K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2023

Tham Khảo:

Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. Biện pháp tu từ so sánh được thể hiện ở hình ảnh "đàn lợn con". Nhờ có biện pháp này, người đọc có thể hình dung được hình ảnh của những chùm dừa một cách sinh động, chân thực. Những quả dừa sum suê như những đàn lợn con xinh xắn. Còn biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện ở hình ảnh "dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng". Hình ảnh nhân hóa được thể hiện ở các động từ dùng cho con người được gán cho cây dừa. Tác dụng đó là giúp người đọc có thể hình dung được cây dừa như một con người thực sự, có hoạt đông, cử chỉ vô cùng sinh động và chân thực.

10 tháng 8 2023

"Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu": gợi sự phát triển mạnh mẽ của cây dừa đồng thời thể hiện nên sức tỏa khắp nơi của dừa bằng những tàu lá xanh, đẹp của mình.

=> Cách dùng từ nghệ thuật "tỏa" làm câu thơ thêm hay và sâu sắc, độc đáo hơn.

"Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng": nhân hóa hình ảnh những tàu dừa được gió nâng nên giống hành động dang tay của con người, nhân hóa hoạt động dừa cúi nhẹ xuống khi không còn gió cũng là lúc đêm về.

=> BPTT làm gợi sự gần gũi, gắn bó của cây dừa với sắc thái thiên nhiên và người đọc cảm nhận được đó là hình ảnh có hồn, sinh động.

+ "gió" và "trăng" như hai người bạn thân quen hàng ngày của cây dừa và họ là một nhóm bạn luôn đồng hành cùng nhau.

+ động từ "đón", "gọi" gợi giá trị nghệ thuật khi miêu tả dáng vẻ của cây dừa. Từ đó câu thơ thêm giá trị gợi hình gợi cảm, tăng sức diễn đạt hơn hấp dẫn đọc giả.

"Thân dừa bạc phếch tháng năm": gợi tả dáng vẻ thân dừa qua sự nhân hóa thân dừa bạc theo tháng năm.

+ BPTT nhân hóa giúp gợi rõ hình ảnh cây dừa đồng thời đem đến cho người đọc cảm giác gần gũi, sức sống hồ hởi của cây dừa.

=> Truyền tải ý nghĩa dừa cũng có sự già đi như con người.

"Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao": nhân hóa những trái dừa là con của cây dừa làm cho hoạt động sống của một sự vật tưởng như vô tri vô giác, lặng lẽ âm thầm trở nên sinh động, gần gũi với cuộc sống con người hơn.

+ BPTT nhân hóa giúp hình ảnh cây dừa trở nên gần gũi thân thiết, gắn bó với đọc giả qua những dáng vẻ sinh động, tính chất cuộc sống của nó. Từ đó câu thơ giàu chất trữ tình đồng thời giàu sự gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

10 tháng 1 2022

BPTT:nhân hoá 

10 tháng 1 2022

nhân hóa

19 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là biện pháp so sánh: "Như nằm trong giấc mộng" và "Ấm hơn ngọn lửa hồng". Hình ảnh so sánh thứ nhất "Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng" để thể hiện việc anh đang đi vào giấc ngủ và gặp Bác trong mơ. Hình ảnh so sánh thứ hai là "Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng" là tác giả đã so sánh bóng hình của Bác vĩ đại và có hơi ấm hơn ngọn lửa sưởi ấm cho nhân dân VN. So sánh bóng Bác ấm hơn ngọn lửa là tác giả đã muốn thể hiện tình yêu thương ấm áp của Bác dành cho nhân dân VN vĩ đại và bao la vô bờ. Nhờ có Bác soi đường chỉ lối mà Cách mạng VN mới có thể đi đến thắng lợi cuối cùng.

10 tháng 3 2020

1. Biện pháp so sánh: Ngôi sao thức - chẳng bằng mẹ thức vì chúng con

                                   Mẹ - là ngọn gió của con suốt đời.

1. Đọc đoạn thơ sau: Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào, hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh... Biển lặng, đỏ, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những lạt lạc ai đem rắc lên trên... Những cánh buồn ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.a, Phương thức biểu...
Đọc tiếp

1. Đọc đoạn thơ sau: 

Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào, hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh... Biển lặng, đỏ, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những lạt lạc ai đem rắc lên trên... Những cánh buồn ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.

a, Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên

b, Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào

c, Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

d, Khái quát nội dung đoạn văn trên

2. Mùa hạ thường có những cơn mưa rào bất chợt mang lại không khí mát lành cho con người và vạn vật. Hãy tả lại một cơn mưa rào mùa hạ.

