K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2016

mọi ng ai biết giúp mình với ạ

23 tháng 5 2016

pạn tham khảo tại đây nhé! http://baigiang.co/bai-giang/huong-dan-su-dung-atlat-dia-li-viet-nam-dinh-le-thi-thien-nga-1439/  ok

3 tháng 11 2018

Đáp án: C

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30, vùng KTTĐ phía Nam có GDP bình quân đầu người cao nhất với 25,9 triệ đồng/người (cột màu hồng cao nhất)

6 tháng 12 2019

Đáp án cần chọn là: C

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30, vùng KTTĐ phía Nam có GDP bình quân đầu người cao nhất với 25,9 triệ đồng/người (cột màu hồng cao nhất).

30 tháng 7 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện GDP/ người của c nước và các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, năm 2007

b) Nhận xét và giải thích

*Nhận xét

-Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có GĐP/ người cao nhất, tiếp đến là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hai vùng này đều có GĐP/ người cao hơn mức trung bình cả nước.

-Vùng kinh tế trọng điếm miền Trung có GDP/ người thấp hơn mức trung bình của cả nước.

*Giải thích

-Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam có nhiều thế mạnh, thu hút được nhiều đầu tư, có nhiều ngành mi về công nghiệp và dịch vụ nên có GDP cao, vì thế, GDP/ người cũng cao.

-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn nhiu khó khăn hơn nên GDP/ người chưa thật cao.

9 tháng 1 2017

Chọn: D.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30 (Vùng KTTĐ – biểu đồ tròn).

Quy mô GDP lớn nhất là vùng KTTĐ miền Nam, nhỏ nhất là vùng KTTĐ miền Trung, nên D sai.

 

6 tháng 3 2018

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, nhận xét đúng với sự thay đổi tỉ trọng GDP phân theo vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước năm 2005 so với năm 2007 là tỉ trọng GDP vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhỏ nhất, giảm mạnh.

Chọn: D.

25 tháng 8 2019

HƯỚNG DẪN

− So sánh:

+ Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía bắc có nhiều đô thị hơn, nhưng quy mô nhỏ hơn; phía nam ngược lại.

+ Vùng KTTĐ phía bắc có ít ngành hơn, một số ngành đặc thù là khai thác than, nhiệt điện than; phía nam cơ cấu ngành đa dạng hơn, các ngành đặc thù: khai thác dầu khí, nhiệt dầu khí, dầu, luyện kim màu.

+ Vùng KTTĐ phía bắc phân bố theo dải (Quốc lộ 5, 18) với tam giác tăng trưởng; phía nam phân bố tập trung hơn, theo đỉnh tứ giác tăng trưởng.

− Giải thích:

+ Vùng KTTĐ phía bắc: vị trí thuận lợi, có nguồn nhiên liệu (than đá) trữ lượng lớn, có Quốc lộ 5 và 18…

+ Vùng KTTĐ phía nam: vị trí thuận lợi, có các mỏ dầu khí; nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản phong phú; có Quốc lộ 51…

23 tháng 12 2017

a) Thế mạnh thực trng phút trin kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta

* Thế mạnh

- Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

- Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

* Thực trng phát triển (năm 2007)

- GDP bình quân đầu người: 10,1 triệu đồng/người.

- Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,6%.

- Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ:

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất: 40,2%.

+ Công nghiệp - xây dựng: 37,5% .

+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 22,3%.

b) Hướng phát triển

- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường.

- Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

21 tháng 4 2017

a) So sánh sự khác nhau trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

-Tỉ trọng nông - lâm - thủy sản: Đông Nam Bộ khu tỉ trọng nhỏ nhất (6,2%) và nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (42,8%)

-Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng: Đông Nam Bộ tỉ trọng lớn nhất (65,1%), lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long (24,2%)

-Tỉ trọng dịch vụ: Đông Nam Bộ nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (28,7% so với 33,0%)

-Khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là công nghiệp - xây dựng; còn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nông - lâm - thủy sản

b) hu vực nông - lâm - thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển

*Điều kiện tự nhiên

-Có vùng biển rộng, giàu tiềm năng; biển ấm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển; có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan); lại ít khi có bão xảy ra, tạo điều kiện thuận lợi cho họat động khai thác hải sản

-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản

-Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận xích đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát trin sản xuất nông nghiệp

-Có diện tích rừng ngập mặn lớn, ngoài ra còn có rừng tràm

*Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và năng động trong cơ chế thị trường

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật cht - kĩ thuật phục vụ cho sn xuất và chế biến nông - lâm - thủy sản khá phát triển

-Chính sách khuyến khích phát triển nông - lâm - thuỷ sản

-Thị trường tiêu thụ rộng ln (trong và ngoài nước)

1 tháng 10 2019

a) Đặc điếm phân b

- Đây là vùng có mật độ dân số trung bình 207 người/km2 năm 2006 (thấp hơn mức trung bình cả nước 254 người/km2), thấp hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

- Sự phân bố dân cư không đồng đều:

+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thp nhất là dưới 50 người/km2 đến mức cao nhất là trên 2.000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau.

· Trên 2000 người/km2: tập trung ở các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 1.001 - 2.000 người/km2: tập trung ở ven các đô thị lớn như các thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 501 - 1.000 người/km2: phân bố tập trung ở các đồng ven biển lớn như Thanh Hoá, Nghệ An và ở các đô thị như Đồng Hới, Đông Hà.

· Từ 201 - 500 người/km2: tập trung ở ven biển, dọc theo quốc lộ 1A như khu vực ven biển phía nam Thanh Hoá, phía bắc Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình,...

· Từ 101 - 200 người/km2: thuộc vùng đồi trung du trước núi Ngh An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...

· Từ 50 - 100 người/km2: tập trung trên phần lớn diện tích tỉnh Quảng Bình và phía tây nam các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

· Dưới 50 người/km2: chủ yếu là trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt - Lào (thuộc Trường Sơn Bắc).

+ Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực:

· Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ dân số phần lớn trên 200 người/km2), vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 100 người/km2).

· Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng nên quy mô dân số đô thị ít.

b) Giải thích

- Sự phân bố dân cư không đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

+ Nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, đt đai, nguồn nước, thiên tai, trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực vùng núi cao hiểm trở dân cư thưa thớt hơn vùng đồng bằng ven biển).

+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trong đó trình độ phát triển kinh tế, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định.

- Khu vực đông dân nhất là các thành phố, thị xã có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.

- Các khu vực đồng bằng gắn với họat động trồng lúa nước, họat động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có mức độ tập trung dân đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây.