Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:
- Vì là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới nên trước đây nhiều quốc gia châu Âu bị ô nhiễm không khí.
- Nhờ áp dụng các giải pháp cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí => môi trường không khí đã được cải thiện.
- Hiện nay, các quốc gia châu Âu chú trọng phát triển năng lượng tái tạo nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,…
Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu:
- Vai trò của rừng ở châu Âu: Vai trò quan trọng đối với môi trường, sự phát triển kinh tế, có ý nghĩa văn hóa, lịch sử.
- Hiện trạng rừng:
+ Toàn châu lục có khoảng 39,7% tổng diện tích đất có rừng bao phủ.
+ Biến đổi khí hậu và nhu cầu gỗ tăng cao ở nhiều quốc gia => suy giảm diện tích rừng tự nhiên.
- Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững:
+ Tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng.
+ Năm 2015, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng.
+ Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ như: quy định những vùng được phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích”.
Khí hậu có sự phân hóa từ Bắc đến Nam, Đông Tây tạo nên các kiểu và các đới khí hậu khác nhau.
-Đới khí hậu cận cực: quanh năm lạnh lẽo, lượng mưa trung bình năm dưới 500mm
-Đới khí hậu ôn đới phân thành 2 kiểu:
+Khí hậu ôn đới hải dương: ôn hòa, mùa đông thì tương đối ấm, mùa hạ mát mẻ; mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm từ 800–1000mm trở lên.
+Khí hậu ôn đới lục địa: mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm; lượng mưa trung bình năm nhỏ dưới 500mm, mưa chủ yếu vào mùa hạ.
–Đới khí hậu cận nhiệt: Chỉ có một kiểu cận nhiệt địa trung hải (mùa hạ nóng khô thời tiết ổn định, mùa đông ấm, mưa nhiều lượng mưa từ 500-700 mm).
– Ngoài ra khí hậu còn phân hóa theo độ cao.
Vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu:
- Ở châu Âu, môi trường nước chịu tác động bởi các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sinh hoạt hàng ngày của người dân,…
- Các giải pháp để cải tạo và bảo vệ nguồn nước:
+ Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.
+ Đầu tư công nghệ tiên tiến, làm sạch nguồn nước.
+ Nâng cao nhận thức của người dân.
+ Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các sông và các vùng biển..
+ Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,…
+ Cuối năm 2019, châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:
- Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập và cơ bản của Tây Âu thời kì này. Đứng đầu mỗi lãnh địa phong kiến là một lãnh chúa – “ông vua” cai quản lãnh địa của mình.
- Cấu trúc lãnh địa:
+ Là một khu đất rộng lớn gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
+ Bao quanh lãnh địa là hào nước và tường thành chắc chắn. Bên ngoài tường thành là nhà ở của nông nô, nhà kho,…
+ Bên trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa ở vị trí trung tâm, nhà thờ,..
- Lãnh chúa lập ra quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ và đo lường riêng. Thậm chí nhà vua còn không có quyền can thiệp vào lãnh địa bởi quyền “miễn trừ”.
- Kinh tế lãnh địa:
+ Mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
+ Nông nô sản xuất mọi thứ đáp ứng nhu cầu trong lãnh địa từ lương thực, đồ dùng,...
+ Chỉ những thứ không sản xuất được mới mua từ bên ngoài: muối, sắt, hàng xa xỉ phẩm phương Đông,…
- Lãnh chúa sống xa hoa trên sự bóc lột sức lao động nông nô. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp rất nhiều loại thuế khác nhau: thuế cưới xin, ma chay,…
*Bảo vệ môi trường nước
- Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải
- Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước
- Nâng cao nhận thức của người dân
- Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển
*Bảo vệ môi trường không khí
- Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... nhằm hạn chế khí thải, cải thiện chất lượng không khí
- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,...
a, Bảo vệ môi trường không khí
– Nguyên nhân: Do sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải đã làm môi trường không khí châu Âu ô nhiễm.
– Giải pháp: kiểm soát chất lượng khí thải, đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao, đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.
b, Bảo vệ môi trường nước
– Nguyên nhân: Do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt nên môi trường nước của châu Âu bị ô nhiễm.
– Giải pháp: tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường, kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển, nâng cao ý thức người dân.
- Vị trí địa lí:
+ Bộ phận phía tây của lục địa Á - Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran.
+ Lãnh thổ nằm giữa các vĩ tuyến 36°B đến 71°B.
- Hình dạng: Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào trong đất liền.
- Kích thước nhỏ (Diện tích trên 10 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương).
- Các biển và đại dương bao quanh châu Âu:
+ Biển: biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Bắc, biển Na-uy, biển Ba-ren và biển Ca-ra.
+ Đại dương: Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
– Châu Âu rất chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học. Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều được châu Âu bảo tồn tương đối tốt.
– Giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm thiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.
Đặc điểm sông, hồ ở Bắc Mỹ:
- Nhiều mạng lưới sông khá dày, phân bố đồng đều
- Đa số các sông có nguồn cung cấp nước hỗn hợp, vừa do mưa, vừa do tuyết tan
- Có nhiều hồ nhất thế giới, phân bố ở nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm
Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu:
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu: ảnh hưởng liên tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng bất thường ở Bắc Âu, cháy rừng ở Nam Âu, mưa lũ ở Tây và Trung Âu).
- Biện pháp ứng phó:
+ Trồng và bảo vệ rừng.
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
+ Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường (mặt trời, gió, sóng biển, thủy triều).