 

Giúp mk vs nhé! Mk đang cần gấp

3
12 tháng 4 2020

a, Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên: Miêu tả

b, Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào: so sánh; nhân hóa

c, Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: làm cho bài văn trở nên hay hơn; làm cho cánh buồm trở nên sinh động hơn

d, Khái quát nội dung đoạn văn trên: miêu tả những cánh buồm trên biển rất khác nhau, phụ thuộc vào từng thời điểm

2. Vậy là mùa hè đã về trên thành phố đã về cùng ánh nắng chói chang như rót mật trên đường và những trận mưa rào không báo trước. Mới hôm qua, trận mưa rào đầu tiên từ đầu hè đã tới mang lại cả tươi trẻ cho thành phố.

     Khi ấy, em đang ngồi học bài trước cửa sổ, ngoài phố, ánh nắng trải vàng như rót mật, thời tiết có chút oi ả, thỉnh thoảng mới có làn gió nhẹ thổi qua. Chợt, nắng như nhạt dần, rồi từ trên mái nhà đã nhe tiếng lộp bộp mỗi lúc một to rồi trở nên ào ào như trút nước. Trời thậm chí không tối lắm mà nắng vẫn còn hiện hữu trong không gian nhưng mưa đã xuống từ lúc nào. Đầu tiên là vài tiếng lộp bộp trên mái nhà rồi ngay lập tức là một màn mưa trắng xóa tầm nhìn ào ào như thác đổ. Nhà em đang phơi đồ trên sân thượng chỉ chút nữa là không kịp rút vào, quần áo có bị ướt đôi chút. Người đi đường thì trở tay không kịp, ai có sẵn áo mưa thì dừng lại bên đường mặc áo mưa để đi tiếp, nhưng những người không có thì đành táp vào hiên nhà ai đó để chờ trời tạnh. Không giống như con người, cây cối đưa mình ra hứng lấy những làn nước mưa mát lành, đung đưa trong làn gió, reo vui với vạn vật như là một lời cảm ơn cơn mưa đã cho chúng những làn nước mát. Mưa trút xuống làm dịu hẳn đi không khí oi nóng từ sáng, làm vạn vật và con người đều trở nên dễ chịu hơn. Em đưa tay ra ngoài hứng lấy làn nước mưa, mưa rơi vào lòng bàn tay mát lạnh. Nhưng cơn mưa rào ngắn ngủi đi cũng nhanh và bất ngờ như cách nó đến vậy. Mưa chợt ngớt rất nhanh, đang ào ào, trở về chỉ còn lộp độp và dứt hẳn. Mưa xong để lại trên bầu trời một vầng cầu vồng bảy sắc rất đẹp trong ánh nắng tỏa rạng nơi nơi. Mẹ bảo em lại phơi đồ ra cho khô. Người đi đường đã cất áo mưa, đường phố đông đúc trở lại, những vũng nước đọng lại bên đường cũng dần rút. Thành phố trở lại khô ráo nhanh chóng bởi ánh nắng chói chang như rót mật. Sau cơn mưa, cây cối như xanh tốt hơn nhiều, không khí chỉ còn lại mùi hơi nước mát mẻ dễ chịu, bụi bặm cả thành phố như tan biến sau mưa. Tiếng chim từ đâu bay tới chuyền cành hót ríu rít trên cây, đâu đấy còn nghe cả tiếng ếch kêu trong những cống thoát nước. Em hít một hơi thật sâu để cảm nhận không khí trong lành của thành phố mình sau cơn mưa, thật dễ chịu, thật thoải mái. Em thầm cảm ơn cơn mưa rào đã mang lại cả sự tươi trẻ cho thành phố.

     Cơn mưa rào vừa tạnh, cả thành phố lại trở lại nhịp sống như ban đầu nhưng lại có một sự tươi mới, thanh mát lạ kì, nhìn khoan khoái đẹp đẽ như chùm cầu vồng lộng lẫy sau mưa được tắm nắng vậy.


 

a, Phương thức biểu đạt : tự sự + miêu tả.

b,Biện pháp tu từ so sánh.

c, Tác dụng : Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. '' Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào, hồng rực lên '' được so sánh với '' đàn bướm múa lượn giữa trời xanh'', thể hiện sự tươi đẹp, sinh đọng của hình ảnh những cánh buồm trên biển, đồng thời thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Và '' Những cánh buồn ( cái đề bài hơi sai sai, nên mình sẽ không làm nốt phần phân tích cho hình ảnh này. Nếu đề bài không chính xác, sẽ có hiều lầm.)

d, Nội dung: tả cánh buồm.

