Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Từ sau Cách mạng tháng Tám, LLVT Thủ đô Hà Nội cùng các tầng lớp nhân dân mưu trí, ngoan cường, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của tập đoàn đế quốc và các thế lực thù địch, phản cách mạng trong và ngoài nước, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc", vững bước đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, oanh liệt và vẻ vang.
~ HT ~
a.
- Áo dài: trang phục truyền thống của người Việt Nam, thể hiện sự thanh lịch và duyên dáng của phụ nữ Việt.
- Tết Nguyên Đán: là ngày lễ quan trọng nhất trong năm dành cho gia đình người Việt. Mọi người nghỉ ngơi sau một năm làm việc mệt mỏi, gia đình xum họp, quây quần bên nhau.
- Truyền thống nghiên cứu và giữ gìn văn hóa: Người Việt Nam có truyền thống nghiên cứu và giữ gìn văn hóa thông qua việc học hát, vẽ tranh, và duy trì các trò chơi dân gian.
- Phong cách kiến trúc truyền thống: Kiến trúc truyền thống của Việt Nam thường được thể hiện qua các ngôi đền, chùa, và nhà cổ, mang trong mình vẻ đẹp và sự tôn trọng đối với lịch sử.
b.
Em luôn tự hào về những giá trị và truyền thống dân tộc độc đáo của Việt Nam ta và em luôn nỗ lực không ngừng để bảo tồn và phát huy chúng. Bằng chứng cho việc đó, em chú tâm sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không chỉ trong giao tiếp hàng ngày mà còn trong việc viết và chia sẻ kiến thức về văn hóa, lịch sử, truyền thống qua các bài viết, những buổi thảo luận.
Em cũng không ngừng tham gia vào các lễ hội, sự kiện truyền thống để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa của quốc gia. Những trải nghiệm này giúp em tạo dựng một kết nối mạnh mẽ với truyền thống dân tộc, thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc và bản sắc văn hóa của mình.
Hơn nữa, em tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như công tác từ thiện,bảo vệ môi trường, với hy vọng góp phần vào sự phát triển bền vững của truyền thống dân tộc. Điều này là sự cam kết của em để duy trì và truyền tải những giá trị quý báu này cho thế hệ tương lai, thể hiện tình yêu và lòng tự hào đối với quê hương và người dân Việt Nam.
Các hoạt động: (c), (d), (e), (g), (h), (i), (k), (1), (m), (n) là những hoạt động chính trị - xã hội.
Hoạt động (c), (d): là hoạt động chính trị - xã hội liên quan việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, đây là hoạt động của người lao động trong các cơ sở công nghiệp, trong các nhà máy, các công trình và của người nông dân ở nông thôn nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Hoạt động (e), (h), (i), (1), (m): là hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị (Đoàn, Đội, Hội, các CLB...) nhằm phát triển cá nhân, xây dựng các tập thể, đóng góp vào công việc chung của xã hội.
Hoạt động (g), (k), (n) hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo vệ môi trường...
1. Mục đích
- Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, ... khi tham gia giao thông.
- Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.
2. Yêu cầu
- Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.
- Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.
3. Đối tượng tham gia
- Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.
4. Nội dung chính và cách tiến hành
- Biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động...) tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.
- Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.
- Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.
- Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh.
Cơ sở cho sự khái quát nét truyền thống tiêu biểu của LLVT Thủ đô: Nhân dịp Tết Đinh Hợi (1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên các chiến sỹ Thủ đô đang chiến đấu giam chân địch trong thành phố, trong thư Bác viết: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau”.Lời động viên của Bác Hồ tạo động lực cho các chiến sỹ tiếp tục dũng cảm, ngoan cường chiến đấu giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu cam go, quyết liệt, không cân sức với kẻ thù, hoàn thành nhiệm vụ Đảng và Bác Hồ giao cho.