K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2021

đề bài còn cho gì nữa không ah

6 tháng 12 2021

vai người hầu Kim Liên í bạn ơi :<<

5 tháng 12 2021

tham khảo 

 

Năm ấy, khi nghe tin triều đình mở khoa thi, tôi đã rất hăng hái xin phép thầy xuống núi. Trước khi lên kinh đô, tôi về thăm cha mẹ. Vừa xuống núi, tôi đã nghe thấy tiếng người dân khóc than thảm thiết. Họ kéo nhau chạy tán loạn vào rừng để trốn. Thấy thế, tôi liền giữ một ông cụ đang hốt hoảng bỏ chạy lại để tìm hiểu sự tình. Ông cụ khuyên tôi rằng: “- Cháu hãy chạy đi nếu không muốn chết ! Lũ cướp rất đáng sợ, chúng trang bị rất nhiều vũ khí, chúng đang tàn phá nhà cửa và cướp bóc của cải của dân làng chúng tôi. Cậu hãy chạy mau đi, nghe lời lão đi! Hiện có một cô gái nghe nói xinh đẹp lắm đang bị chúng bắt lại và bị cướp hết vàng bạc rồi. Thôi lão đi đây….”

Vừa dứt lời, ông lão đã tức tốc chạy đi. Nghe thấy thế, ngọn lửa giận dữ trong tôi bùng cháy. Lũ cướp đang không biết hung bạo thế nào nhưng nhìn thấy dân làng hỗn loạn, sợ hãi, tôi thầm nghĩ chúng cũng tàn ác lắm. Nhất định tôi không thể bỏ qua chuyện này được, phải giúp họ thôi.

Không kịp nghĩ ngợi lâu, tôi ghé qua bên đường bẻ một cành cây dài làm gậy rồi nhanh như chớp xông vào giữa đám cướp quát lớn: “- Bớ đảng hung đồ kia! Tụi bây chớ quen làm thói hồ đồ mà hại dân vô tội”. Tôi nói vậy để bọn chúng nhận ra những việc làm sai trái của mình và cũng là đang mở ra cho chúng một con đường để thoát thân. Ngờ đâu tên tướng cướp mắt trợn ngược đầy hung tợn, mặt đỏ phừng phừng cầm thanh gươm sắc bén chỉ vào tôi và quát: “- Mày là thằng nào mà dám tới đây lớn tiếng thế? Không việc gì của mày mà can vào. Khôn hồn thì đi ngay chứ không đừng trách ta”. Nói rồi, tên tướng cướp hò hét bọn lâu la bao vây bốn phía quyết không cho tôi đường tháo chạy.

Trong vòng vây, bọn chúng người cầm gươm, người cầm giáo đằng đằng sát khí hô vang: “GIẾT! GIẾT! GIẾT!”. Tiếng gươm khua sắc lạnh, tiếng cười hét điên loạn, những khuôn mặt gớm ghiếc, nhưng ánh mắt chế nhạo nhìn tôi chằm chằm. Rồi chúng cứ thế mà xông vào, vung gươm, giáo nhằm tôi mà đâm. Tôi bình tĩnh quan sát. Bọn chúng tuy đông nhưng là bọn hữu dũng vô mưu, bất tài vô dụng, chỉ lấy đông hiếp yếu chứ chẳng tài cán gì. Rất nhanh, tôi cầm cây gậy đánh hết bên trái rồi đánh bên phải, triển hết tài nghệ mà thầy tôi đã truyền dạy.

 

Cứ thế, tôi tả xung hữu đột, đánh trước đánh sau, càn quét bốn phía. Những đòn đánh tuyệt diệu như rồng cuộn, hổ vồ làm chúng không biết đường đỡ, bị trúng đòn sợ đến kinh hồn. Nhiều tên gục ngã tại chỗ không gượng dậy nổi. Nhiều tên khác kêu la thảm thiết, thất thần không dám xông vào nữa cứ dè chứng bên ngoài mà hò hét.

Tôi tiếp tục vung gậy tới tấp. Chiếc gậy trong tay cứ vun vút lao vào đầu, vào người chúng. Đau quá, chúng vứt hết gươm giáo mà bỏ chạy tán loạn để thoát thân. Tên tướng cướp Phong Lai cũng bị tôi đánh cho một trận sống dở chết dở. Biết không địch nổi, hắn hò hét lũ lâu la bỏ chạy, không dám nhìn lại.

