bà, đàn ông, gà, vịt, nhà,...

Hán việt: phụ nữ; y thuật, gương, vợ, đền, miếu,..

:Từ có nguồn gốc Ấn- Âu: ra-di-o, vo-lăng; in-tơ-nét; wi-fi,..

2 loại,mk nghĩ vậy ko bt có đúng ko

1. TỪ ĐƠN

 Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,…

– Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,…

– Xét về mặt ý nghĩa , từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội , các số đếm,…

– Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (Theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt.

2. TỪ GHÉP

Từ ghéplà những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.

Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính:

2.1. Từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:

– Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.

– Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:

+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó:

 Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn hữu, bụng dạ, máu huyết,…

 Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, tiện lợi, cốt nhục,…

 Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp,…

 Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vố là từ địa phương. Ví dụ: chân cẳng, bát đọi, chợ búa,…

+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần, ăn uống, đi đứng,…

+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Thí dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, trong ngoài,…

– Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát).

– Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ là từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, từ ghép đẳng lập đơn nghĩa và từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.

+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A+B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố. Chẳng hạn, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung, trong đó có cả quần lẫn áo.

Một số ví dụ về từ ghép gộp nghĩa: điện nước, xăng dầu, tàu xe, xưa nay, chạy nhảy, học tập, nghe nhìn, thu phát, ăn uống, tốt đẹp, may rủi, hèn mọn,thầy trò, vợ con…

+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm,…

Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một thành tố nên thành tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Yếu tố này sẽ làm chỗ dựa cho ý nghĩa của cả từ ghép. Có thể nói sự mờ nghĩa của núc (bếp núc), búa (chợ búa), pheo (tre pheo) … chính là kết quả cực đoan của mô hình đơn nghĩa này.

Một số ví dụ về từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bếp núc, chợ búa, đường sá, áo xống, ăn mặc, ăn nói, viết lách, …

+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghép nằm trong mô hình ngữ nghĩa AB > A+B. Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không phải chỉ là phép cộng đơn thuần nghĩa của các thành tố, mà nó là sự tổng hợp nghĩa của các thành tố kèm theo sự trừu tượng hóa dựa trên cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay hoán dụ. Do đó, nghĩa của cả từ mới hơn so với nghĩa của từng thành tố. Thí dụ, đất nước không phải chỉ đất và nước nói chung hay chỉ đất hoặc nước, mà hai yếu tố được hợp lại để chỉ lãnh thổ của một quốc gia trong đó có những nét tiêu biểu là đất và nước. Trường hợp non sông, sông núi, sơn hà cũng vậy. Một ví dụ khác, ruột thịt không phải chỉ ruột hay thịt nói chung mà cả hai hợp lại hợp lại để chỉ quan hệ máu mủ, huyết thống. Hay gan dạ để chỉ sự mạnh mẽ, không lùi bước trước nguy hiểm cũng là một trường hợp tương tự.

Chú ý về trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập.

Bàn về từ ghép đẳng lập, người ta thường bàn đến khả năng hoán vị giữa các thành tố. Tuy nhiên cần chú ý là khả năng ấy không xảy ra phổ biến đối với toàn bộ lớp từ ghép đẳng lập, và không phải xảy ra vô điều kiện trong mọi trường hợp. Về hiện tượng này có thể nêu mấy nhận xét chung như sau:

+ Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp không có yếu tố Hán – Việt. Thí dụ: quần áo – áo quần, rủi may – may rủi, tươi tốt – tốt tươi,…

+ Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa, đặc biệt đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa.

+ Khả năng hoán vị bị sự khống chế của một số yêu cầu:

 Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu. Ví dụ: đi lại – lại đi ; cơm nước – nước cơm khác nghĩa.

• Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc. Ví dụ: nam nữ – nữ nam; ông bà – bà ông, anh em – em anh, vua quan – quan vua,… không hoán vị được.

 Không tạo nên những trật tự khó đọc. Chẳng hạn: sửa chữa dễ đọc hơn chữa sửa.

