Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật em ấn tượng nhất là nhân vật người bố. Ông có một "đôi bàn chân vất vả" có khi rên lên vì đau mình và cũng có lúc rên lên vì đau chân. Nhưng người bố ấy luôn chăm chỉ tất bật từ khi cỏ đẫm sương sớm đến khi cỏ đẫm sương đêm nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ kêu than một lời. Người bố ấy vẫn luôn cố gắng dành cho con cái của mình những điều tốt nhất. Quên đi đôi chân dãi nắng dầm sương thành bệnh tiếp tục lao động chăm sóc các con của mình.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trịbiểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
nội dung
Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát, miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế, độc đáo của tác giả; và qua đó cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, làng quê của Trần Đăng Khoa
nghệ thuật
- Thể thơ tự do
- Nhịp thơ ngắn, nhanh
- Sử dụng phép nhân hóa
Tác dụng của phép nhân hóa: Gọi tên con vật, cây cối, đồ vật,... bằng từ ngữ với được dùng để gọi hoặc tả người.
- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...)
1, Nội dung:
Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhg tính cách lại kiêu căng, xốc nổi. Hay bày trò trêu ghẹo ng khác. Do trêu cj Cốc mà gây ra cái chết cho Dế Choắt. Từ đó Dế Mèn rút ra đc bài học cho mk: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ rồi cũng rước họa vào thân[ Dế Choắt khuyên Dế Mèn]
2, Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất làm văn bản trở nên tự nhiên, hấp dẫn
- Nghệ thuật miêu tả loài vật có tính cách giống con ng, đặc sắc & phong phú
- Ngôn ngữ chính xác, giàu nét tạo hình
#cố lên#
1. Giá trị nội dung
- Bằng những quan sát tinh tế, sự am hiểu về thế giới loài vật, thông qua đoạn trích, Tô Hoài đã miêu tả chú Dế Mèn có vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng, tràn đầy sức sống của một chú dế mới trưởng thành. Tuy nhiên chú ta lại có tính cách kiêu căng, tự phụ, luôn coi thường khinh khỉnh những người yếu ớt như chú Dế Choắt. Chỉ vì bày trò nghịch dại trêu chị Cốc mà khiến Choắt chết thảm. Qua cái chết và lời khuyên của Dế Choắt, Mèn ta đã vô cùng ân hận và tự rút ra cho mình bài học đường đời đầu tiên.
- Bài học qua câu chuyện của Dế Mèn: Tính kiêu căng, tự phụ, xốc nổi không chỉ tự gây hại cho mình mà còn làm hại những người khác, bởi vậy trong cuộc sống, chúng ta cần khiêm tốn, suy nghĩ thật kĩ càng trước khi làm việc gì đó và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, nhất là những người yếu thế, gặp khó khăn hơn mình.
2. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể: Thứ nhất xưng "tôi", chú Dế Mèn tự kể về câu chuyện của mình khiến lời kể trở nên tự nhiên, chân thực.
- Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, tính cách nhân vật đặc sắc, sinh động.
- Hệ thống ngôn ngữ tự nhiên, giàu chất gợi hình gợi cảm.
Tham khảo
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nơi chôn rau cắt rốn của Gióng là một nơi nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẽ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.