Dẹp xong lũ cướp hung tợn, tôi ân cần hỏi người gặp nạn. Hỏi ra thì mới biết nàng là Kiều Nguyệt Nga, người ở quận Tây Xuyên còn người kia là nàng hầu Kim Liên. Cha Kiều Nguyệt Nga là tri phủ ở miền Hà Khê. Ông mới cho người gửi thư rước nàng về để định bề gia thất. Dù không phải là người mà nàng muốn gắn bó nhưng vì là ý cha nên nàng đành chấp thuận. Nàng Nguyệt Nga thật là một cô gái hiếu thuận và đức hạnh.

Nàng kể rằng đang trên đường về nhà vâng lời cha thì chẳng may lại bị bắt lại, rất may tôi có mặt kịp thời giải nguy cho. Cảm ân đức giải nguy cứu mạng, Kiều Nguyệt Nga định bước ra khấu đầu, tôi liền ngăn cản. Nàng cảm kích lắm mời tôi ghé qua nhà nàng ở Hà Khê để đền ơn cho tôi. Vừa nghe nàng nói vậy, tôi liền cười lớn khước từ bởi việc tôi làm là tự nguyện, là vì thấy việc bất nghĩa thì không thể không xả thân chứ nào mong cầu lợi danh. Bậc anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, thấy việc nghĩa quyết không từ nan, thấy người gặp nạn quyết ứng cứu, đó mới là nghĩa khí kẻ làm trai.

Tôi cảm tạ tấm chân tình ấy của nàng rồi từ biệt để lên đường về thăm cha mẹ. Trên đường đi, lòng tôi tràn ngập hân hoan vì vừa làm được một việc tốt, lại cũng vừa kiểm chứng tài nghệ đã luyện tập bấy lâu. Tôi đã giúp ích cho dân làng rồi. Tôi sẽ lại hăm hở lên đường để thi thố tài năng, cứu giúp những người khốn khó, diệt trừ lũ bạo ngược. Tôi chỉ mong nhân dân mãi luôn có được cuộc sống ấm no mà thôi. Lần này xuống núi, nhất định tôi sẽ làm rạng danh thầy, quyết ứng thí thành công, đem sức giúp ích cho đời.

12 tháng 12 2021

Tham khảo:

Người ta có thể tác con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người. Câu nói ấy thật sâu sắc. Đối với tôi, làng Chợ Dầu là máu thịt, là linh hồn, không gì có thể cướp lấy hay xóa nó đi trong tâm hồn tôi.

Đã mấy chục năm rồi, có lẽ chừng ấy năm ròng cũng đủ để tôi thấu hiểu hầu hết những người dân trong làng. Họ và tôi, chúng tôi đều là người Việt Nam, chúng tôi đều mang trong mình dòng máu lạc hồng luôn đỏ mãi trong lòng mỗi người. Người trong làng tôi hầu hết đều là những người nông dân một nắng hai sương tần tảo sớm hôm vất vả ra đồng. Chúng tôi sống cho bản thân mình nhưng chưa giây phút nào chúng tôi quên được lòng yêu Tổ Quốc, yêu nơi mà tôi sinh ra và lớn lên. Thế mà không hiểu vì lí do gì mà mọi người lại tung tin đồn xấu cho làng tôi.

Hôm ấy trời nắng đẹp và trong, như mọi hôm tôi lại đến phòng thông tin để đọc báo. Tôi rất thích đến đây nghe người khác đọc báo. Tuy là nông dân nghèo, cuộc sống cực khổ, làm nhiều việc tôi vẫn có cái thú vui đọc tin tức thường xuyên để nắm bắt thông tin mọi nơi. Khi vừa bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi ra lối huyện cũ, tôi bắt gặp tốp người tản cư bàn tán rất náo nhiệt.

Tính tôi cũng hay tò mò không biết có việc gì nên liền lại tán gẫu cùng. Được biết có làng nào ấy Việt gian theo Tây. Tôi nào ngờ ấy lại là làng Chợ Dầu – chính ngôi làng tôi sống. Họ bảo làng tôi Việt gian, người làng tôi theo giặc. Như không tin được vào tai mình. Tôi thầm nghĩ đủ điều. Chẳng nhỡ làng mình theo Tây thật rồi sao. Sao lại có chuyện đấy được. Người làng ta đều là những con người yêu nước hết cả mà. Không nhẫn nhịn được nỗi nhục nhã đến tận cùng, tôi đành đánh trống lảng bỏ đi: “Hà, nắng gớm, về nào…”

Kể từ cái ngày tin đồn ấy được truyền lây lan rộng khắp nơi, tôi chẳng dám bén lẻn ra đường nữa. Tâm trí tôi như dần triệt quệ, tôi không thèm màng đến việc gì nữa. Cả vợ tôi cũng chán nản không thiết làm việc nhà. Được sinh ra và lớn lên trong thời kì chiến tranh, từ bé tôi đã phải sống với bom đạn. Thấy thế tôi luôn nhủ với lòng mình rằng sau này phải gắng sức làm việc gì đấy giúp ích cho đất nước.