2.2. Từ ghép chính phụ:

Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau:

– Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.

– Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ tường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép chính phụ thành hai tiểu loại:

+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật , hoạt động, đặc trưng, cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng phân loại. Thí dụ :

• máy may, máy bay, máy bơm, máy nổ, máy tiện,…
• làm việc, làm thợ , làm duyên, làm ruộng, làm dâu,…
• vui tính, vui tai, vui mắt, vui miệng,…

Chú ý, ở kiểu từ ghép này trật tự của các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, hoặc Hán – Việt Việt hoá khác từ ghép Hán – Việt. ở hai trường hợp đầu, yếu tố chính thường đứng trước, ở trường hợp cuối, yếu tố phụ thường đứng trước. Ví dụ:

• vùng biển, vùng trời, xe lửa, nhà thơ,…
• hải phận, không phận, hỏa xa, thi sĩ,…

+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có tác bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa. Thí dụ , so sánh xanh lè với xanh và xanh biếc, …

21 tháng 9 2019

Đáp án: A

→ Từ tiếng Việt được chia làm 2 loại chính: từ đơn và từ phức

23 tháng 8 2019

Câu 1:

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.(Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và các nhân vật lịch sử được kể.

Những truyện truyền thuyết ở lớp 6:

Con rồng cháu Tiên

Thánh Gióng

Sự tích Hồ Gươm

Bánh Chưng bánh Giày

Sơn Tinh Thủy Tinh

Câu 3:

Con rồng cháu Tiên:Tự sự

Bánh Chưng bánh giày:Tự sự

18 tháng 12 2017

T nghĩ là từ thuần Việt nha =)

18 tháng 12 2017

Giang ơi comment hộ mik vs

Bài 4 : Tiến việt Câu 1: Từ tiếng Việt được chia làm mấy loại?A. 2B. 3C. 4D. 5Câu 2: Trong các từ sau, từ nào là từ láy?A. Che chở.B. Le lói.C. Gươm giáo.D. Mỏi mệt.Câu 3: Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từ?A. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩaB. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câuC. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.D. Từ được tạo thành từ một...
Đọc tiếp

Bài 4 : Tiến việt

Câu 1: Từ tiếng Việt được chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 2: Trong các từ sau, từ nào là từ láy?

A. Che chở.

B. Le lói.

C. Gươm giáo.

D. Mỏi mệt.

Câu 3: Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từ?

A. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa

B. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu

C. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.

D. Từ được tạo thành từ một tiếng.

Câu 4: Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười?

A. hả hê

B. héo mòn

C. khanh khách

D. vui cười

Câu 5: Từ “khanh khách” là từ gì?

A. Từ đơn

B. Từ ghép đẳng lập

C. Từ ghép chính phụ

D. Từ láy tượng thanh

Câu 6: Đơn vị cấu tạo từ là gì?

A. Tiếng

B. Từ

C. Chữ cái

D. Nguyên âm

Câu 7: Từ được cấu tạo theo công thức “bánh + x”: bánh rán, bánh dẻo, bánh mật, bánh nếp, bánh bèo… thuộc loại từ nào?

A. Từ ghép chính phụ

B. Từ láy hoàn toàn

C. Từ ghép đẳng lập

D. Từ láy bộ phận

Câu 8: Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?

A. Từ đơn và từ ghép

B. Từ đơn và từ láy

C. Từ đơn

D. Từ ghép và từ láy

Câu 9: Tìm từ láy trong các từ dưới đây?

A. Tươi tốt

B. Tươi đẹp

C. Tươi tắn

D. Tươi thắm

Câu 10: Từ " nha sĩ, bác sĩ, y sĩ, ca sĩ, dược sĩ, thi sĩ " được xếp vào nhóm từ gì?

A. Từ ghép đẳng lập

B. Từ ghép chính phụ

C. Từ đơn

D. Từ láy hoàn toàn

0