Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi:
+ Sơn nguyên: SN. Ê-ti-ô-pi-a, SN. Đông Phi.
+ Bồn địa: Bồn địa Sát, bồn địa Công-gô, bồn địa Nin Thượng, bồn địa Ca-la-ha-ri.
+ Các dãy núi: D. At-lat, D. Đrê-ken-bec.
- Các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng:
+ Các mỏ sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên: khu vực Bắc Phi.
+ Các mỏ vàng, sắt, kim cương: ven biển vịnh Ghi-nê.
+ Các mỏ đồng, chì, cô ban, u-ra-ni-um, crôm, kim cương, phốt-pho-rít: khu vực Nam Phi.
Tham khảo:
Tại các đô thị, một bộ phận dân cư tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần làm thay đổi nhanh chóng đời sống văn hoá và trạng thái văn minh. Đồng thời, đô thị là nơi lưu giữ và truyền bá.
Sự phát triển của các nền văn minh cũng tác động trở lại đối với các đô thị. Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị. A-ten bước vào giai đoạn phát triển hoàng kim trong thời kì Pê-ri-cờ-lét (thế kỉ V TCN) sau cuộc chiến tranh với Ba Tư. Các cuộc viễn chính của A-lếch-xăng Đại đế (thế kỉ IV TCN) đã giúp truyền bá và mở rộng ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp tới các khu vực Tây Á, Bắc Phi.các thành tựu của văn minh cổ đại.
Mối quan hệ giữa đô thị và các nền văn minh cổ đại:
- Tại các đô thị, một bộ phận dân cư tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần làm thay đổi nhanh chóng đời sống văn hóa và trạng thái văn minh.
- Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị. A-ten bước vào giai đoạn phát triển hoàng kim trong thời kì Pê - ri - cờ - lét (TK V TCN) sau cuộc chiến tranh với Ba Tư. Các cuộc viễn chinh của A - lếch - xăng Đại đế (TK IV TCN) đã giúp truyền bá và mở rộng ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp tới các khu vực Tây Á, Bắc Phi.
=> Đô thị và các nền văn minh cổ đại có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
Phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mỹ:
Bắc Mỹ đang áp dụng phương thức khai thác tài nguyên đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp bao gồm đa canh và luân canh, bảo vệ tài nguyên đất, kết hợp chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất nông lâm kết hợp.
- Đa canh và luân canh giúp giảm trừ được sâu bệnh, tăng độ phì của đất và giảm xói mòn đất.
- Bảo vệ tài nguyên đất gồm trồng cây che phủ, bón phân hữu cơ, giảm cày xới đất, duy trì độ ẩm của đất bằng lớp phủ thực vật.
- Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt để cây trồng cung cấp thức ăn tại chỗ cho vật nuôi, vật nuôi cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng.
- Hệ quả: mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt.
- Vì:
+ Giai cấp tư sản chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân cư nhưng nắm trong tay hầu hết tư liệu sản xuất. Mặt khác, để thu được lợi nhuận tối đa, giai cấp tư sản thực hiện việc vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở các nước thuộc đạ và áp bức, bóc lột giai cấp vô sản trong nước.
+ Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề.
cop mạng thì tham khảo ( trả lời câu hỏi của giáo viên tốt nhất tự làm )
https://tailieumoi.vn/cau-hoi/doc-thong-tin-hay-cho-biet-kinh-te-xa-hoi-tay-au-thoi-hau-ki-trung-dai-bien-doi-the-nao-HQNLj-115106.html
Phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản ở Bắc Mỹ:
- Khai thác trên cơ sở đánh giá trữ lượng tài nguyên, nhu cầu sử dụng trong nước, các tác động kinh tế - xã hội và môi trường.
- Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác hiệu quả, giảm thiểu tối đa thất thoát tài nguyên và mức độ tổn hại môi trường.
- Sử dụng tiết kiệm, hạn chế xuất khẩu nguyên, nhiên liệu thô hoặc sơ chế, phát triển các nguyên vật liệu thay thế và năng lượng tái tạo.
- Tăng cường nhập khẩu một số loại nguyên, nhiên liệu để tiết kiệm tài nguyên khoáng sản của khu vực.
Tham khảo:
Châu Phi có nhiều di sản được Ủy ban Di sản Thế giới (WHC) công nhận. Đây là các di sản lịch sử về kiến trúc, điêu khắc, khảo cổ,… có giá trị nổi bật toàn cầu.
Các di sản được tôn vinh mang lại giá trị về văn hóa, thẩm mĩ và có ý nghĩa kinh tế, giáo dục vượt khỏi phạm vi quốc gia, châu lục, tạo khả năng thu hút khách du lịch.
Giá trị và ý nghĩa của các di sản lịch sử của châu Phi:
Các di sản lịch sử được tôn vinh mang lại giá trị văn hóa, thẩm mỹ và có ý nghĩa kinh tế, giáo dục vượt khỏi phạm vi quốc gia, châu lục, tạo khả năng thu hút du lịch.
Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở Ô-xtrây-li-a:
- Phát triển mạnh mẽ công nghiệp khai thác dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, ni-ken, vàng, đồng, bô-xit, u-ra-ni-um, đá quý,…
- Phần lớn than, dầu mỏ, khí đốt và đá quý được xuất khẩu.
- Trước nguy cơ suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường, Ô-xtrây-li-a đã giảm tốc độ khai thác khoáng sản trong những năm gần đây.
tham khảo
- Vai trò của thành thị đối với sự phát triển của Tây Âu trung đại
+ Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.
+ Thành thị mang lại không khí tự do và nhu cầu mở mang tri thức cho mọi người, nhiều trường đại học được thành lập, như: Bô-lô-nha (ở Ý); O-xphớt (ở Anh)….
+ Nhiều thành thị là trung tâm kinh tế, văn hoá của Tây Âu như Luân Đôn của Anh, Pa-ri của Pháp…
+ Sự ra đời và phát triển của các thành thị đã góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.
- Lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm 3 khu vực địa hình chính:
+ Vùng núi phía đông có dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển.
+ Vùng cao nguyên phía tây với ba hoang mạc lớn là: hoang mạc Lớn, hoang mạc Vic-to-ri-a Lớn và hoang mạc Ghip-sơn.
+ Vùng đất thấp trung tâm bao gồm bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và châu thổ sông Mơ-rây – Đac-linh ở phía nam.
- Tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú. Các tài nguyên khoáng sản bao gồm: than, dầu mỏ, khí đốt, bô-xít, sắt, chì, kẽm, ni-ken, đồng, thiếc, vàng, bạc, kim cương và các loại đá quý.
Sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của hai giai cấp, cụ thể:
- Trong xã hội phong kiến, lãnh chúa, quý tộc, thương nhân, chủ xưởng,… đã cướp đoạt ruộng đất, tài nguyên của cải, buôn bán nô lệ… với lợi nhuận khổng lồ, họ trở nên giàu có và biến họ thành giai cấp mới, giai cấp tư sản.
- Những người nông dân, thợ thủ công, nông nô bị mất ruộng đất, tư liệu sản xuất, bị phá sản. Nô lệ thì bị bắt và bán đi. Họ trở nên nghèo túng, là tầng lớp thấp kém, phải đi làm thuê => trở thành một giai cấp mới, giai cấp vô sản.
Mối quan hệ chủ yếu giữa giai cấp vô sản và tư sản là mối quan hệ giữa ông chủ- giai cấp tư sản thuê mướn công nhân, thu lợi nhuận. Và người lao động làm thuê-giai cấp vô sản.