2. 

Ông mặt trời tỏa nắng chói chang, làm không khí thật oi ả. Bỗng nhiên mây đen kéo đến, trời nổi giông làm cho lá rụng lả tả, bụi bay mù mịt.

Những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời. Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa. Mưa mau dần lẹt đẹt, xiên xẹo theo gió, hạt mưa rào rào bắn xuống lòng đường trắng xóa. Nước chảy lênh láng, chỉ ít phút đường bây giờ đã toàn là nước. Cành cây nghiêng ngả theo gió, cành to thì sà vào dây điện. Mọi người kéo nhau dạt vào hai bên đường người thì trú lại, người thì mặc áo mưa đi tiếp. Trên vỉa hè mỗi lúc một đông. Mọi người xúm xít vào với nhau để cho người khác trú.

Con đường vẫn có những chiếc xe máy đi qua chắc là họ có bận việc gì thế mới không kịp dừng xe để mặc áo mưa. Mưa mỗi lúc một to, những hạt mưa nhảy nhót trên mái nhà lộp độp, lộp độp. Tia chớp lóe sáng loằng ngoằng trên bầu trời xám xịt. Tiếng sấm rèn vang khiến cho những em bé nép mình vào người mẹ. Trong nhà bỗng tối sầm lại, một cái mùi xa lạ đến khó tả. Con mèo nằm co ro trên giường, thỉnh thoảng meo meo nhìn trời mưa như sợ hãi. Mưa đến đột ngột và tạnh cũng bất ngờ. Mưa đang ào ạt, thưa dần rồi tạnh hẳn.

Sau cơn mưa trời lại sáng. Mặt trời ló ra những tia nắng ấm áp, nhè nhẹ xiên xuống mặt đường. Cỏ cây được tắm gội sạch sẽ. Những chiếc lá sạch bóng, xanh mát như ai vừa chùi. Chim chóc từ đâu bay ra lại hót líu lo. Mọi người ồ ạt xuống lòng đường. Mưa đem lại nước và cái mát dịu cho cây cối, con vật và mọi người để xua đi cái nắng nóng oi ả.

12 tháng 4 2019

So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài. Tóm lại, câu một chỉ giới thiệu hoàn cảnh lao động, câu hai đã miêu tả hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. Tuy sự so sánh này có tính cách thậm xưng nhưng vẫn gây xúc động mạnh cho chúng ta.

12 tháng 4 2019

Biện pháp tu từ:  Phóng Đại, So Sánh
Công việc đồng áng vào ngày mùa phải bận rộn lắm, thế nên mới cày giữa trưa. Và cày giữa trưa, trời nắng hẳn phải cực nhọc lắm. Vì vậy “mồ hôi thánh thót” cũng là điều hiển nhiên thôi. Nhưng mà “thánh thót như mưa ruộng cày” thì đích thị là nói phóng đại rồi. Cái tài của phép phóng đại là người nghe biết mà vẫn nghe, vẫn tin, vẫn đồng cảm vì nó có cơ sở thực tế. Bởi giữa trưa, trời nắng nóng, hẳn phải là thời gian nghỉ ngơi, nhưng đây lại phải cày cho kịp việc. Thế thì đem sự cực nhọc ấy mà nói “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là điều dễ dàng đồng cảm. Chỉ nói như thế may ra mới nói hết được sự vất vả, cực nhọc, lao lực của người nông dân lúc này.

7 tháng 3 2020

tham khảo;

Câu hỏi của nguyenvankhoi196a-Ngữ Văn lớp 9- học toán với onlinemath

7 tháng 3 2020

a,

Lá thấy cành cao //gió đuổi nhau

Ngoài vườn rụng vội chiếc mo cau

Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác

Đàn kiến trường chinh từ buổi nào.

Các cụm từ in đậm là các vế so sánh.

Ở câu đầu tiên có hai phép so sánh (anh đã ngăn cách chúng bởi dấu "//").

-> Nhận xét: Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.

=> Các phép nhân hóa làm sinh động đoạn văn. Làm cho khung cảnh cảm giác trở nên thơ mộng. Những thứ như cây cối, thực vật vô tri vô giác là thế nhưng cũng có những hành động được, vậy mà tác giả làm được đều đó thật là sâu sắc.