Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tốc độ đô thị hóa cao:
+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng khá nhanh: năm 1960: 15,7%, năm 1989: 20,1%, năm 2007: 27,4%.
+ Mạng lưới đô thị phát triển cả về số lượng và quy mô các thanh phố.
- Trình độ đô thị hoá thấp:
+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực.
+ Ọuy mô đô thị phần lớn là vừa và nhỏ. Số lượng đô thị trên 1 triệu người không nhiều.
+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội,...) vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Tham khảo
- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.
- Gồm 6 tỉnh, thành phố:
+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.
+ Phía Tây: giáp Lào.
+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.
- Ý nghĩa:
+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.
+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.
+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.
Tham khảo
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là Hà Nội (có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).
a) 6 đô thị có số dân đông nhất nước ta: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Biên Hoà. Đô thị trực thuộc tỉnh: Biên Hoà.
b) Đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc, vì:
- Đô thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp.
- Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Chất lượng cuộc sống cao, tâm lí dân cư thích sống ở đô thị.
- Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước,...
*Tình hình phát triển du lịch ở nước ta : Trong giai đoạn 1991 - 2005:
- Số lượt khách và doanh thu :
+ Khách du dịch nội địa và quốc tế tăng lên nhanh, trong đó khách quốc tế tăng nhanh hơn khách nội địa (11,7 lần so với 10,7 lần).
+ Doanh thu du lịch cũng tăng lên nhanh và liên tục từ 0,8 nghìn tỉ đồng lên 30,3 nghìn tỉ đồng (tăng 38 lần).
=> Điều này cho thấy ngành du lịch nước ta đã và đang được đầu tư hiện đại hơn, đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng, đặc biệt là khách nước ngoài. Vì vậy mà doanh thu du lịch tăng lên nhanh chóng.
* Giải thích :
- Nhờ chính sách mới của Nhà nước :
+ Mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới.
+ Liên kết với các công ty lữ hành quốc tế.
+ Khuyến khích mời khách du lịch quốc tế, nhất là Việt Kiều.
- Tích cực quảng bá thương hiệu, vẻ đẹp du lịch Việt Nam cho bạn bè quốc tế.
- Nước ta có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh mẽ : tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
- Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng cao.
- Du lịch nước ta thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, đặc biệt cơ sở vật chất hạ tầng ngành du lịch ngày một hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng nước ngoài và tầng lớp.
- Đội ngũ cán bộ du lịch được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn tốt
a) Dân cư nước ta phân bố không đều
* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.
+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.
- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.
* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.
- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.
* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư
- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn
- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.
* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).
b) Nguyên nhân
- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...
- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...
c) Hậu quả và hướng giải quyết
* Hậu quả
Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.
* Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.
- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.
- Hạn chế nạn di dân tự do.
- Giống nhau:
+ Mạng lưới đô thị tương đối dày đặc.
+ Có nhiều đô thị với qui mô trung bình và lớn; đều có chức năng đa dạng: hành chính, công nghiệp, kinh tế,...
- Khác nhau:
+ Đồng bằng sông Hồng có số lượng đô thị từ loại đặc biệt đến loại 4 ít hơn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSH: 12 đô thị; ĐBSCL: 16 đô thị).
+ Quy mô dân số đô thị Đồng bằng sông Hồng lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Phân cấp đô thị: Đồng bằng sông Hồng có đầy đủ 5 cấp đô thị (loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4); Đồng bằng sông Cửu Long có 3 cấp đô thị (loại 2, 3, 4).
+ Chức năng đô thị Đồng bằng sông Hồng đa dạng hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Phân bố mạng lưới đô thị Đồng bằng sông Hồng rộng khắp cả vùng với mật độ dày đặc nhất cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long phân bố không đều, tập trung dày đặc ven sông Tiền, sông Hậu. Rìa Đồng bằng sông Cửu Long dân cư thưa thớt hơn, kinh tế kém phát triển hơn nên mật độ đô thị thưa hơn.
Tham khảo
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
+ Diện tích 14.806 km² chiếm 5% diện tích và 21% dân số cả nước (năm 2002).
+ Các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Phía Tây giáp Tây Bắc.
+ Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
→ Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp tài nguyên, nguyên liệu).
Quan sát hình 20.1, hãy xác định:
- Ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Vị trí đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.
Đô thị nước ta phân bố không đều giữa các vùng.
- Các đô thị lớn tập trung ở hai vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ.
+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: có 2 đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người là Hà Nội (đô thị đặc biệt), Hải Phòng (đô thị loại 1) cùng các đô thị quy mô dân số trên 100.000 người như Thái Nguyên, Nam Định, Hạ Long (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình,... (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000- 200.000 người) và các đô thị có quy mô dân số nhỏ hơn (dưới 100.000 người).
+ Đông Nam Bộ: có Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất (đô thị đặc biệt, quy mô dân số trên 1 triệu người), tiếp theo là Biên Hòa (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), Vũng Tàu (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thủ Dầu Một (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100000 - 200000 người), Bà Rịa (đô thị loại 3, quy mô dân số dưới 100000 người) và các cấp đô thị nhỏ hơn như Tây Ninh, Đồng Xoài.
- Ở vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, các đô thị tập trung thành dải.
+ Duyên hải miền Trung: Các đô thị tập trung chủ yếu ở ven biển, trong đó lớn nhất là Đà Nẵng (đô thị loại 1, quy mô dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp theo là Huế (đô thị loại 1, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thanh Hóa (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Hà Tĩnh, Đồng Hới, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Phan Rang - Tháp Chàm (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người),...
+ Đồng bằng sông Cửu Long: đô thị tập trung thành dải ven sông Tiền, sông Hậu khá rõ rệt. Đô thị lớn nhất vùng là Cần Thơ (đô thị loại 2, quy mô dân số lừ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp đến là các đô thị Long Xuyên, Rạch Giá (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Mỹ Tho (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Tân An, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cao Lãnh, Châu Đốc, Sóc Trăng, Cà Mau (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Trà Vinh, Bạc Liêu (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người).
- Ở miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có mức độ tập trung đô thị thấp, quy mô đô thị nhỏ hơn so với vùng trên.
+ Miền núi Bắc Bộ: các đô thị Sơn La, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn (đô thị loại 3, quy mô dân số dưới 100.000 người), Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghĩa Lệ, Tuyên Quang (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người),...
+ Tây Nguyên: đô thị lớn nhất là Buôn Ma Thuột (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), tiếp theo là Đà Lạt (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Kon Tum, Pleiku, Bảo Lộc (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), An Khê, A Yun Pa, Gia Nghĩa (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người).