K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2017

b, Thái độ của cô gái được miêu tả qua từ ngữ: mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn, vội quay đi

- Cô gái muốn tặng anh thanh niên chiếc khăn mùi xoa làm kỉ niệm nhưng anh đã từ chối

24 tháng 11 2018

a, Câu "nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy" cụm từ tặc lưỡi.

- Người kể chuyện không nói rõ họa sĩ chưa muốn chia tay mà để người đọc cảm nhận qua hình ảnh

26 tháng 2 2022

1. Từ "chân" dùng theo nghĩa chuyển. Từ "chân ruộng" chỉ một loại ruộng.

2. Từ địa phương trong đoạn trích là: vưỡn. Từ đó tương đương với từ: vẫn.

3. Ông Hai và những người tản cư rất tự hào về con người, quê hương. Họ vừa lao động, vừa chiến đấu.

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (trang 75 SGK Ngữ văn 9, tập 2):- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lười đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (trang 75 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lười đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

1. Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái?

1
22 tháng 10 2019

- "Trời ơi, chỉ còn có năm phút" – Không chỉ thông báo thời gian mà còn cho thấy anh thanh niên gấp gáp, luyến tiếc vì thời gian còn lại ít ỏi

- Cách diễn đạt tình cảm tế nhị, khéo léo bằng câu gián tiếp mang hàm ý

2 tháng 2 2017

Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này! – mang hàm ý

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

a) Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?

1
1 tháng 12 2017

- Đoạn trích trên kể về cuộc chia tay giữa ba nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)Câu...
Đọc tiếp

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu hỏi:

1/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? 2/ đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

3/ Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

4/ Bộ phận in đậm ở câu (1) trong đoạn trích làm thành phần gì trong câu?

5/ Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích.

6/Em hãy nêu ra phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

7/ Hãy nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn trong đoạn trích trên. Qua đó em biết gì về tình cảm của nhà văn với nhân vật?

1
8 tháng 10 2021

1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.

2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.

3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.

4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)

5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.

6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.

+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.

+ phép lặp: từ 'Trương'

+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.    - Tôi sẽ mang về...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

1
17 tháng 6 2017

1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)

3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)

14 tháng 10 2021

Nằm ở phần 1: Gặp gỡ và đính ước (Truyện Kiều - Ngiuyễn Du). Có 23 câu thơ (từ câu 15 - câu 38). Từ Kiều càng sắc sảo mặn mà.....Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân (còn lại tự chép). Qua những câu thơ trên, ta có thể thấy vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của Kiều khiến tạo hóa cũng phải ghen ghét, tài hoa trí tuệ thiên bẩm đủ mùi, tâm hồn đa sầu đa cảm. Tất cả những điều trên đã dự báo trước định mệnh nghiệt ngã và số phận sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh vì bởi "Chứ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau".

14 tháng 10 2021

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Đoạn trích gồm 24 câu thơ

Những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
 Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.

Tham khảo:

Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật Thúy Kiều: Vẻ đẹp cả tài và sắc của Kiều đã đạt tới độ tuyệt mĩ nhưng chính tài sắc ấy đã dự cảm về một tương lai đầy sóng gió và đau khổ của cuộc đời người con gái tài hoa bạc mệnh.