Trong đầu tôi cũng như gia đình, làng xóm tôi đều hứa với lòng sẽ luôn ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Thế mà giờ đây chúng tôi còn chưa làm được điều gì đã làm tổn hại đến đất nước rồi. Tôi cũng yêu làng tôi lắm, cái làng Chợ Dầu ấy đã gắn bó với tôi khá lâu rồi. Nhưng sâu thẳm trong trái tim mộc mạc , bình dị của người nông dân nghèo này vẫn luôn dành một phần quan trọng đối với Tổ quốc. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

Thời điểm ấy, khắp nơi mọi người đều xua đuổi dân làng Chợ Dầu. Bà chủ nhà của tôi rồi cũng phải từ chối gia đình tôi sinh sống tại nhà bà. Trong vài ba hôm ngắn ngủi, không biết làm gì, đi về đâu, đầu óc tôi như trống rỗng bởi sự nhục nhã không cam chịu nổi.

Thế mà nỗi buồn ấy lại bỗng chốc chuyển sang nụ cười vui hồn nhiên nở dần trên gương mặt tôi. Tôi vui sướng khi được nghe tin mừng rằng tin làng Chợ Dầu Việt gian đã được cải chính lại. Đúng thật là, toàn là sai sự mục đích cả. Tôi đi đến khắp nơi báo tin mừng dây cho mọi người. Ngay cả bà chủ nhà cũng vui và đành cho tôi tiếp tục ở nhà bà. Thế là cuộc sống tôi lại trở nên vui vẻ như trước.

Mọi con sông đều chảy ra biển, tình yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ Quốc. Đối với người nông dân một nắng hai sương, làng có một vị trí rất quan trọng. Đấy là nơi tôi sinh ra, lớn lên và làm việc. Quan trọng hơn làng đã trở thành cội nguồn quê hương, là một phần không thể thiếu trong tâm hồn của người nông dân. Riêng bản thân tôi, tôi sẽ không bao giờ quên đi được bóng dáng cái làng Chợ Dầu thân thuộc ấy và sẽ luôn tin tưởng, chẳng bao giờ rời xa làng mình.
11 tháng 11 2021

TL

1. Mở bài

- Nhập vai nhân vật Lục Vân Tiên (xưng tôi) và dẫn dắt vào câu chuyện, gặp gỡ Kiều Nguyệt Nga

2. Thân bài

- Giới thiệu bản thân

+ Tên Lục Vân Tiên, quê ở huyện Đông Thành

+ Nhận tin triều đình mở khoa thi nên xin thầy xuống núi ứng thí

- Trên đường về thăm cha mẹ, tình cờ gặp toán cướp Phong Lai

+ Giặc cướp hung tàn, cướp bóc, làm hại dân lành

+ Bản thân tức giận, bẻ nhánh cây bên đường làm gậy rồi xông vào làng

+ Đe dọa lũ cướp không được làm hại dân lành, bị chúng bao vây, không cho trốn thoát

+ Vận dụng võ nghệ, đánh tan lũ cướp, giết Phong Lai, khiến lũ lâu la bỏ chạy tán loạn

- Gặp gỡ Kiều Nguyệt Nga

+ Nghe tiếng khóc than nên tiến đến hỏi chuyện

+ Biết được người trong xe là Kiều Nguyệt Nga và tỳ nữ Kim Liên. Trên đường về vâng lời cha làm tri phủ ở huyện Hà Khê thì gặp nạn

+ Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ, ngỏ ý mời về nhà cha để đền ơn

- Từ chối và nói lên suy nghĩ về mục đích làm việc nghĩa, chí khí anh hùng

3. Kết bài

Tâm trạng sau cuộc gặp gỡ và suy nghĩ khát vọng lập công danh, giúp ích cho đời.

tk cho mình

HT

lỗi rồi bạn ơi !