Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tây Bắc Mỹ khô hạn hơn Đông Bắc Mỹ vì:
- Phía tây kinh tuyến 100°T là hệ thông Coóc-đi-e, có các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn ở Tây Bắc Mỹ.
- Phía đông kinh tuyến 100°T là miền đồng bằng trung tâm và miền núi già và sơn nguyên thấp. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.
Câu 1. Địa hình cấu trúc Bắc Mĩ gồm 3 khu vực:
- Phía Tây: Dãy Coocdie
- Ở giữa: đồng bằng Trung tâm.
- Phía Đông: Sơn nguyên và núi thấp.
Câu 2: Do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru chạy ven bờ phía Tây.
Các khu vực Địa hình | 2 dải Đồng bằng ven biển phía Tây và phía Đông | Cao nguyên Tây Ô-xtrây-li-a | Đồng bằng trung tâm | Dãy Đông Ô-xtrây-li-a |
Đặc điểm địa hình | Đồng bằng hẹp, độ cao trung bình <100m | Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng, độ cao xấp xỉ 400-500m | Đồng bằng rộng lớn, cao trung bình >100m, bề mặt tương đối bằng phẳng, dốc thoải dần về Hồ Ây-rơ | Núi trẻ, đỉnh cao, sườn dốc |
Đỉnh núi cao nhất |
|
| Đỉnh Rao-đơ Mao Cao khoảng 1500m |
- Địa hình chia thành các khu vực:
+ Đồng bằng ven biển phía tây.
+ Cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a.
+ Đồng bằng trung tâm.
+ Dãy đông Ô-xtrây-li-a.
+ Đồng bằng ven biển phía đông.
- Độ cao của các khu vực:
+ Đồng bằng ven biển phía tây là đồng bằng nhỏ hẹp thấp dưới 100m
+ Cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a có độ cao trung bình 500m.
+ Đồng bằng trung tâm co độ cao trung bình khoảng 200m. Có hồ Ây-rơ sâu -16m, có sông Đac-linh chảy qua.
+ Dãy đông Ô-xtrây-li-a có đỉnh Rao-đơ-mao cao 1500mm
+ Đồng bằng ven biển phía đông nhỏ hẹp.
- Đỉnh núi cao nhất: đỉnh Rao-đơ-mao ở dãy đông Ô-xtrây-li-a cao 1500 m dựng đứng ven biển.
Tham khảo
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc – nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc
Câu 1:
- Môi trường ôn đới hải dương:
+ Đặc điểm:Hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt đọ thường trên 0 độ C, mưa quanh năm trung bình từ 800-1000mm
+ Sông ngòi:Nhiều nước quanh năm, không đóng băng
+ Thực vật:Rừng lá rộng
- Ôn đới lục địa:Mùa đông lạnh, khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Càng vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng: Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp dưới 0 độ C, ... Nhiệt độ thường trên 0 độ C, mưa quanh năm (khoảng 800-1000 mm/năm)
Câu 2: Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ven biển, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là một dòng biển rất mạnh, chảy sát bờ biển, làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù. Khi không khí vào đến đất liền đã mất hơi nước, trở nên khô; mưa rất hiếm, tạo điều kiện để hoang mạc phát triển
Câu 3:
1. Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ là:
- Khí hậu xích đạo
- Khí hậu cận xích đạo
- Khí hậu nhiệt đới
- Khí hậu cận nhiệt đới
- Khí hậu ôn đới
2. Mối quan hệ giữa sự phân bố kiểu khí hậu này với dự phân bố địa hình:
- Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới
- Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông)
+ Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương
+ Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa
Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu, vì: - Phía tây kinh tuyến 100°T là hệ thông Coóc-đi-e, có các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn. - Phía đông kinh tuyến 100°T là miền đồng bằng trung tâm và miền núi già và sơn nguyên thấp. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.