Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
* Đa dạng về thành phần loài:
- Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới.
- Ở nước ta đã phát hiện hơn 50.000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 20.000 loài thực vật, 10.500 loài động vật trên cạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều loài động vật biển, vi sinh vật,…
* Đa dạng về nguồn gen di truyền: Trong mỗi loài lại có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền.
* Đa dạng về hệ sinh thái:
- Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn:
+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn diện tích, bao gồm: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng trên núi đá vôi,...
+ Ở một số nơi còn có các hệ sinh thái rừng ôn đới trên núi, trảng cỏ, cây bụi,...
- Trong hệ sinh thái tự nhiên dưới nước:
+ Hệ sinh thái nước mặn điển hình ở các vùng ven biển, cửa sông là rừng ngập mặn; ở các độ sâu khác nhau lại chia thành các vùng nước với nhiều loài sinh vật biển.
+ Hệ sinh thái nước ngọt có ở sông, suối, ao, hồ, đầm,...
- Các hệ sinh thái nông nghiệp:
+ Được hình thành do hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của con người.
+ Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng, chiếm dần diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên.
Tham khảo:
♦ Sự phân hóa khí hậu từ bắc xuống nam và từ tây sang đông: Từ bắc xuống nam, khí hậu nước ta được chia làm 2 miền:
- Miền khí hậu phía bắc:
+ Ở phía bắc dãy Bạch Mã;
+ Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20℃. Mùa đông lạnh; mùa hạ nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía nam:
+ Ở phía nam dãy Bạch Mã;
+ Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao trên 25℃. Lượng mưa có sự phân hóa giữa mùa mưa và mừa khô.
- Riêng khu vực ven biển miền Trung từ 11oB - 18oB mùa mưa lệch sang mùa thu đông.
♦ Sự phân hóa khí hậu từ đông sang tây
- Nguyên nhân: ảnh hưởng của địa hình và hoạt động các khối khí.
- Biểu hiện: Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền và thềm lục địa: vùng đồng bằng ven biển và đồi núi.
♦ Ví dụ:
- Theo chiều bắc nam: Khí hậu miền bắc có mùa đông lạnh, miền nam nóng quanh năm.
- Theo chiều đông tây: Khu vực đông bắc do ảnh hưởng địa hình và hướng gió nên có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn khu vực tây bắc.
Tham khảo
* Sự phân hóa khí hậu từ bắc xuống nam và từ tây sang đông: Từ bắc xuống nam, khí hậu nước ta được chia làm 2 miền:
- Miền khí hậu phía bắc:
+ Ở phía bắc dãy Bạch Mã;
+ Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20℃. Mùa đông lạnh; mùa hạ nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía nam:
+ Ở phía nam dãy Bạch Mã;
+ Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao trên 25℃. Lượng mưa có sự phân hóa giữa mùa mưa và mừa khô.
- Riêng khu vực ven biển miền Trung từ 11oB - 18oB mùa mưa lệch sang mùa thu đông.
* Sự phân hóa khí hậu từ đông sang tây
- Nguyên nhân: ảnh hưởng của địa hình và hoạt động các khối khí.
- Biểu hiện: Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền và thềm lục địa: vùng đồng bằng ven biển và đồi núi.
* Ví dụ:
- Theo chiều bắc nam: Khí hậu miền bắc có mùa đông lạnh, miền nam nóng quanh năm.
- Theo chiều đông tây: Khu vực đông bắc do ảnh hưởng địa hình và hướng gió nên có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn khu vực tây bắc.
Tham khảo
- Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen.
+ Các hệ sinh thái cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu của con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế.
+ Các hệ sinh thái tự nhiên còn có chức năng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông, bờ biển,....
- Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm: Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học của nước ta ngày càng bị suy giảm. Cụ thể:
+ Suy giảm về hệ sinh thái: các hệ sinh thái rừng tự nhiên bị thu hẹp về diện tích và giảm về chất lượng. Sự biến đổi các hệ sinh thái rừng tự nhiên làm cho các loài sinh vật hoang dã mất môi trường sống.
+ Suy giảm về loài và số lượng cá thể trong loài, đặc biệt là các loài động vật hoang dã.
+ Suy giảm về nguồn gen: Sự suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên và thành phần loài sinh vật làm cạn kiệt và biến mất một số nguồn gen tự nhiên, nhiều nguồn gen bị suy giảm, trong đó có nhiều giống bản địa quý hiếm.
- Một số biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam:
+ Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Truyền thông về bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao ý thức về bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.
+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm; chống nạn săn bắt, sử dụng động vật hoang dã trái phép, khai thác thuỷ sản quá mức.
+ Tiếp tục duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.
+ Bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật, bao gồm cả môi trường
Tham khảo
- Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng nên việc bảo tồn đa dạng sinh học trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay ở nước ta:
+ Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: số lượng cá thể, các loài thực vật, động vật hoang dã suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ như: nhiều loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu,…); nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót, tê giác,…)
+ Suy giảm hệ sinh thái: Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị phá hoại gần hết, chỉ còn chủ yếu là rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái biển cũng đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người.
+ Suy giảm nguồn gen: việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã khiến nguồn gen suy giảm.
Tham khảo
- Yêu cầu số 1: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:
+ Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. Cả nước phát hiện trên 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau.
+ Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,…
+ Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.
- Yêu cầu số 2: Nguồn khoáng sản nước ta đa dạng do:
+ Kết quả của quá trình địa chất kéo dài.
+ Vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
THAM KHẢO
- Yêu cầu số 1: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:
+ Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. Cả nước phát hiện trên 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau.
+ Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,…
+ Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.
- Yêu cầu số 2: Nguồn khoáng sản nước ta đa dạng do:
+ Kết quả của quá trình địa chất kéo dài.
+ Vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
Tham khảo
- Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như:
+ Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..
+ Sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…
- Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền,…
Tham khảo
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển ở các nước Tây Âu. Giai cấp công nhân ra đời từ bối cảnh đó.
- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố ở Luân Đôn, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức và tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức.
Tham khảo
Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam gắn với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vào năm nửa cuối thế kỷ XIX. Sự mở rộng quy mô khai thác thuộc địa, phát triển công nghiệp của thực dân Pháp đã làm cho đội ngũ công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo hình thành nên một giai cấp
Tham khảo
Vai trò của nước sông, hồ đối với sản xuất và sinh hoạt:
Đối với sản xuất:- Nông nghiệp: Các hồ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn như đấm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế), đầm Thị Nại (Bình Định), hồ thuỷ điện Hoà Bình,...
- Công nghiệp: Các hồ thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, laly,...) là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện. Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, khai khoáng,...
- Dịch vụ: Một số hồ, đám thông với các sông, biến có giá trị về giao thông. Nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành được khai thác để phát triển du lịch, như hồ Tơ Nưng (Gia Lai), hồ Ba Bế (Bắc Kạn),...
Đối với sinh hoạt:- Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn dự trữ nước ngọt lớn.
- Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc.
Tham khảo
- Tính cấp thiết của việc chống thoái hóa đất:
+ Tình trạng phá rừng và tác động biến đổi khí hậu, việc sử dụng đất chưa hợp lí đã đẩy nhanh quá trình thoái hóa đất.
+ Hiện tượng sa mạc hóa, cát lấn ven biển; ngập úng, mặn hóa, phèn hóa ở đồng bằng trũng thấp và ô nhiễm đất do canh tác nông nghiệp và các hoạt động sản xuất.
- Biện pháp chống thoái hóa đất:
+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng, tạo lớp phủ bảo vệ đất.
+ Thực hiện các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi đất.
+ Thực hiện tốt việc sử dụng phân bón hữu cơ, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh nông nghiệp, chống ô nhiễm đất.
+ Hoàn thiện và tăng cường năng lực của các công trình thuỷ lợi để cung cấp nước ngọt thường xuyên, đặc biệt là trong mùa khô, khắc phục tình trạng đất bị khô hạn, mặn hoá, phèn hoá.
Tham khảo
- Đa dạng về hệ sinh thái: Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, tạo nên sự đa dạng loài và nguồn gen. Dựa vào môi trường phân bố, các hệ sinh thái ở nước ta có thể chia thành ba nhóm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.
+ Hệ sinh thái trên cạn: phong phú, đa dạng với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau, như: kiểu hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái nhân tạo,…
+ Hệ sinh thái đất ngập nước, gồm có: các kiểu hệ sinh thái ngập nước ven biển; các kiểu hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông; Rừng ngập mặn và các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa,…
+ Hệ sinh thái biển: gồm các kiểu hệ sinh thái: rạn san hô, thảm cỏ biển,... có tính đa dạng sinh học và giá trị cao.
- Đa dạng về thành phần loài:
+ Đa dạng về hệ sinh thái tạo nên sự đa dạng thành phần loài của sinh vật nước ta.
+ Nước ta có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm. Trong đó có nhiều loài thực vật quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,... và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,....
- Đa dạng về nguồn gen:
+ Số lượng cá thể trong mỗi loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm tương đối lớn đã tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.
+ Sự phong phú về nguồn gen, trong đó có nhiều nguồn gen quý, đã tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.