Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Chép ba câu thơ
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Đoạn thơ là hành trành đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
2. Biện pháp phóng đại của cảm hứng lãng mạn đã thổi một nguồn sinh lực lớn vào các hình ảnh, biến cái bình thường thành cái khác thường, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ thú vị. Hai động từ “lái”, “lướt” đã kết nối các hình ảnh thành một không gian vũ trụ đặc biệt: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc thật lớn lao khi nó được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng. Con thuyền chính là con người, con người mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.
3. Yêu cầu:
- Hình thức: đoạn văn khoảng nửa trang giấy
- Nội dung: Suy nghĩ về hình ảnh ngư dân ngày đêm ra khơi bám biển.
- Với biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, trong hai câu đẩu tác giả đã gợi tả không gian, thời gian đoàn thuyền ra khơi đánh cá, vẽ lên một bức tranh hoàng hôn biển rộng lớn, rực rỡ, ấm áp, vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ:
+ Hình ảnh so sánh độc đáo : “Mặt trời…như hòn lửa” → Mặt trời như hòn lửa khổng lồ, đỏ rực đang từ từ chìm vào lòng biển khơi làm rực hồng từ bầu trời đến đáy nước, mang vào lòng biển cả hơi ấm và ánh sáng. Biển vào đêm không tối tăm mà rực rỡ, ấm áp.
+ Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi nhiều liên tưởng thú vị : Vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, những lượn sóng là then cài, màn đêm là cánh cửa. “Sóng …cài then, đêm sập cửa” thiên nhiên đó đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Ở đây, thiên nhiên không xa cách mà gần gũi, mang hơi thở của cuộc sống con người.
- Hai câu sau, với biện pháp đối lập, ẩn dụ, tác giả đã cho thấy khí thế làm ăn tập thể, niềm vui, sự phấn chấn của con người lao động mới
+ Từ “lại” cho thấy sự đối lập : Khi thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu ngày lao động mới của mình → Khí thế, nhiệt tình của người lao động: khẩn trương làm việc, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhịp lao động của con người theo nhịp vận hành của thiên nhiên, tầm vóc con người sánh ngang tầm vũ trụ.
+ Hình ảnh ẩn dụ đầy lãng mạn :“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát khỏe khoắn, âm vang mặt biển hòa vào trong gió, cùng gió khơi lồng lộng làm căng buồm, đẩy thuyền băng băng ra khơi. Câu hát vốn vô hình như cũng tạo ra sức mạnh vật chất hữu hình. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.
Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
- Hình ảnh cánh buồm nhỏ, đơn độc giữa mênh mông sóng nước, cũng giống như tâm trạng của Kiều trong không gian thanh vắng ở hiện tại nghĩ tới tương lai mịt mù của bản thân.
+ Nàng cảm thấy lênh đênh giữa dòng đời, không biết ngày nào mới được trở về với gia đình, đoàn tụ với người thân yêu.
Câu hỏi tu từ: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Những cánh hoa trôi vô định trên mặt nước càng khiến Kiều buồn hơn, nàng nhìn thấy trong đó số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh giữa dòng đời ngang trái.
Kiều lo sợ không biết số phận của mình sẽ trôi dạt, bị vùi lấp ra sao.
Em tham khảo :
Câu 1:
- Thể thơ : 8 chữ
- Nội dung: Cảnh những chiếc ghe đánh cá về làng chài sau một chuyến đi biển.
Câu 2:
- Kiểu câu xét theo mục đích nói: Câu cảm thán ( có ! )
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: Nhân hoá (làm vật vô tri có cảm nhận, hành động riêng của nó như con người): "im bến mỏi", "trở về nằm", "nghe chất muối thấm dần".
- Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Từ đó toát lên tình yêu quê hương mặn nồng "thấm vào từng thớ thịt" của ông.
a. PTBĐ : miêu tả, tự sự,biểu cảm
b, BPTT : so sánh ("mặt trời xuống biển" với "hòn lửa")
`->` Tác dụng : tăng sức gợi hình, gợi cảm để làm cho câu thơ trở nên sinh động và hay hơn đồng thời giúp người đọc hình dung được hình ảnh đẹp đẽ của mặt trời khi xuống biển.
- Câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời là câu thơ trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, diễn tả hình ảnh đẹp đẽ về sức sống của mùa xuân. Màu xanh của cỏ non ngút ngàn tới chân trời, mở ra không gian khoáng đạt, giàu sức sống.
- Câu thơ: Buồn trông nội cỏ rầu rầu.
Nội cỏ “rầu rầu” là hình ảnh “sắc xanh héo úa” mù mịt, nhạt nhòa trải dài từ chân mây tới mặt đất, không còn cái “xanh tận chân trời” như sắc cỏ trong tiết Thanh minh khi Kiều còn trong cảnh đầm ấm.
Màu xanh của sự héo tàn gợi cho Kiều một nỗi nhàm chán ngán, vô vọng vì cuộc sống cô đơn, quạnh quẽ vô vọng vì sống cuộc sống cô quạnh và những chuỗi ngày sống vô vị tẻ nhạt không biết kéo tới bao giờ.