Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):
– Đới lạnh:
+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.
+ Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.
+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.
– Đới ôn hòa:
+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.
+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.
+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.
+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.
– Đới nóng:
+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.
+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.
– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á
+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.
+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.
=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.
*Bảo vệ môi trường nước
- Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải
- Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước
- Nâng cao nhận thức của người dân
- Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển
*Bảo vệ môi trường không khí
- Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... nhằm hạn chế khí thải, cải thiện chất lượng không khí
- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,...
a, Bảo vệ môi trường không khí
– Nguyên nhân: Do sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải đã làm môi trường không khí châu Âu ô nhiễm.
– Giải pháp: kiểm soát chất lượng khí thải, đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao, đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.
b, Bảo vệ môi trường nước
– Nguyên nhân: Do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt nên môi trường nước của châu Âu bị ô nhiễm.
– Giải pháp: tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường, kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển, nâng cao ý thức người dân.
- Môi trường hoang mạc ở châu Phi, bao gồm:
+ Hoang mạc Xa-ha-ra
+ Hoang mạc Ca-la-ha-ri.
- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:
+ Tạo các ốc đảo: người dân trồng cây ăn quả và một số cây lương thưc; chăn thả gia súc theo hình thức chăn nuôi du mục.
+ Chú trọng hoạt động khai thác dầu khí và du lịch
+ Thành lập “vành đai xanh” để chống lại tình trạng hoang mạc hóa
Phạm vi:
- Gồm bồn địa Công Cô và duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê
Cách thức khai thác:
- Trồng gối vụ, xen canh, nhờ nhiệt độ và độ ẩm cao giúp cây trồng phát triển quanh năm
- Hình thành vùng trồng cây công nghiệp như cafe, cacao, casu, cọ dầu để xuất khẩu
- Khai thác và xuất khẩu khoáng sản như dầu mỏ và boxit
Phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi:
- Dải hẹp ở vùng cực Bắc và cực Nam của Châu Phi
- Gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi
Cách thức khai thác:
- Trồng cây ăn quả nhiệt đới như cam, chanh, nho và ô liu
- Trồng cây lương thực, lúa mì và ngô
- Khai thác và xuất khẩu khoáng sản : phốt phát, khí đốt và dầu mỏ
- Môi trường nhiệt đới ở châu Phi bao gồm:
+ Khu vực nằm hai bên đường xích đạo.
+ Khu vực bồn địa Nin Thượng.
+ Sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi.
+ Phía bắc bồn địa Ca-la-ha-ri.
- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:
+ Tại những khu vực khô hạn, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến; chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả.
+ Những khu vực nhiệt đới ẩm đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp để xuất khẩu
+ Chú trọng hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản; xây dựng các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.
+ Thành lập một số khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và phát triển du lịch.
(Em chỉ cần chọn 1 trong 3 kiểu môi trường được trình bày bên dưới để ghi vào vở).
Đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở Châu Phi:
* Môi trường Xích đạo
- Phạm vi: Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
* Hai môi trường nhiệt đới
- Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo.
- Có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thừa và xa van cây bụi.
- Động vật: nhiều loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).
* Hai môi trường cận nhiệt
- Phạm vi: phần cực bắc và cực nam châu Phi.
- Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô.
- Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.
- Các nước châu Âu quan tâm đến các vấn đề môi trường như môi trường không khí bị ô nhiễm, các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt và vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học…
Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu:
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu: ảnh hưởng liên tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng bất thường ở Bắc Âu, cháy rừng ở Nam Âu, mưa lũ ở Tây và Trung Âu).
- Biện pháp ứng phó:
+ Trồng và bảo vệ rừng.
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
+ Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường (mặt trời, gió, sóng biển, thủy triều).
Một số vấn đề về môi trường trong sử dụng thiên ở châu Phi:
- Sự suy giảm tài nguyên rừng
- Nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã
=> Cần phải bảo vệ, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên