Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
- Vai trò của thành thị đối với sự phát triển của Tây Âu trung đại
+ Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.
+ Thành thị mang lại không khí tự do và nhu cầu mở mang tri thức cho mọi người, nhiều trường đại học được thành lập, như: Bô-lô-nha (ở Ý); O-xphớt (ở Anh)….
+ Nhiều thành thị là trung tâm kinh tế, văn hoá của Tây Âu như Luân Đôn của Anh, Pa-ri của Pháp…
+ Sự ra đời và phát triển của các thành thị đã góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.
– Nhà Lê Sơ chú trọng giáo dục – khoa cử để tuyển chọn nhân tài cho đất nước, vì:
+ Người “hiền tài” ở đây được hiểu là những người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội.
+ Những người “hiền tài” sẽ có những đóng góp lớn đối với sự phát triển cường thịnh của đất nước.
Nhà Lê dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu nhằm để:
+ Vinh danh những người đỗ đạt
+ Khuyến khích tinh thần học tập trong nhân dân
Tham khảo:
Tại các đô thị, một bộ phận dân cư tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần làm thay đổi nhanh chóng đời sống văn hoá và trạng thái văn minh. Đồng thời, đô thị là nơi lưu giữ và truyền bá.
Sự phát triển của các nền văn minh cũng tác động trở lại đối với các đô thị. Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị. A-ten bước vào giai đoạn phát triển hoàng kim trong thời kì Pê-ri-cờ-lét (thế kỉ V TCN) sau cuộc chiến tranh với Ba Tư. Các cuộc viễn chính của A-lếch-xăng Đại đế (thế kỉ IV TCN) đã giúp truyền bá và mở rộng ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp tới các khu vực Tây Á, Bắc Phi.các thành tựu của văn minh cổ đại.
Mối quan hệ giữa đô thị và các nền văn minh cổ đại:
- Tại các đô thị, một bộ phận dân cư tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần làm thay đổi nhanh chóng đời sống văn hóa và trạng thái văn minh.
- Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị. A-ten bước vào giai đoạn phát triển hoàng kim trong thời kì Pê - ri - cờ - lét (TK V TCN) sau cuộc chiến tranh với Ba Tư. Các cuộc viễn chinh của A - lếch - xăng Đại đế (TK IV TCN) đã giúp truyền bá và mở rộng ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp tới các khu vực Tây Á, Bắc Phi.
=> Đô thị và các nền văn minh cổ đại có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
Vai trò của thương nhân đối với sự phát triển của đô thị châu Âu trung đại:
- Hoạt động buôn bán của thương nhân đưa đến không khí tự do cho các đô thị, góp phần phá vỡ tính chất khép kín của các lãnh địa, tạo ra sự kết nói giữa các vùng, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, đặt cơ sở cho việc thống nhất thị trường trong nước.
- Thúc đẩy sự phát triển văn hóa, khoa học, kĩ thuật tại các đô thị trung đại.
- Là người lãnh đạo hoặc bảo trợ cho những phong trào đấu tranh chống chế độ phong kiến ở Tây Ây thời hậu kì trung đại như Văn hóa Phục hưng, Cải cách tôn giáo,...
=> Giới thương nhân là động lực phát triển của đô thị Châu Âu trung đại
- Giới thiệu về Nguyễn Trãi (1380 – 1420)
+ Nguyễn Trãi là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước luôn đề cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
+ Nguyễn Trãi để lại cho đời những tác phẩm văn học lớn, tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí…
- Giới thiệu về Vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497)+ Vua Lê Thánh Tông lên ngôi năm 1460, đặt niên hiệu là Quang Thuận, năm 1470 đổi niên hiệu là Hồng Đức. 37 năm trị vì của ông là giai đoạn đất nước thịnh vượng về mọi mặt. Ngoài tài trị nước, ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
+ Di sản thơ văn của ông khá đồ sộ với nhiều tác phẩm như Hồng Đức Quốc âm thi tập, Quỳnh uyển cửu ca... Ông lập hội “Tao đàn" (Nhóm các nhà thơ) tạo nên trào lưu văn học cung đình, đánh dấu bước phát triển cao của văn chương đương thời.
- Giới thiệu về Lương Thế Vinh (1441 - 1496)
+ Ông là nhà toán học. Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, do giỏi tính toán nên người ta thường gọi là Trạng Lường.
+ Công trình tiêu biểu của ông là Đại thành tóan pháp. Lương Thế Vinh còn là tác giả của tác phẩm Hi phường phải lục, trong đó mô tả các môn nghệ thuật thời bấy giờ như chèo, tuống, múa rối...
- Giới thiệu về Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV):
+ Ông là nhà sử học thời Lê Sơ. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng đảm nhận các vị trí quan trọng ở Hàn lâm viện.
+ Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.
Những tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí:
*Tác động tích cực:
+ Thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển, mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế Đông - Tây
+ Góp phần khẳng định Trái Đất có dạng hình cầu
+ Đem lại cho con người những hiểu biết về vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới,..
+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
*Tác động tiêu cực:
+ Nảy sinh quá trình biến những vùng đất thành thuộc địa
+ Nảy sinh việc cướp bóc và buôn bán nô lệ
+ Gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân các nước Châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La - tinh
Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 1, các hình 1.7, 1.8, hãy phân tích những tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí.
=>
- Kinh tế : Thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển , mở rộng thị trường buôn bán trên thế giới
- Văn học : đem lại cho loài người những hiểu biết về con đường mới , vùng đất từ đó mở rộng giao lưu văn hóa giữa các Châu Lục
- Xã hội : nạn buôn bán nô lệ và cướp bóc thuộc địa
- Vua chỉ huy quân đội, quan đứng đầu các mường. Kinh đô ban đầu ở Mường Xoa, sau chuyển về Viêng Chăn.
- Cuối thế kỉ XIV, cư dân dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.
- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển nghề thủ công truyền thống, trao đổi buôn bán với các nước láng giềng.
- Đối ngoại: Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với Can-pu-chia và Đại Việt. Kiên quyết chống quân xâm lược (chống Miến Điện năm 1565).
Tham khảo:
* Những thành tựu về văn hóa:
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội.
+ Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, với các tác phẩm tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo (của Nguyễn Trãi)…
+ Văn học chữ Nôm ghi dấu ấn với các tác phẩm: Hồng Đức quốc âm thi tập (của vua Lê Thánh Tông), Quốc âm thi tập (của Nguyễn Trãi)…
- Sử học: có nhiều bộ sử nổi tiếng, như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: các tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:
- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học ở các lộ, phủ.
- Tổ chức nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.