K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2017

Chọn đáp án: D → Điệp đầu nghe

2 tháng 12 2021

d nha iem

18 tháng 12 2019

Chọn đáp án: C

Cho đoạn văn sau:Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không hề giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu, những con chữ tượng hình trên các thẻ tre ... cho đến hôm nay, những cuốn sách...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không hề giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu, những con chữ tượng hình trên các thẻ tre ... cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng máy in điện tử hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo lánh châu Á cũng có thể đọc được cuốn sách của một người viết từ một đất nước xa xôi ở châu Mĩ. Thật có thể nói không ngoa rằng: có sách, các thế kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau.

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.

B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian

C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!

D. Cả ba đáp án trên.

1
20 tháng 10 2019

Chọn đáp án: B

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau: - Mở...
Đọc tiếp
Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau:
- Mở bài: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. - Thân bài: Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. - Kết thúc: Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

a. Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?

b. Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.

1
13 tháng 3 2017

a, Các đoạn văn thể hiện đúng dự kiến của nhà văn:

   + Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc để ngợi ca vẻ đẹp rừng xà nu, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên

- Giống nhau: đoạn mở và kết đều tả cảnh rừng xà nu, tạo nên kết cấu vòng tròn, khiến bố cục chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gợi cho người đọc liên tưởng “mở rộng vấn đề”

- Khác nhau: Hai đoạn miêu tả rừng xà nu cụ thể bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, cuối đoạn hình ảnh những cây xà nu bất diệt như sức sống của con người.

b, Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc chúng ta cần rút ra:

   + Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến trước các phần mở- kết bài.

   + Cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và thu hút người đón nhận.

Rồng thì lúc to, lúc nhỏ, lúc bay, lúc nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sóng. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hóa, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể. Rồng ví như anh hùng trong đời.Những câu nói trên đây cho thấy với Tào Tháo, những phẩm chất quan trọng nhất của người anh...
Đọc tiếp

Rồng thì lúc to, lúc nhỏ, lúc bay, lúc nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sóng. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hóa, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể. Rồng ví như anh hùng trong đời.

Những câu nói trên đây cho thấy với Tào Tháo, những phẩm chất quan trọng nhất của người anh hùng là gì?

A. Người luôn luôn ôm ấp chí lớn; khao khát tung hoành; biết sống tùy thời; có thể cải biến hoàn cảnh.

B. Người luôn luôn ôm ấp chí lớn; khao khát tung hoành; biết nắm lấy mọi cơ hội; biết sống tùy thời.

C. Người luôn luôn ôm ấp chí lớn; khao khát tung hoành; giàu khả năng biến hóa; sống tùy thời.

D. Người luôn luôn ôm ấp chí lớn; khao khát tung hoành; cải biến hoàn cảnh; ẩn hiện, tiến thoái tùy thời; ứng biến nhạy bén, linh hoạt khôn lường.

1
1 tháng 2 2017

Chọn đáp án: D

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ ngữ liệu ở cả ba phần.

- Đọc kĩ phần lý thuyết về khái niệm và tác dụng, dấu hiệu nhận biết của phép chêm xen.

- Chỉ ra và nêu tác dụng của phép chêm xen ở mỗi phần.

Lời giải chi tiết:

a) Phép chêm xen: bên ngoài trời nắng gắt.

Tác dụng: bổ sung thông tin, giải thích cho lý do tại sao nhân vật Thanh lại lau mồ hôi trên trán.

b) Phép chêm xen: ngày nào.

Tác dụng: Bổ sung thông tin về thời gian trong kí ức của nhân vật.

c) Phép chêm xen: người luôn ngờ vực về nhân thân của ông.

Tác dụng: giải thích lý do tại sao thanh tra Gia – ve lại luôn rình mò, theo dõi người khác.

8 tháng 3 2023

a) Phép chêm xen: bên ngoài trời nắng gắt.

Tác dụng: bổ sung thông tin, giải thích cho lý do tại sao nhân vật Thanh lại lau mồ hôi trên trán.

b) Phép chêm xen: ngày nào.

Tác dụng: Bổ sung thông tin về thời gian trong kí ức của nhân vật.

c) Phép chêm xen: người luôn ngờ vực về nhân thân của ông.

Tác dụng: giải thích lý do tại sao thanh tra Gia – ve lại luôn rình mò, theo dõi người khác.

24 tháng 12 2017

Chọn đáp án: D